Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 74)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.6.1. Đối với công tác phòng cháy chữa cháy rừng

3.6.1.1. Tuyên truyền vận động PCCCR

PCCCR lấy phương châm phòng cháy là chính, chữa cháy là giải pháp tình thế với các hình thức tuyên truyền sau:

- Hàng năm vào mùa khô, Hạt phải chỉ đạo cho các ban chỉ huy PCCCR xã phường chỉ đạo các cán bộ Kiểm lâm địa bàn và cán bộ Lâm nghiệp xã phường tổ chức họp cho tất cả các thôn bản và người dân tham gia ký cam kết PCCCR trên địa bàn mình quản lý; tuyên truyền nội dung các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực PCCCR; đồng thời, tổ chức các cuộc diễn tập kỹ thuật PCCCR.

- Tiến hành lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các hội nghị hay bản tin, dự báo cấp cháy rừng cho người dân được biết. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu; phải bám sát vào các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, các quyết định, chỉ thị hiện hành.

3.6.1.2. Phương pháp, kỹ thuật PCCCR

- Dự báo cháy rừng: Trong mùa khô, Hạt phải tiến hành chỉ đạo các ban chỉ huy PCCCR của các xã phường và các chủ rừng đóng trên địa bàn Thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết qua các phương tiện thông tin đại chúng và đài khí tượng thủy văn của Thành phố để có kế hoạch thông báo dự báo cháy rừng cho người dân, đồng thời lập các phương án PCCCR theo từng cấp và từng vùng cụ thể.

- Chỉ đạo thực hiện: Trong suốt mùa khô, Hạt phải tăng cường chỉ đạo tham mưu cho UBND các xã phường thành lập ban chỉ huy PCCCR, ký cam kết PCCCR và xây dựng phương án PCCCR phù hợp và đúng thực tế của phạm vi quản lý. Tăng cường sự phối hợp về công tác PCCCR giữa lực lượng Kiểm lâm với bộ đội và Công an.

- Một số biện pháp kỹ thuật: Trong mùa khô, Hạt phải chỉ đạo đôn đốc và kiểm tra các chủ rừng, hộ gia đình nhận đất rừng tu sửa các đường băng cản lửa đối với rừng trồng, xây dựng các biển cấm lửa đối với rừng tự nhiên ở những nơi có nhiều trảng cỏ, lau lách và vùng trọng điểm cháy rừng.

+ Động viên nhân dân tiến hành phát quang, thu dọn thực bì, thu gom vật liệu cháy và vệ sinh rừng. Tiến hành làm các đường băng cản lủa theo dải rừng, đồng thời tiến hành đốt sớm các vật liệu cháy.

+ Tiến hành đào tạo, tập huấn nghiệp vụ PCCCR cho các cán bộ và người dân địa phương.

+ Cần chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị phục vụ PCCCR và phải sắp xếp gọn gàng, dễ bảo quản và dễ lấy khi xảy ra cháy rừng.

+ Cần thực hiện đúng kỹ thuật trong việc xử lý thực bì sau khai thác, khi đốt phải bố trí người canh cẩn thận đề phòng lửa cháy lan.

+ Khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn, Hạt Kiểm Lâm phối hợp với các cơ quan chức năng, các chủ rừng và người dân tiến hành huy động lực lượng chữa cháy kịp thời, lấy phương châm 4 tại chỗ, lấy nòng cốt là các tổ đội PCCCR thôn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 73 - 74)