CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 51)

4. Những điểm mới của đề tài

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam bắt đầu có một số đề tài quan tâm đến vấn đề mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Ví dụ, Lê Gia Chính (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại Hải Phòng; Phạm Xuân Tuấn (2013); Nguyễn Quang Học (2013) nghiên cứu tại thành phồ Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Các nghiên cứu này cơ bản đã phát hiện ra được một số điểm phù hợp và chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, tuy nhiên các ví dụ minh họa trong các nghiên cứu này chưa nhiều để làm rõ các đặc điểm nổi bật về mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch này. Các nghiên cứu này chủ yếu là phân tích mối quan hệ về mặt lý thuyết giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng mà ít có phân tích sâu về đặc điểm của từng bước thực hiện trong 2 loại quy hoạch. Theo tổng quan tài liệu thì ở Thành Phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hóa chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để đánh giá sự phù giữa 2 loại quy hoạch. Do đó, đề tài này thực hiện nhằm làm rõ được các điểm phù hợp và chưa phù hợp để góp phần cho việc phối hợp giữa 2 loại quy hoạch một cách thống nhất và đồng bộ.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây trên địa bàn thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa.

- Cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa - Thời gian: thu thập số liệu từ 2000 - 2015

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định; cần tập trung vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu, bao gồm bốn vấn đề chính như sau:

- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cam Ranh

- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của thành phố Cam Ranh

- Phân tích, so sánh về sự phù hợp và chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Cam Ranh

- Đánh giá về mức độ phù hợp và chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Cam Ranh

- Giả pháp để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản 2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản

Phương pháp điều tra cơ bản được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện hai loại quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điều tra cơ bản bao gồm:

a. Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:

Việc thu thập các tài liệu, số liệu điều tra phục vụ nhu cầu nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu sẵn có của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thống kê, các phòng ban chuyên môn của thành phố Cam Ranh (phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị…) các tài liệu có trên mạng internet. Các tài liệu, số liệu thu thập bao gồm:

- Tài liệu, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cam Ranh có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;

- Tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng công tác lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Cam Ranh;

- Các quy định của Nhà nước, của thành phố Cam Ranh có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

b. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp được sử dụng để điều tra các thông tin bổ sung, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở Cam Ranh trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra thứ cấp; nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp.

- Phương pháp xử l ý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho nghiên cứu đề tài.

- Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, Bản đồ được xây dựng bằng sử dụng phần mềm như Microstation...

2.4.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích sự thống nhất và chưa thống nhất trong các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; sự phù hợp và chưa phù hợp về nội dung giữa hai loại quy hoạch; sự tác động qua lại giữa hai loại quy hoạch nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan và thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch; xác định được những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch để đề ra phương hướng khắc phục. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu

các nội dung: Đánh giá tổng quan công tác quy hoạch trong và ngoài nước. Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích tác động qua lại và phát hiện sự bất cập giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất và đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành có liên quan để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng.

2.4.4. Phương pháp kế thừa và chọn lọc các tư liệu sẵn có

Phương pháp kế thừa được sử dụng trong việc nghiên cứu tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở trong nước và ngoài nước; đồng thời trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu về công tác lập và thực hiện quy hoạch và các lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.4.5. Phương pháp bản đồ

Sử dụng các bản đồ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để đưa ra các phân tích về mối quan hệ giữa hai loại hình quy hoạch và lồng ghép hai bản đồ quy hoạch lại với nhau bằng phần mềm MicroStation V8 XM để xử lý dò tìm những điểm khác nhau và chồng lấn nhau giữa hai loại hình quy hoạch

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CAM RANH PHỐ CAM RANH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cam Ranh ở phía Nam tỉnh Khánh Hoà, ranh giới thành phố tiếp giáp với :

- Phía Bắc giáp huyện Cam Lâm.

- Phía Nam giáp huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. - Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Khánh Sơn .

- Phía Tây nam giáp huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.

Hình 3.1. Sơ đồ ranh giới thành phố Cam Ranh

(Nguồn: [27])

HUYỆN CAM LÂM

BIỂN

HUYỆN KHÁNH SƠN

VỊNH CAM RANH

Thành phố Cam Ranh ở phía Nam tỉnh Khánh Hoà; có sân bay quốc tế Cam Ranh; nằm dọc theo QL1, QL27B; đường sắt Thống nhất nên rất thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển kinh tế-xã hội với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Thành phố có bờ biển, vịnh dài gần 60 km; có vịnh Cam Ranh với cảng biển Ba Ngòi và cảng quân sự Cam Ranh. Trung tâm thành phố cách TP phố Hồ Chí Minh 350 km về phía Nam, cách thành phố Nha Trang 60 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Lạt 150 km về phía Tây; nằm trong tam giác phát triển Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang. Thành phố có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, công nghiệp; rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học và có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. [24].

Vì vậy Thành phố có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Khánh Hòa và vùng Duyên hải Nam trung bộ, Tây Nguyên.

* Lịch sử quá trình hình thành và phát triển đô thị :

Khu vực vịnh Cam Ranh có quá trình phát triển qua nhiều thời kì: trước 1975 là đặc khu quân cảng, sau giải phóng đến năm 1999, thị trấn Ba Ngòi được lập quy hoạch chung xây dựng và đến năm 2000 thị trấn Ba Ngòi đủ tiêu chuẩn là đô thị loại IV và trên cơ sở các xã còn lại của huyện Cam Ranh, thị xã Cam Ranh được thành lập gồm 9 phường và 18 xã. Năm 2007, theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP, ngày 11/04/2007 về việc “Điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh tỉnh Khánh Hoà”. sau Nghị định này Thị xã Cam Ranh lại tách thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm.[23].

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nhìn chung, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình toàn thành phố chia làm 3 dạng chính như sau :

- Địa hình núi cao: Dạng địa hình này có nhiều núi cao, độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 400 m; có ngọn núi cao gần 900 m. Vùng này chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng.

- Địa hình đồi, núi thấp: Tiếp giáp với vùng núi cao là vùng núi thấp, đồi thoải dần ra biển. Dạng này chiếm diện tích khá lớn. Vùng này chủ yếu là đất trồng cây lâu năm (xoài, điều, dừa, sắn, mía, rừng trồng, vườn rừng).

- Địa hình đồng bằng : Diện tích nhỏ hẹp, phần diện tích này chủ yếu thuộc hạ lưu suối Tà Rục và suối Hành; tập trung chủ yếu ở xã Cam Phước Đông, phường Ba Ngòi và một phần ở xã Cam Thịnh Đông (sông Cạn, suối Tiên). Vùng này chủ yếu trồng lúa, màu, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản. [24].

Dọc bờ biển có những vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch như: vịnh Cam Ranh, biển Cam Lập,.... Ngoài ra xã đảo Cam Bình có một số khu vực có thể phát triển du lịch.

Nhìn chung địa hình TP Cam Ranh khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tổng hợp Nông, Lâm, Ngư nghiệp - Công nghiệp và Du lịch song cũng có không ít khó khăn trong việc khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông - lâm nghiệp do thiếu nguồn nước.

3.1.1.3. Khí hậu

Theo tài liệu phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa thì thành phố Cam Ranh nằm trong tiểu vùng khí hậu 2.3 (Tiểu vùng khí hậu Cam Ranh) của vùng II (Khí hậu vùng

đồng bằng và ven biển xen kẽ đồi, núi thấp), có đặc điểm :

Các vùng đất sản xuất nông nghiệp, dân cư sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh đều nằm ở vùng địa hình cao dưới 200 m, tương đối bằng phẳng, xen kẽ gò đồi. Lớp phủ thực vật chủ yếu là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả lâu năm, rừng trồng và cây phân tán.

- Nhiệt độ: đặc trưng cơ bản của tiểu vùng khí hậu này là nền nhiệt độ cao và lượng mưa thấp nhất tỉnh, gió Tây khô nóng dưới 15 ngày/năm. Biên độ nhiệt độ hàng tháng dao động 6 - 8 0C.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.100 - 1.300 mm.

- Lượng bốc hơi khả năng trên dưới 1.587 mm, bốc hơi thực tế 848 mm. Cam Ranh là vùng khô hạn, nóng nhất của tỉnh Khánh Hoà.

- Chế độ gió, bão: Hướng gió chính là gió Đông bắc và gió Tây nam, tốc độ gió trung bình 2,7 m/s, có gió khá mạnh, nhất là vào mùa khô. Vì vậy trên đất canh tác nông nghiệp và vùng ven biển cần trồng các băng rừng chắn gió. Bão ít xảy ra, khoảng 5 năm mới có một lần nhưng bão không lớn (dưới cấp 10). [24].

3.1.1.4. Thuỷ văn

a. Hệ thống sông ngòi

Hệ thống sông, suối ở thành phố Cam Ranh không nhiều, phân bố khá đều về không gian nhưng phần lớn các suối có lưu vực nhỏ, hẹp và ngắn, vùng đầu nguồn chủ yếu là rừng thưa, rừng nghèo, đất trống đồi trọc nên nguồn nước không được phong phú. Nhiều suối nhỏ, mùa khô không có nước. Các sông, suối chính gồm có:

+ Suối Hành: có chiều dài 19 km, diện tích lưu vực 185 km2. Trên suối này đã xây dựng hồ chứa nước suối Hành với công suất tưới TK 950 ha/340 ha tưới thực tế.

+ Sông Cạn: có chiều dài 10 km, diện tích lưu vực 79 km2. Trên suối này dự kiến xây dựng hồ chứa nước Sông Cạn với công suất tưới TK 250 ha; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp.

+ Suối Tà Rục: có chiều dài 23 km, diện tích lưu vực 173 km2. Trên suối này đang xây dựng hồ chứa nước Tà Rục với công suất tưới TK 1.750 ha; cấp nước sinh hoạt, công nghiệp.

Trên các suối của thành phố đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi (đập dâng,

hồ chứa nước) như hồ Suối Hành, đập Giỏ Tá, hồ số 8 (Cam Phúc Bắc), ... để khai

thác nguồn nước tưới cho cây trồng (chủ yếu là lúa), cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất CN –TTCN, ... [24].

b. Thuỷ triều

Thuỷ triều ở biển Cam Ranh mang tính chất nhật triều không đều. Biển Cam Ranh có thuỷ triều thấp, biên độ dao động từ 2-2,50 m. Dọc theo bờ biển, vịnh Cam Ranh chủ yếu là đất cát, bãi cát, đồi thấp nên ít bị ảnh hưởng của sóng và thuỷ triều. Một số vùng đất ven biển đã được khai thác làm hồ nuôi tôm, sản xuất muối; khả năng xâm nhập mặn không lớn nên ít ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp. [24].

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo kết quả dự án điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà, tỷ lệ 1/100.000 do Phân viện QH & TKNN Miền trung-Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 2005; toàn thành phố có 6 nhóm đất/ 12 loại đất như sau (không kể nhóm đất không điều tra: đất quốc phòng, đất sông suối, mặt nước

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các nhóm đất, loại đất trên địa bàn thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Tên đất hiệu Ký Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 Tổng diện tích tự nhiên 32.701,24 100 I. Bãi cát, cồn cát và đất cát biển C 114 0,35 1. Đất cát biển C 114 0,35 II. Nhóm đất mặn M 1.711 5,23 1. Đất mặn nhiều Mn 142 0,43 2. Đất mặn ít và trung bình Mi 1.569 4,80 III. Nhóm đất phù sa P 1.144 3,50

4. Đất phù sa không được bồi P 143 0,44

5. Đất phù sa glây Pg 612 1,87

6. Đất phù sa ngòi suối Py 389 1,19

IV. Nhóm đất xám X 2.062 6,31

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố cam ranh tỉnh khánh hòa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)