3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.3. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện
3.1.3.1. Việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Hàng năm UBND huyện tổ chức rà soát, xây dựng biểu giá đất đề nghị HĐND
tỉnh và UBND tỉnh ban hành quyết định về giá các loại đất trên địa bàn.
Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ
chức nhiều hội nghị tập huấn (mời các chuyên viên của Sở Tài nguyên và Môi trường)
về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của huyện, xã. Tổ chức tuyên truyền phổ biến
pháp luật đất đai qua nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu đất đai của tổ chức và công dân thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền hạn về đất đai theo quy định của nhà nước.
Việc cập nhật các văn bản mới thường xuyên được thực hiện và áp dụng kịp
thời. Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn.
3.1.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ
hành chính
Đến nay toàn huyện đã lập được bộ hồ sơ địa giới hành chính khá hoàn chỉnh
về địa giới hành chính các cấp. Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào có 34 mốc quốc
giới đã được cắm, hiện nay đang tiến hành tôn tạo, tăng dày cột mốc trên tuyến này.
Trên đường địa giới hành chính các cấp của huyện đã cắm được 57 mốc (trong đó mốc
cấp tỉnh có 1 mốc, cấp huyện có 3 mốc, cấp xã có 53 mốc).
3.1.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Đo đạc, lập bản đồ địa chính: Kết quả đến nay, toàn huyện đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy cho 22/22 xã, thị trấn.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện và cấp xã
đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đã xây dựng xong bản đồ
hiện trạng.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng từ kỳ quy hoạch 2010- 2015, hiện nay đã xây dựng thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020.
3.1.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất ở
huyện, xã được quan tâm triển khai. Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyệncơ bản đã theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.1.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất của
huyện cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục và hướng dẫn của tỉnh và bộ tài nguyên và môi trường, qua đó phần nào hạn chế và khắc phục được các vi phạm
trong quản lý, sử dụng đất.
3.1.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
Công tác quản lý về đất đai trên địa bàn huyện có những tiến bộ rõ rệt, từng bước đi vào nề nếp. Tình trạng giao đất sai thẩm quyền đã được khắc phục. Việc giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được tập trung đẩy mạnh. Bản đồ địa chính đo mới và hồ sơ địa chính đang từng bước được thành lập theo Luật Đất đai. Người dân thực sự làm chủ và khai thác có hiệu quả đất được giao, tình trạng lấn
chiếm đất đai ngày càng giảm.
3.1.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai hàng năm của huyện đã được thực hiện ở các cấp theo đúng quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm. Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của huyện được triển khai khá tốt. Chất lượng
thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao, song vẫn còn có sự sai lệch giữa số
liệu, bản đồ và thực tế. Kết quả của các công tác này là tài liệu, số liệu, dữ liệu rất quan
trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
3.1.3.8. Quản lý tài chính về đất đai.
Trong giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn huyện Hướng Hóa công tác này được
thực hiện khá tốt. Vì vậy các khoản thu trong lĩnh vực đất đai đã đem lại nguồn tài chính bổ sung vào ngân sách của huyện.
3.1.3.9. Quản lý và phát triển thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển đáng
kể và trong những năm gần đây, huyện đã cho đấu giá quyền sử dụng đất tại một số vị
trí trong huyện. Bên cạnh đó các hoạt động mua bán chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp
quyền sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ. Những hoạt động này góp phần làm cho thị trường bất động sản ngày càng phát triển hơn.
3.1.3.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Công tác giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trên
địa bàn huyện Hướng Hóa được thực hiện ngày một chặt chẽ hơn. Luôn tổ chức giám
địa chính cũng như công tác sử dụng đất của người dân để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ về đất đai, thắt chặt quản lý đất đai, xử lý những trường hợp vi phạm đem
lại sự yên tâm cho người dân trên địa bàn huyện.
3.1.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều
hình thức như phối hợp với thanh tra Sở, ngành thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Thực hiện tốt công tác tiếp dân định kỳ tại Văn phòng “một cửa” huyện, cơ quan Thanh tra để kịp thời xử lý các vi phạm về công tác quản lý và sử dụng đất.
- Bảo đảm thường xuyên công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại đúng
thời gian quy định, đúng trình tự pháp luật. Vì vậy, không để xảy ra tình trạng khiếu
kiện đông người, vượt cấp, gây điểm nóng.
- Giải quyết không để tồn đọng các đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp.
- Rà soát, giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra.
- Thực hiện vượt mức khối lượng thanh tra về quản lý sử dụng đất trong các năm kế hoạch.
- Các biện pháp xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh.
3.1.3.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất
Được sự quan tâm các cấp, các ngành nên trong công tác giải quyết tranh chấp
về đất đai, giải quyết về khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp
thời, dứt điểm các vụ việc cho nên đã hạn chế được tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo
dài sự vụ.
3.1.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn huyện bước đầu đã ngăn ngừa lợi dụng kiếm lời của những người kém hiểu biết hoặc hiểu biết ít về đất đai, hạn chế được các xáo trộn và phát hiện được một số cán bộ thoái hoá biến chất
hoặc một số lợi dụng quyền hạn bao che gây thiệt hại tài nguyên đất, tránh đưa đẩy giá
3.1.3.14. Quản lý xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Hiện nay hệ thống thông tin đất đai của huyện đang ngày càng được bổ sung và
hoàn thành hơn, nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai một cách thuận lợi và
chính xác hơn.
3.1.3.15. Quản lý phổ biến, giáo dục phát luật về đất đai
Giai đoạn 2014-2018, huyện đã thực hiện những công tác như:
- Phổ biến nhữngđiểm mới của LuậtĐấtđai và các văn bảnhướng dẫn thi hành. - Tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về Luật Đấtđai và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
- Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹnăng tuyên truyền pháp luật vềđấtđai
cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phổ biến pháp luậtđấtđai trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tổ chức Ngày hội tư vấn pháp luậtđất đai, tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề về các vấnđề pháp lý liên quan đếnđấtđai.
- Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật vềđấtđai hoặc lồng ghép tuyên truyền, phổ
biến pháp luật vềđấtđai trong nội dung thi tìm hiểu pháp luật.
- Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật vềđấtđai.
Ngoài các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn, huyện đã tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về đấtđai bằng các hình thức khác phù hợpnhư: tổ chức Ngày Pháp luật; thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; lồng ghép vào hoạt động
chuyên môn (tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, đối thoại,
xử lý vi phạm hành chính…).