Đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp theo ý kiến của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 75)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.4. Đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp theo ý kiến của

của các bên liên quan

3.2.4.1. Thời điểm đăng ký đất đai

Nhằm để tăng độ chính xác và tính pháp lý cao trong việc đăng ký và cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nên đã thực hiện điều tra với tổng số phiếu

cho 96 hộ, nếu chia ra làm 03 mốc thời gian đăng ký đất đai: Đất sử dụng trước ngày 15/10/1993; từ 15/10/1993 đến 01/01/2004 và từ 01/01/2004 đến nay.

Bảng 3.8. Kết quả điều tra số phiếu hộ gia đình, cá nhân về thời điểm cấp GCN QSD đất tại 03 xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa

Thời gian Trước 15/10/1993 Từ 15/10/1993 đến trước 1/01/2004 Từ 01/01/2004 đến nay Thị trấn Lao Bảo 4 27 1 Xã Hướng Phùng 3 27 2 Xã Tân Liên 3 28 1 Tổng cộng 10 82 04

Hình 3.4. Tỷ lệ kết quả điều tra các thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSD đất

Qua bảng 3.8 và hình 3.5, cho thấy:

Căn cứ theo khoản 4 điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của

Chính phủ thì kết quả điều tra theo số phiếu điều tra, giai đoạn trước ngày 15/10/1993 với tổng số phiếu là 10 phiếu, chiếm tỷ lệ 10,42%; giai đoạn từ 15/10/1993 đến trước

01/01/2004 với tổng số phiếu là 82 phiếu, chiếm tỷ lệ 85,42 % và từ 01/01/2004 đến

nay với tổng số phiếu là 04 phiếu, chiếm tỷ lệ 4,17%. Điều này cho thấy, phần lớn người dân sử dụng đất trước năm 1993 sau khi được cân đối theo nghị định 64/CP của

Chính Phủ tương đối đã hết đất nông nghiệp, các thửa còn lại do quá trình lập bộ đất

công ích bị bỏ sót ra ngoài hoặc các thửa đất này do trước đây không phải đối tượng được giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, do đó hộ gia đình sử dụng liên tục

từ đó cho đến nay. Đa số các thửa đất nông nghiệp sử dụng sau năm 1993 do khai

hoang, phá bờ ranh thêm để sản xuất số này chiếm tỷ lệ khá cao, Các thửa còn lại sử

dụng sau năm 2004 rất ít vì lúc này đa số đã sử dụng và đã có chủ sử dụng, chỉ có nhận

chuyển nhượng, tặng cho bằng giấy tờ viết tay trước ngày 01/01/2008.

3.2.4.2. Tiến độ giải quyết hồ sơ

Bảng 3.9. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ tại 3 xã trên địa bàn huyện Hướng Hóa

TT Đơn vị Số hộ điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Nhanh Bình thường Chậm 01 Thị trấn Lao Bảo 32 25 05 02 02 Xã Hướng Phùng 32 25 06 01 03 Xã Tân Liên 32 26 04 02 Tổng cộng 96 76 15 05

Hình 3.5. Tỷ lệ tiến độ giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất

Qua kết bảng 3.9 và hình 3.6 cho thấy:

Có 5,21% số người được điều tra cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ chậm so với phiếu yêu cầu trả kết quả, 15,63% số người được điều tra cho

rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ trung bình và 79% số người được điều

tra cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ nhanh hơn so với quy định.

Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng hồ sơ vẫn chưa được như mong muốn của cơ

quan liên quan và vẫn có ý kiến phàn nàn của người dân về tiến độ giải quyết, giải

quyết chưa hợp lý, chưa đúng theo quy định (mặc dù không nhiều) mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực, năng lực còn hạn chế, chuyên môn chưa đảm

bảo đúng ngành. Một số đơn vị xử lý công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phảiđi

làm lại nhiều lần gây lãng phí về kinh phí và thời gian của nhà nước kể cả của người dân. Sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn của huyện với UBND xã, thị trấn còn hạn chế, bịđộng làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ.

3.2.4.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tình hình cấp Giấy chứng nhận tại 03 xã, thị trấn

TT Đơn vị Số hộ

điều tra Được cấp Chưa được cấp

01 Thị trấn Lao Bảo 32 27 05

02 Xã Hướng Phùng 32 26 06

03 Xã Tân Liên 32 27 05

Hình 3.6. Tỷ lệ tình hình cấp Giấy chứng nhận QSD đất

Qua bảng 3.10 và hình 3.7 cho thấy:

Khảo sát 96 phiếu điều tra, số hộ được cấp GCNQSD đất là 80 hộ, số hộ chưa được cấp là 16 hộ. So sánh các số liệu cho thấy phần lớn người dân sinh sống trên địa

bàn huyện đã được cấp GCN, chiếm tỷ lệ là 83,33%. Nguyên nhân là do đất đai ổn định, người dân có ý thức trong việc quản lý và đăng ký quyền sử dụng đất của mình và ở đây ít xảy ra tranh chấp.

Số lượng người chưa đăng ký cấp GCN chiếm tỷ lệ 16,67%. Có nhiều nguyên

nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng, không có giấy tờ pháp lý để chứng minh (Xã Hướng Phùng là 06 hộ, xã Tân Liên 05 hộ, thị trấn Lao Bảo 05 hộ).

3.2.4.4. Chính sách pháp luật đất đai

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về chính sách pháp luật đất đai tại

03 xã, thị trấn

TT Đơn vị Số hộ điều tra Đồng ý Chưa đồng ý

01 Thị trấn Lao Bảo 32 31 01

02 Xã Hướng Phùng 32 28 04

03 Xã Tân Liên 32 31 01

Hình 3.7. Tỷ lệ ý kiến người dân về chính sách pháp luật đất đai

Qua bảng 3.11 và hình 3.7 cho thấy:

Phần lớn ý kiến của người dân đều đồng ý với chính sách pháp luật đất đai của nhà nước, có 90 phiếu chiếm tỷ lệ 93,75%.

Còn lại 06 phiếu chưa thực sự đồng tình, chiếm tỷ lệ 6,25% với các ý kiến khác nhau như: Yêu cầu về chính sách cho phù hợp, các loại giấy tờ để công nhận hạn mức đất nông nghiệp, đối tượng được cấp Giấy chứng nhận QSD đất nông nghiệp..., công tác đo đạc của cán bộ địa chính, cần phải tuyên truyền sâu rộng chính sách đất đai trong

nhân dân qua nhiều hình thức như báo đài, niêm kết bộ thủ tục hành chính tại trụ sở

thôn, triển khai lồng ghép trong các cuộc họp của thôn, xã... và mong muốn có chính sách ưu đãi đối với người có kinh tế khó khăn trong việc sử dụng đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 71 - 75)