Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 53 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 là 335.600 triệu đồng, năm 2016 là 542.700 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 10,1%; năm 2018 là 1.111.390 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 15,4%, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng so sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế từ 2014 -2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2013) 1.795.059 2.233.189 2.173.551 2.262.059 2.460.813 - Nông-Lâm-Thuỷ sản 1.131.994 1.249.204 1.143.416 1.184.918 1.260.865 - Công nghiệp 121.765 138.485 153.375 166.965 170.135 - Thương mại - Dịch vụ 541.300 845.500 876.760 910.176 1.029.813

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh, 2018)

Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy nền kinh tế Vĩnh Linh đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đã được xác định đúng phương hướng, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nông - lâm - thủy sản, công

nghiệp, thương mại dịch vụ qua các năm từ 2014 - 2018.

a. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá hiện hành) giai đoạn 2014 - 2018 như sau:

Bảng 3.2. Bảng so sánh giá trị khu vực kinh tế nông nghiệp Chỉ tiêu 2014 (Tr.đồng) 2015 (Tr.đồng) 2016 (Tr.đồng) 2017 (Tr.đồng) 2018 (Tr.đồng) 1. Nông nghiệp 924.408 1.324.350 1.239.428 1.184.222 1.207.189 - Trồng trọt 661.005 893.377 887.096 767.639 759.311 - Chăn nuôi 232.172 362.378 298.325 359.172 379.343 - Dịch vụ 31.231 68.595 54.007 57.411 68.535 2. Lâm nghiệp 63.015 130.243 96.026 141.400 110.470 - Trồng và nuôi rừng 15.837 25.836 22.926 24.651 22.411 - Khai thác rừng và lâm sản 45.033 94.121 68.625 107.817 74.970 - Dịch vụ và lâm nghiệp khác 2.145 10.286 4.295 8.932 13.089 3. Thuỷ sản 144.571 219.688 173.480 262.342 336.555 - Nuôi trồng 89.798 146.900 91.020 169.388 230.537 - Khai thác 54.773 72.788 82.460 92.945 106.018

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh, 2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá trị sản xuất qua các năm của khu vực kinh tế

nông nghiệp tăng trưởng bền vững.

* Ngành nông nghiệp

Sản lượng cây công nghiệp như cao su không ổn định với 6.551 tấn năm 2014, 7.505 tấn năm 2015, năm 2016 là 7.415 tấn; năm 2017 là 5.733,8 tấn, năm 2018 là 6.578 tấn, nguyên nhân năm 2017 giảm sản lượng do cuối năm 2016, một số diện tích

bị bão làm gảy đổ, đến năm 2018 sản lượng tăng lên vì một số diện tích trồng mới được đưa vào khai thác và phục hồi diện tích cao su bị gãy đổ.

Cây hồ tiêu là một thế mạnh trong sản xuất hàng hóa của vùng Đông Vĩnh Linh, năm 2014 là 840,8 tấn, tăng trưởng mạnh qua các năm và đến năm 2018 đạt 1.213 tấn tiêu khô, phục vụ cho sinh hoạt và xuất khẩu qua các nước Châu Âu, Châu Á và Mỹ.

Sản lượng cây lương thực có hạt chủ yếu năm 2014 là 31.753,2 tấn và năm

2018 là 34.481,1 tấn; năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha năm 2014 và 49,55 tạ/ha năm 2018; sản lượng lương thực bình quân đầu người là 374kg/người năm 2014 và năm 2018 là

Bên cạnh đó, một số loại cây lấy bột như sắn, khoai có năng suất, sản lượng tăng đáng kể, sản lượng khoai lang năm 2013 đạt 4.044,30 tấn, năm 2017 là 3.803 tấn;

sản lượng sắn năm 2013 là 17.712,4 tấn, năm 2017 là 24.691 tấn.

Chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng tốt qua các năm, đàn trâu bò năm 2017 đạt

4.455 con trâu và 10.315 con bò; đàn lợn đạt 44.879 con. Lượng gia cầm năm 2017 có

tổng đàn là 411.000 con. * Ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của vùng Tây Vĩnh Linh, với diện

tích chiếm 54 % tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ,

trồng rừng được quan tâm đặc biệt, sản lượng gỗ được khai thác từ rừng trồng sản xuất tăng ổn định qua các năm, năm 2013 là 35.010 m3, đến năm 2017 sản lượng gỗ là 63.000 m3.

* Ngành thuỷ sản

Sản lượng thủy sản tăng qua các năm qua các hình thức nuôi trồng và khai thác tự nhiên.Năm 2017 sản lượng khai thác đạt 2.668 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 2.280

tấn. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2013 là 144,57 tỷ, năm 2017 đạt 336,55 tỷ.

* Thiệt hại do bão, lũ gây ra:

Do ảnh hưởng của bão, lũ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 05 người bị thương;

1.390 ngôi nhà bị hư hỏng; 13 điểm trường, 2 cơ sở y tế, 60 công trình văn hoá, nhiều tuyến đường sá, cầu cống, kênh mương, ... bị hư hại; trên 500 ha diện tích hoa màu, 2.346 ha cây cao su, 290 ha cây hồ tiêu bị thiệt hại; 912 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng mức

thiệt hại toàn huyện do bão lũ, lóc xoáy gây ra gần 453,075 tỷ đồng.

* Sự cố ô nhiễm môi trường biển:

Trong năm 2017, huyện đã tiến hành chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng do sự

cố môi trường biển với tổng số kinh phí khoảng 164 tỷ đồng. Đồng thời tiến hành rà soát

đợt cuối các đối tượng bị ảnh hưởng tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim, Vĩnh

Giang, Vĩnh Thành, Vĩnh Tân, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thái, TT Cửa Tùng để đề nghị tỉnh cấp

kinh phí với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.

b. Công nghiệp, xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 là 121.76 tỷ, năm 2018 là 230,94 tỷ; số cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể năm 2014 là 929 cơ sở, tăng đều qua các năm đến năm 2018 là 993 cơ sở.

Các cơ sở công nghiệp - TTCN phân bố rộng khắp từ miền biển đến miền núi,

bám sát nhu cầu tại chỗ của từng địa phương, tuy nhiên sức cạnh tranh từng cơ sở chưa

c. Thương mại - dịch vụ

- Các cụm, điểm và trục thương mại dịch vụ hình thành chủ yếu tập trung theo

một trục Tây Bắc - Đông Nam từ thị trấn Bến Quan qua thị trấn Hồ Xá đến Cửa Tùng.

Ở đó tập trung 6 chợ rõ nét nhất trong 10 chợ của toàn huyện với đủ các loại hình

thương mại nhà nước, đại lý và tư thương cùng với nhiều ngành nghề dịch vụ phong phú và đa dạng.

- Riêng mô hình dịch vụ tắm biển, nghỉ mát, du lịch Cửa Tùng - Vịnh Mốc đã thể hiện những đặc trưng riêng có và tồn tại bền vững nhờ có tiếng vang từ rất sớm và

đến nay vẫn giữ được cảnh quan địa lý, môi trường trong sạch và sản vật phong phú nhưng còn thiếu một cấu trúc dịch vụ khép kín.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Về dân số: Bảng 3.3. Bảng so sánh dân số từ năm 2013 - 2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Dân số trung bình Người 84.918 85.303 85.950 86.600 86.984 2. Phân theo giới tính

- Nam " 42.432 42.224 42.648 42.725 42.906 - Nữ " 42.468 43.079 43.302 43.875 44.078 3. Phân theo khu vực

- Thành thị " 21.222 21.240 21.668 21.770 21.785 - Nông thôn " 63.696 64.063 64.282 64.830 65.199 4. Mật độ dân số Ng/Km2 137,15 137,77 139,49 140,54 140,48 5. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,77 1,09 0,98 0,84 0,82

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Linh, 2018)

Nhìn vào biểu số liệu cho thấy, tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm

dần thể hiện việc thực hiện tốt các chính sách, biện pháp kế hoạch hoá dân số; mức

chênh lệch nam nữ không đáng kể; cơ cấu theo khu vực thành thị và nông thôn theo tổ

chức hành chính, thực chất sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn không rõ nét. Tình hình tăng giảm cơ học diễn ra ở tốc độ cao, đồng thời có sự di chuyển dân số nội

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2018 là 38.143, chiếm 43,85% dân số.

Tình hình việc làm: Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm giai đoạn

2014 - 2018 là 1.000 - 1.300 người. Trong đó, số người lao động có việc làm ổn định

là 500 - 600 người.

Mức sống dân cư: Nhờ sự phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua, mức

sống dân cư ngày càng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên

qua các năm, năm 2013 là 17,3 triệu đồng, đến năm 2017 là 50 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.4. Về giáo dục, văn hóa, y tế a. Giáo dục - đào tạo

Chất lượng giáo dục đào tạo chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ

giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ngày một nâng cao. Các chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo đã được thực

hiện có hiệu quả. Các chế độ chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với học sinh nghèo, học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện tốt.

Hệ thống trường lớp đã được kiên cố hoá, cao tầng hoá, thiết bị dạy và học về cơ bản được đảm bảo. Các dự án, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học của Chính

phủ... đã đáp ứng được nhu cầu phòng học cho các cấp học, xoá được phòng học tranh

tre, chấm dứt tình trạng học ca ba.

b. Văn hoá

Tính đến nay, huyện đã có 187 làng, bản, khóm phố và 100% cơ quan, trường

học được công nhận văn hóa, nhiều đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hóa xuất sắc cấp

tỉnh. Toàn huyện có 167 di tích lịch sử, đã được công nhận và phân cấp bảo vệ, tôn

tạo, trên 90% thôn, bản, khóm phố có nhà văn hóa, 101 cổng chào, 165 sân luyện tập, thi đấu thể thao. Công tác thư viện, bảo tàng ở huyện được duy trì và hoạt động có

hiệu quả.

Vĩnh Linh là mảnh đất có truyền thống cách mạng trong cuộc đấu tranh giải

phóng dân tộc, có các di tích lịch sử quan trọng như: Địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, chiến khu Thuỷ Ba

c. Y tế

Tính đến cuối năm 2015 Bệnh viện đa khoa huyện đã được đầu tư xây dựng cơ

bản, với quy mô 200 giường bệnh, trang thiết bị tiên tiến như máy siêu âm bốn chiều,

máy mổ nội soi, máy xét nghiệm máu nhiều thông số...có chất lượng cơ bản phục vụ

Trạm Y tế 19 xã, 03 thị trấn được xây dựng khá kiên cố cơ bản có đủ phòng chức năng theo 10 chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2010 -2020, một số Trạm Y tế được xây dựng từ 02 tầng trở lên ngoài hoạt động chăm sóc sức khoẻ còn là nơi phòng tránh thiên tai của nhân dân như trạm y tế Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Kim, Vĩnh Hoà. Trang thiết bị được đầu tư cơ bản đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế giai đoạn 2010-2020, có trạm được hỗ trợ máy siêu âm, máy điện tim như Vĩnh Sơn, Thị trấn Bến Quan, 100%

Trạm Y tế có điện thoại, máy vi tính và nối mạng hoạt động.

3.1.4.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Thực trạng phát triển giao thông.

Hệ thống giao thông huyện Vĩnh Linh phong phú và đa dạng, bao gồm tuyến đường sắt đi qua huyện dài 18 km với 2 ga Sa Lung và Tiên An; đường sông dài 37,4 km từ Cửa Tùng lên thị trấn Bến Quan và hệ thống đường bộ dày đặc, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh phía Tây Nam đi qua thị trấn Bến Quan; quốc lộ 1A đi qua trung

tâm huyện. Hệ thống giao thông được quy hoạch tương đối hợp lý và sử dụng hiệu quả

cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó:

- Hệ thống quốc lộ có 2 tuyến đều theo hướng Bắc Nam.

- Hệ thống tỉnh lộ: Có 4 tuyến đường với tổng chiều dài 80,4 km.

- Hệ thống đường nội thị, đường liên xã dày đặc có tổng chiều dài 725 km.

b. Thực trạng phát triển thuỷ lợi và nước sinh hoạt.

* Thuỷ lợi:

Hệ thống thuỷ lợi trung thuỷ nông đã có đập La Ngà với sức chứa 36 triệu m3, Bàu Nhum 6 triệu m3, Bảo Đài 25,5 triệu m3, Sa Lung và 60 hồ chứa nước nhỏ, tổng

dung tích toàn bộ 75 triệu m3 cùng với 2 trạm bơm hồi Quy Châu Thị 1.600m3/h, Tiên Lai 800m3/h. Hệ thống kênh mương đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu; kênh chính

dài 33.533 m, đã kiên cố hoá 25.263 m; kênh tiêu gồm 2 trục chính Lâm, Thuỷ và Long, Chấp dài 15.000 m (chưa kiên cố hoá). Như vậy, với năng lực hiện tại trong những năm

bình thường có thể tưới cho 4.000 ha lúa Đông xuân và 2.900 ha lúa Hè thu. * Nước sinh hoạt:

Hồ Xá là nơi có hệ thống nước máy từ rất sớm, tuy nhiên tình hình cấp nước đang nhỏ và yếu. Từ năm 1997, Hồ Xá được đầu tư công trình cấp nước giai đoạn 1 với dung lượng 2.000m3ngày đêm, nên tình hình cấp nước được cải thiện. Năm 2001

Xí nghiệp nước Vĩnh Linh đầu tư 13 tỷ nâng cấp toàn bộ hệ thống nước máy nên về cơ

bản đã đáp ứng được nhu cầu dùng nước sạch cho thị trấn huyện lỵ. Ở nông thôn và một phần thị trấn hiện đã có 15.000 giếng khơi, 4.000 giếng khoan, trong đó 4.500 giếng được lắp máy bơm điện, một số ít hộ đồng bào dân tộc còn dùng nguồn nước khe suối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)