Rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 35)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.3.2. Rừng phòng hộ

Tính đến năm 2016, diện tích rừng phòng hộ của Thành phố Đồng Hới là 3.039,5 ha, Trong đó các xã có rừng phòng hộ là: Quang Phú: 71,0 ha; Hải Thành: 89 ha; Lộc Ninh: 9,3 ha; Thuận Đức: 2.216,2 ha; Đồng Phú: 25,1 ha; Đồng Sơn: 628,9 ha. Với vai trò của các loại rừng phòng hộ như sau:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn

Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du;

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác;

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái;

Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường góp phần điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi;

3.3.4. Vai trò cảnh quan của rừng đối với thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền trung với đường biển kéo dài 116,04 km. Tính riêng thành phố Đồng Hới thì đường bờ biển dài 12km. Vì vậy, vai trò của rừng phòng hộ ven biển đối với Thành phố Đồng Hới là rất quan trọng. Thành phố Đồng Hới có cửa sông Nhật Lệ với nhiều bãi tắm nổi tiếng khắp cả Nước như Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú…

Người dân Quảng Bình vẫn luôn tự hào về cánh rừng phi lao phía biển và người ta gọi là rừng mẹ Nghèng với lòng kính trọng., mẹ Phạm Thị Nghèng và một số người dân ở xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình trồng được hơn 200ha rừng phòng hộ để che sóng chắn cát. Những việc làm ăm ắp tính nhân văn của mẹ Nghèng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2001. Rừng mẹ Nghèng dài hơn 3km chạy dọc theo bờ biển từ phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới ra xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Rừng phi lao của mẹ Nghèng bao nhiêu năm qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc cố định cát, chắn sóng chắn cát và bảo vệ cho người dân ở đây. Năm 2013 rừng dương của mẹ Nghèng kiên cường trong cơn bão số 10, ngăn từng cơn lốc tố giảm một phần thiệt hại cho hàng nghìn người dân xã Quang Phú. Rừng phi lao của mẹ Nghèng oằn đau sau gió bão… Chủ tịch xã Quang Phú Nguyễn Ngọc Thơ nói rằng: “Nếu không có rừng phi lao của mẹ Nghèng thì xã Quang Phú tan tành hết, chứ không chỉ thiệt hại trên 18 tỷ đồng như hiện tại đâu. Rừng của mẹ Nghèng đứng đầu sóng, hứng từng cơn lốc tố hung bạo, che chở giúp người dân Quang Phú”.

Khách du lịch đến thành phố Đồng Hới, Quảng Bình thường nghĩ đến một dải bờ biển thơ mộng, nơi có bãi tắm Nhật Lệ đẹp nổi tiếng. Không mấy ai biết rằng Đồng Hới có một hồ nước ngọt nằm ngay cạnh biển Nhật Lệ, chỉ cách có hơn 100 mét, đó là hồ Bàu Tró. Đây là một thắng cảnh, vừa là một vùng di tích với những di chỉ khảo cổ học của người Việt cổ để lại. Bàu Tró là nguồn nước ngọt duy nhất cung cấp nước sinh hoạt, nước nông nghiệp cho toàn bộ vùng Đồng Hới nhiễm mặn. Sở dĩ nước trong hồ Bàu Tró luôn trong xanh và tươi mát bởi cánh rừng phi lao và keo mọc trên cát xung quanh hồ tạo nên, Với cánh rừng dày, độ che phủ cao cùng thảm thực bì rất dày giúp giữ lại nguồn nước trong đất vào mùa mưa và cung cấp nguồn nước cho hồ vào mùa khô, mùa hạn hán. Thảm thực bì và cát ở đây như là một hệ thống lọc nước, giúp nước trong hồ luôn tinh khiết. Ngoài vai trò phòng hộ, đối với Đồng Hới thì cảnh quan cho thành phố là một trong những vai trò khá quan trọng của rừng.

Lâm nghiệp đô thị là một bộ phận hoàn chỉnh của các thành phố lớn, vùng lân cận thành phố, đường phố, khuôn viên, công viên và các khoảng không khác; là nơi cung cấp bóng mát, thẩm mỹ và nơi cư trú cho động vật hoang dã.

Nói một cách khác, lâm nghiệp đô thị là kế hoạch về quản lý lâm nghiệp để tăng chất lượng cuộc sống cho cư dân. Là tiến trình hợp nhất về kinh tế, môi trường, chính sách, lịch sử và các giá trị xã hội khác của cộng đồng vào kế hoạch quản lý khôn ngoan và toàn diện.

Từ trước đến nay, chúng ta đã chọn một trong những mục tiêu chính của lâm nghiệp đô thị là quản lý cây đường phố, cây phân tán mà tập trung chủ yếu vào các nhà làm vườn, phong cảnh kiến trúc và vườn ươm. Phương pháp tiếp cận của họ thường bỏ qua yếu tố sinh học cơ bản của thực vật và không lưu tâm đến thiết kế kỹ thuật lâm nghiệp. Trong nhiều trường hợp, vì mục đích thẩm mỹ mà người ta thiết kế trồng cây xanh che bóng vượt quá các điều kiện sinh học cho phép. Việc trồng cây xanh trên địa bàn thành phố phần lớn mang tính chất tự phát đã dẫn đến một số loài cây gây hại cho sức khỏe của cộng đồng, không phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị… Việc quản lý chưa thống nhất và chồng chéo giữa các ngành liên quan đã gây nhiều lãng phí và thiệt hại cho các công trình xây dựng khác.

Những năm gần đây, Thành phố Đồng Hới đang được khách du lịch quan tâm, nên việc quy hoạch rừng phòng hộ kết hợp với vai trò cảnh quan đang rất được quan tâm. Cụ thể như việc quy hoạch các khu rừng phi lao 2 bên đường Võ Nguyên Giáp thuộc xã Bảo Ninh, đường Trương Pháp thuộc phường Hải Thành. Việc quy hoạch lại các dải rừng này làm tăng thêm vẻ đẹp cho các bãi tắm nổi tiếng là Mỹ Cảnh – Bảo Ninh và bãi tắm Nhật Lệ. Tạo thêm cơ hội phát triển kinh tế thông qua du lịch biển cho Thành phố Đồng Hới là rất lớn. Nếu không có những dải rừng này thì chưa chắc vùng biển của thành phố Đồng Hới có thể đẹp, thơ mộng và thu hút khách du lịch như hiện tại. Ngoài vùng ven biển. Thành phố Đồng Hới còn đưa các giống cây lâm nghiệp vào trồng trên các tuyến đường trong Thành Phố, tăng vẻ mỹ quan cho đô thị, đồng thời giúp che bóng, giảm nhiệt độ, chống bụi, chống ồn xung quanh các khu công nghiệp. Cây lâm nghiệp được trồng ở công viên thuộc phường Đồng Mỹ, tạo không gian sống tốt cho người dân ở đây.

3.4 Các hoạt động quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

Đồng Hới có chiều rộng từ phía tây sang phía đông rất hẹp, nên có địa hình đồi núi, phù hợp với phát triển rừng trồng đem lại hiểu quả kinh tế khá cao. Là trung tâm của Tỉnh Quảng Bình nên nhu cầu tiêu thụ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ là rất lớn.Vì vậy đây cũng là nơi tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép hoạt động mạnh. Ngoài ra tình hình

buôn bán, vận chuyển, săn bắt các loài động vật hoang dã ngày càng diễn ra phức tạp. Các cơ quan chức năng đã tăng cường truy quét và xử lý các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn TP. Đồng Hới nhưng tình hình vi phạm vẫn liên tục xảy ra ở mức độ nghiêm trọng. Đó là một thực tế đáng báo động. Bởi vậy các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm trong quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn.

3.4.1. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác PCCCR được coi là nhiệm vụ cấp bách và chú trọng hàng đầu cần thiết thực hiện. Kết hợp với công tác tuyên truyền, hằng năm, Hạt Kiểm Lâm Đồng Hới đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố Đồng Hới tổ chức tổng kết công tác BVR – PCCCR, ban hành các chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, cũng cố lại BCH các vấn đề cấp bách trong BVR – PCCCR của Thành phố, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của Thành phố về BVR – PCCCR.

3.4.1.1. Tình hình cháy rừng qua các năm

Bảng 3.2. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn TP. Đồng Hới.

Năm Số vụ Diện tích

(ha) Thời điểm Loại rừng Nguyên nhân

2012 1 6,9 Tháng 8 Rừng trồng Đốt thực bì 2013 1 7,5 Tháng 7 Rừng trồng Đốt thực bì 2014 0 0 0 0 0 2015 2 28,66 Tháng 6, Tháng 8 Thực bì sau khai thác Đốt thực bì 2016 1 0,5 Tháng 2 Rừng sản xuất Đốt vàng mã Tổng 5 43,56

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số vụ cháy và diện tích cháy của thành phố Đồng Hới.

Năm 2012, xuất hiện 2 điểm lửa, trong đó đã xảy ra 1 vụ cháy rừng tại xã Nghĩa Ninh với tổng thiệt hại là 6,9 ha rừng; trong đó: 1,2 ha Keo và 5,7 Thông. Nguyên nhân là do không thực hiện đúng kỹ thuật đốt dọn thực bì đã làm lửa cháy lan vào rừng. Hạt Kiểm Lâm phối hợp với Công an Thành phố đã làm rõ và xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Năm 2013, trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện 1 vụ cháy rừng tại xã Bảo Ninh với tổng diện tích thiệt hại là 7,5 ha; trong đó bao gồm: 5,5 ha Phi Lao và 2 ha Keo. Nguyên nhân của vụ cháy là do trời nắng nóng làm cháy thực bì cộng với gió Tây Nam lớn nên lửa cháy lan vào rừng.

Năm 2014, trên địa bàn Đồng Hới không xảy ra cháy rừng; chỉ xuất hiện 07 điểm phát lửa nhưng đã chủ động huy động lực lượng dập tắt kịp thời, không có thiệt hại xảy ra.

Năm 2015, trên địa bàn Thành phố Đồng Hới xảy ra 02 vụ cháy rừng. Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 09/06/2015, với diện tích cháy là 18,66ha. Loại rừng bị cháy là Thực bì sau khai thác thông thanh lý và thảm cỏ dưới tán rừng trồng cao su của chủ rừng là hộ gia đình gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho sản lượng mủ cao su của các hộ gia đình nói trên. Vụ thứ 2 xảy ra vào ngày 22/8/2015 trên địa bàn xã Bảo Ninh với diện tích 10ha. Loài cây bị thiệt hại là Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm và Phi lao thuộc chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới.

Năm 2016, vào đúng ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán Bính Thân (nhằm ngày 8/2/2016, trên địa bàn xã Bảo Ninh đã xảy ra 1 vụ cháy rừng sản xuất gồm Keo lưỡi liềm, Keo Tai tượng và một số diện tích trồng cây phi lao. Diện tích cháy khoảng 5ha. Nguyên nhân do khu quy hoạch lăng mộ giáp ranh vành đai rừng nên khi người dân đốt vàng mã

làm bay tàn lửa sang khu vực cỏ rười – một loại thực vật rất dễ bắt lửa gây cháy lan sang khu vực trồng keo và phi lao.

Trong vòng hơn 5 năm thì trên địa bàn thành phố Đồng Hới xảy ra 5 vụ cháy với diện tích hơn 43,56ha. Qua Hình 3.3 ta thấy được rằng năm 2015 chỉ cháy 2 vụ nhưng diện tích cháy là khá lớn. Nhìn chung những năm qua, Hạt Kiểm Lâm Thành phố Đồng Hới đã quan tâm làm tốt công tác PCCCR nên đã hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn và hậu quả của nó mang lại. Nhưng do tình hình biến đổi khí hậu, hiện tượng el-nino làm thời tiết hết sức phức tạp, gây hạn hán kéo dài nên số vụ cháy chưa được hạn chế tối ưu. Trước thực trạng như trên đòi hỏi các cơ quan chức năng cần quyết tâm hơn nữa và bằng mọi phương pháp để hạn chế rồi đa số vụ cháy và thiệt hại do các vụ cháy gây ra.

Công tác PCCCR được coi là nhiệm vụ cấp bách và chú trọng hàng đầu cần thiết thực hiện. Kết hợp với công tác tuyên truyền, hằng năm, Hạt đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố Đồng Hới tổ chức tổng kết công tác BVR – PCCCR, ban hành các chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, củng cố lại BCH các vấn đề cấp bách trong BVR – PCCCR của Thành phố, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của Thành phố về BVR – PCCCR.

3.4.1.2. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu 1) Về tổ chức và xây dựng lực lượng

Thực hiện theo nội dung giao nhiệm vụ của Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Ban chỉ huy huy thành phố Đồng Hới đã tham mưu cho Chi cục Kiểm Lâm, UBND thành phố tổ chức thực hiện tốt đợt diễn tập PCCCR năm 2015. Thông qua đợt diễn tập đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, sức mạnh của phương châm 4 tại chỗ của địa phương trông công tác chuẩn bị PCCCR; năng cao năng lực chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền địa phương và BCH các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng trong công tác PCCCR.

Tích cực tuần tra canh gác, duy trì chế độ trực ban, trực nhật chặt chẽ, đặc biệt là các tháng cao điểm của mùa khô dễ xảy ra cháy rừng.

Tính đến năm 2015, toàn thành phố đã thành lập và củng cố 15 BCH các vấn đề cấp bách trong BVR - PCCCR Đồng thời Ban chỉ huy PCCCR thành phố căn cứ quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phân công nhiệm vụ, địa bàn theo dõi và chỉ đạo nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của từng thành viên. Nhờ vậy đã nâng cao hiệu quả điều hành chỉ đạo của Ban chỉ huy BVR, PCCCR Thành phố.

2) Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật

Xác định nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị công tác BVR, PCCCR cấp thành phố nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Quyết định số 38/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về phân công trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cho các cấp; Các công văn, Chỉ thị của tỉnh, huyện về công tác BVR. Đồng thời triển khai nhiệm vụ PCCCR các năm tới trên địa bàn thành phố.

Hạt Kiểm Lâm đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hạt luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thường xuyên phối hợp với Đài truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh huyện xây dựng các phóng sự về tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, hợp đồng đài phát thanh huyện thường xuyên đưa tin các hoạt động về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đưa tin tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt đã chú ý tăng cường thời hiệu phát sóng tuyên truyền vào các tháng cao điểm nắng nóng kéo dài; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng đối với các chủ rừng, hộ gia đình sống gần rừng, liền rừng thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, phường duy trì tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, các văn bản mới liên quan đến chế độ chính sách quản lý bảo vệ rừng thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép vào các cuộc họp tổ chức đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 35)