Phương pháp thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.4. Phương pháp thang đo

Sử dụng phương pháp thang đo Likert thường sử dụng để hỏi những câu hỏi

nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân thực hiện công tác giao dịch bảo đảm

bằng quyền sử dụng đất tại một số xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh.

- Mức đánh giá bằng số điểm của các câu trả lời thu được có thang điểm từ 1 -

5, trong đó: 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Không có ý kiến. 4. Hài lòng. 5. Rất hài lòng. 2.3.5. Phương pháp so sánh

So sánh ý kiến, nhận thức, hiểu biết về công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền

sử dụng đất tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị của các đối tượng điều tra (người

dân, tổ chức tín dụng và cán bộ Chi nhánh văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Linh là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, cách Thành phố Đông Hà 30km. Được giới hạn trong toạ độ địa lý ở vào khoảng 16053’ đến 17010’ Vĩ độ

Bắc, 106042’đến 107007’Kinh độ Đông.

Huyện Vĩnh Linh có ranh giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá.

Phía Nam giáp huyện Gio Linh. Phía Đông giáp Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên: 61.915,81 ha.

Hình 3.1. Đơn vị hành chính các xã của huyện Vĩnh Linh

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu tỉnh Quảng Trị)

Huyện Vĩnh Linh có vị trí trên Quốc lộ 1A cách Hà Nội 552 Km về Bắc, với vị

trí và các mối quan hệ lãnh thổ như trên là điều kiện rất thuận lợi cho Vĩnh Linh giao

huyện cũng như ngoài tỉnh. Tuy nhiên với nền sản xuất chưa thực sự phát triển, chưa phong phú và đa dạng ngành nghề, nghèo đặc sản, ít dịch vụ. Để phát triển Vĩnh Linh thành một đô thị sầm uất cần nhanh chóng hình thành những trung tâm dịch vụ thương

mại, tạo ra kết cấu hạ tầng tốt, mở rộng thị trường trao đổi, lưu thông hàng hoá, dịch

vụ, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng các địa phương.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Vĩnh Linh có hình lòng máng dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam. Từ điểm cực Tây là Động Châu, cao 1.250m với những dãy núi kế tiếp lô nhô đến trung

và hạ lưu sông Sa Lung bằng phẳng và thấp trũng, rồi nhô cao phía Đông bằng các

thoải của Macma Bazan và cồn cát trắng. Vùng trung và hạ lưu sông Sa Lung quá thấp

trũng nên nước mặn vào sâu trong đất liền, lại là nơi tập trung các dòng chảy lớn khi mùa mưa lũ nên việc chống nhiễm mặn nguồn nước, nhiễm mặn ruộng đất và xây dựng các công trình giao thông, điện, thông tin liên lạc, kho tàng, nhà ở vượt lũ... cần

có mức chi phí cao hơn mức chi phí bình quân. Vùng núi cao phía Tây với độ chia cắt sâu, độ dốc lớn đã làm cho xã Vĩnh Ô trở thành vùng xa xôi hẻo lánh.

3.1.1.3. Khí hậu

- Có 2 mùa rõ rệt:

+ Từ tháng 9 đến tháng 3 là mùa mưa và lạnh, lượng mưa từ 1.200mm đến 4.000mm, biên độ từ 8o đến 30oc, vận tốc gió bình quân từ 6.5 đến 7.8m/s. Khi có

trung tâm bão lớn đi qua có thể lên đến 42 m/s .

+ Từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa khô và nóng, tổng lượng mưa từ 200 đến 700

mm, nhiệt độ từ 18ođến 39oc, vận tốc gió từ 6 đến 8m/s.

- Nhiệt độ trung bình năm là 24.9oc lượng mưa 2.608mm độ ẩm 80.8%. Đặc trưng nổi bật là tính thất thường, tính khác biệt đối nghịch nhau giữa 2 mùa.

- Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng có nhiều hiện tượng thời tiết đặc

biệt, trong đó đáng chú ý là thiên tai liên tục xảy ra như bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây lũ lụt; gió mùa Tây Nam khô nóng gây hạn hán ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống con người.

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông ngòi huyện Vĩnh Linh tương đối đơn giản, có hệ thống sông

chính là sông Bến Hải - sông Sa Lung và sông Hồ Xá.

Sông Bến Hải nằm ở phía nam huyện là ranh giới giữa huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đổ ra biển tại Cửa Tùng có diện tích lưu vực 963 km2.

Sông Sa Lung là một nhánh cấp 1 của sông Bến Hải chảy qua trung tâm huyện,

chia diện tích đất canh tác của huyện ra làm 2 vùng: Bắc và nam sông Sa Lung.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất.

Vĩnh Linh nằm trên nền địa chất có đủ 3 nhóm đá chính (Mắc ma, Mắc ma biến

chất và trầm tích), qua quá trình phong hoá và bồi tụ đã hình thành nhiều loại đất với

tính chất và tiềm năng khác nhau:

- Đất đỏ vàng trên đất sét và đá biến chất với tổng diện tích 27.839ha, phần lớn

nằm trong vùng núi từ đường Hồ Chí Minh đến hết địa giới phía Tây gồm các xã Vĩnh

Ô, Vĩnh Hà và một phần xã Vĩnh Khê. Đây là vùng địa hình đồi núi, độ cao tuyệt đối

trung bình 500m, độ dốc từ cấp IV đến cấp V, độ chia cắt ngang từ 1,2 - 1,5km, chia cắt sâu từ 150-200m.

- Đất vàng nhạt trên đá cát với tổng diện tích 9.666 ha xen lẫn với 2.920 ha đất

phong hoá trên phù sa cổ. Phần đất này phân bố tập trung từ đường sắt đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông lan rộng lên phía Bắc Nông trường Quyết Thắng và một phần

phía Tây xã Vĩnh Chấp.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm và phù sa Glây với tổng diện tích 3.310

ha phân bố tập trung ở đồng bằng Lâm - Sơn - Thủy - Long - Nam - Hoà - Thành -

Giang, đây là loại đất được thuần với cây lúa từ lâu đời. Với hệ thống thuỷ nông đang

từng bước được hoàn thiện, việc tổ chức sản xuất được củng cố, định hướng cho vùng

đã rõ ràng và ổn định.

- Đất nâu đỏ trên đá Bazan với tổng diện tích 5.300 ha. Từ trước đến nay vẫn

khẳng định đây là loại đất tốt nhất của Vĩnh Linh, loại đất này rất hiệu quả cho cây

công nghiệp ngắn ngày và dài ngày...

- Đất cồn cát trắng vàng và cát biển với tổng diện tích 6.470 ha. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển các mô hình trồng lạc, dưa, phi lao trên vùng cát ở các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Thái và các mô hình trồng rau, cây ăn quả, cây keo tai tượng, keo lai...

b. Tài nguyên nước.

Hệ thống hồ chứa nước với dung tích khoảng 75 triệu m3, những năm bình

thường lượng mưa trên 2.700mm, lượng nước đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp

bằng hệ thống tự chảy. Nước cho sản xuất và sinh hoạt ở vùng gò đồi những năm bình

thường và nhu cầu nước cho cả huyện những năm hạn nặng (các hồ chứa không đầy)

- Nguồn nước ngọt Sa Lung sông Bến Hải, chỉ tính ở 2 nguồn chính là Rào

Quang và Rào Trường từ tháng 1 đến tháng 5 lưu lượng nước ở đây là 1.500 lít/giây.

Đây là nguồn nước mặt lớn và ổn định, một trong những tiềm năng chủ yếu cho giai đoạn 2006 - 2020.

- Nguồn nước mặt ở các hồ tự nhiên như ở Thuỷ Tú, Thuỷ Trung, Ô Sầm... chưa kể nguồn thuỷ sinh bổ sung, dung tích tĩnh ở các hồ cộng lại đã có khoảng 8 triệu

m3nước. Các hồ này đã nằm gần lưới điện nên việc khai thác đã là một yếu tố khả thi

cho vùng gò đồi.

- Nguồn nước ngầm mạch nông là toàn bộ các mội, mạch tự nhiên, giếng khơi,

giếng khoan sâu khoảng 50m.

- Nguồn nước ngầm mạch sâu: Theo báo cáo kỹ thuật của công ty khai thác nước ngầm đã khảo sát trong vùng từ đường Hồ Chí Minh nhánh đông đến bờ biển đều có tầng nước ngầm kỷ thứ tư ở độ sâu từ 30 - 40km.

c. Tài nguyên rừng.

Hiện nay cơ cấu vị trí, ý nghĩa các loại lâm sản có sự thay đổi về cơ bản, gỗ

rừng tự nhiên phải ngừng khai thác, chỉ còn chủ yếu là lâm sản trồng như: gỗ củi, nhựa

thông... và phụ phẩm rừng tự nhiên (các loại mây song, bông đót, đe chang, dược

liệu... ). Tuy vậy, nếu tổ chức khai thác và chế biến hợp lý vẫn có những sản phẩm

hàng hoá có giá trị cao, sản lượng lớn như chổi đót, mặt mây, mộc mỹ nghệ...

d. Tài nguyên biển.

Vĩnh Linh có bờ biển dài khoảng 25 km, tài nguyên biển khá phong phú. Từ tháng 6 đến tháng 10 các loài thuỷ hải sản thường tập trung gần bờ, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau di chuyển ra vùng sâu nhưng mức độ di cư không xa, đáng chú ý là cá, tôm, mực, ốc.

e. Tài nguyên khoáng sản.

Đá, cát sạn, đất sét là những loại khoáng sản thông dụng có ở nhiều nơi, trữ lượng tương đối nhiều, đặc biệt là đá Bazan và đá Granit, nhưng đều có nhược điểm

chung là nằm dưới tầng nước ngầm hoặc tầng che phủ dày. Cát sạn có lẫn nhiều tạp

chất nên hạn chế quy mô khai thác, trong những năm qua việc khai thác cát sạn chỉ

mới đảm bảo cho nhu cầu tại chỗ phục vụ cho các công trình phổ thông.

Các loại khoáng sản khác bao gồm: Vàng Sa khoáng có ở các xã miền núi,

quặng titan có ở vùng cát ven biển (zeccom, Imenhit, ru tin). Hiện nay đã và đang khai

f. Tài nguyên nhân văn.

Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng là vùng đất lịch sử cách mạng nổi

tiếng, có truyền thống yêu nước. Trải qua những giai đoạn khốc liệt của các cuộc chiến tranh, người dân Vĩnh Linh đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh bất khuất, kiên trung

vượt qua gian khó; Qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã để lại những di

tích lịch sử được Nhà nước công nhận, như: Khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Bến đò B Tùng Luật, Khe Hó...

3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 là 335.600 triệu đồng, năm 2016 là 542.700 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 10,1%; năm 2018 là 1.111.390 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 15,4%, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng so sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế từ 2014 -2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2013) 1.795.059 2.233.189 2.173.551 2.262.059 2.460.813 - Nông-Lâm-Thuỷ sản 1.131.994 1.249.204 1.143.416 1.184.918 1.260.865 - Công nghiệp 121.765 138.485 153.375 166.965 170.135 - Thương mại - Dịch vụ 541.300 845.500 876.760 910.176 1.029.813

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh, 2018)

Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy nền kinh tế Vĩnh Linh đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đã được xác định đúng phương hướng, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nông - lâm - thủy sản, công

nghiệp, thương mại dịch vụ qua các năm từ 2014 - 2018.

a. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá hiện hành) giai đoạn 2014 - 2018 như sau:

Bảng 3.2. Bảng so sánh giá trị khu vực kinh tế nông nghiệp Chỉ tiêu 2014 (Tr.đồng) 2015 (Tr.đồng) 2016 (Tr.đồng) 2017 (Tr.đồng) 2018 (Tr.đồng) 1. Nông nghiệp 924.408 1.324.350 1.239.428 1.184.222 1.207.189 - Trồng trọt 661.005 893.377 887.096 767.639 759.311 - Chăn nuôi 232.172 362.378 298.325 359.172 379.343 - Dịch vụ 31.231 68.595 54.007 57.411 68.535 2. Lâm nghiệp 63.015 130.243 96.026 141.400 110.470 - Trồng và nuôi rừng 15.837 25.836 22.926 24.651 22.411 - Khai thác rừng và lâm sản 45.033 94.121 68.625 107.817 74.970 - Dịch vụ và lâm nghiệp khác 2.145 10.286 4.295 8.932 13.089 3. Thuỷ sản 144.571 219.688 173.480 262.342 336.555 - Nuôi trồng 89.798 146.900 91.020 169.388 230.537 - Khai thác 54.773 72.788 82.460 92.945 106.018

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh, 2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá trị sản xuất qua các năm của khu vực kinh tế

nông nghiệp tăng trưởng bền vững.

* Ngành nông nghiệp

Sản lượng cây công nghiệp như cao su không ổn định với 6.551 tấn năm 2014, 7.505 tấn năm 2015, năm 2016 là 7.415 tấn; năm 2017 là 5.733,8 tấn, năm 2018 là 6.578 tấn, nguyên nhân năm 2017 giảm sản lượng do cuối năm 2016, một số diện tích

bị bão làm gảy đổ, đến năm 2018 sản lượng tăng lên vì một số diện tích trồng mới được đưa vào khai thác và phục hồi diện tích cao su bị gãy đổ.

Cây hồ tiêu là một thế mạnh trong sản xuất hàng hóa của vùng Đông Vĩnh Linh, năm 2014 là 840,8 tấn, tăng trưởng mạnh qua các năm và đến năm 2018 đạt 1.213 tấn tiêu khô, phục vụ cho sinh hoạt và xuất khẩu qua các nước Châu Âu, Châu Á và Mỹ.

Sản lượng cây lương thực có hạt chủ yếu năm 2014 là 31.753,2 tấn và năm

2018 là 34.481,1 tấn; năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha năm 2014 và 49,55 tạ/ha năm 2018; sản lượng lương thực bình quân đầu người là 374kg/người năm 2014 và năm 2018 là

Bên cạnh đó, một số loại cây lấy bột như sắn, khoai có năng suất, sản lượng tăng đáng kể, sản lượng khoai lang năm 2013 đạt 4.044,30 tấn, năm 2017 là 3.803 tấn;

sản lượng sắn năm 2013 là 17.712,4 tấn, năm 2017 là 24.691 tấn.

Chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng tốt qua các năm, đàn trâu bò năm 2017 đạt

4.455 con trâu và 10.315 con bò; đàn lợn đạt 44.879 con. Lượng gia cầm năm 2017 có

tổng đàn là 411.000 con. * Ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của vùng Tây Vĩnh Linh, với diện

tích chiếm 54 % tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ,

trồng rừng được quan tâm đặc biệt, sản lượng gỗ được khai thác từ rừng trồng sản xuất tăng ổn định qua các năm, năm 2013 là 35.010 m3, đến năm 2017 sản lượng gỗ là 63.000 m3.

* Ngành thuỷ sản

Sản lượng thủy sản tăng qua các năm qua các hình thức nuôi trồng và khai thác tự nhiên.Năm 2017 sản lượng khai thác đạt 2.668 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 2.280

tấn. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2013 là 144,57 tỷ, năm 2017 đạt 336,55 tỷ.

* Thiệt hại do bão, lũ gây ra:

Do ảnh hưởng của bão, lũ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 05 người bị thương;

1.390 ngôi nhà bị hư hỏng; 13 điểm trường, 2 cơ sở y tế, 60 công trình văn hoá, nhiều tuyến đường sá, cầu cống, kênh mương, ... bị hư hại; trên 500 ha diện tích hoa màu, 2.346 ha cây cao su, 290 ha cây hồ tiêu bị thiệt hại; 912 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng mức

thiệt hại toàn huyện do bão lũ, lóc xoáy gây ra gần 453,075 tỷ đồng.

* Sự cố ô nhiễm môi trường biển:

Trong năm 2017, huyện đã tiến hành chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng do sự

cố môi trường biển với tổng số kinh phí khoảng 164 tỷ đồng. Đồng thời tiến hành rà soát

đợt cuối các đối tượng bị ảnh hưởng tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim, Vĩnh

Giang, Vĩnh Thành, Vĩnh Tân, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thái, TT Cửa Tùng để đề nghị tỉnh cấp

kinh phí với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.

b. Công nghiệp, xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 là 121.76 tỷ, năm 2018 là 230,94 tỷ; số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể năm 2014 là 929 cơ sở, tăng đều qua các năm đến năm 2018 là 993 cơ sở.

Các cơ sở công nghiệp - TTCN phân bố rộng khắp từ miền biển đến miền núi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)