Công tác Kiểm lâm địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.9. Công tác Kiểm lâm địa bàn

3.4.9.1. Thực trạng bố trí Kiểm lâm địa bàn

Thành phố Đồng Hới có tổng diện tích tự nhiên 15.570,5 ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp 6.581,8 ha (chiếm 42,27% diện tích tự nhiên toàn thành phố), diện tích có rừng 5.606,2 ha, độ che phủ rừng đạt 36%, được phân bố trên địa bàn 10 xã, phường: Thuận Đức, Đồng Sơn, Nghĩa Ninh, Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Lộc Ninh, Bảo Ninh, Hải Thành, Quang Phú, Đồng phú; 4 đơn vị chủ rừng: Ban QLRPH Đồng Hới, CNLT Vĩnh Long, CNLT Đồng Hới, Trại giam Đồng Sơn và các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng.

Trên cơ sở diện tích rừng được phân bổ tại địa bàn các xã/ phường, tình hình công tác tổ chức và trình độ, năng lực công tác của cán bộ, Hạt Kiểm lâm đã bố trí 8 công chức Kiểm lâm phụ trách địa bàn 10 xã, phường có rừng; Trong đó:

- 06 Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn 01 xã/ phường; - 02 Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn 02 xã/ phường. * Trình độ nghiệp vụ của Kiểm lâm địa bàn

+ Trình độ đại học: 04 người chiếm 50 % + Trình độ cao đẳng: 01 người chiếm 13 % + Trình độ trung cấp: 03 người chiếm 37 %

* Phương thức tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm địa bàn

- Hiện nay, Hạt Kiểm lâm bố trí Kiểm lâm địa bàn phụ trách xã, phường không chuyên trách, vừa thực hiện các nhiệm vụ ở địa bàn cơ sở theo quy định, chịu sự chỉ đạo

của Chủ tịch UBND xã, phường và Hạt Kiểm lâm; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị như tham gia các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, chữa cháy rừng, truy quét lâm sản và một số nhiệm vụ khác.

- Kiểm lâm địa bàn được bố trí về các Trạm Kiểm lâm, Tổ Kiểm lâm cơ động và cơ quan văn phòng Hạt. KLĐB chịu sự quản lý trực tiếp và điều hành của Trạm trưởng, Tổ trưởng và Lãnh đạo Hạt.

- Tùy theo nhu cầu công việc ở cơ sở, KLĐB được bố trí thời gian làm việc tại địa bàn được phân công từ 12-20 ngày/tháng. Riêng các tháng nắng nóng cao điểm, Kiểm lâm địa bàn tập trung thời gian về cơ sở tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai thực hiện công tác PCCCR.

3.4.9.2. Hiệu quả hoạt động của kiểm lâm địa bàn

Kiểm lâm địa bàn được xác định thực sự là cầu nối giữa lực lượng kiểm lâm với chính quyền cơ sở nên có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngành. Trong thời gian qua hoạt động của Kiểm lâm địa bàn Hạt Kiểm lâm Đồng Hới đạt được những kết quả sau

- Kiểm lâm địa bàn cơ bản đã bám sát đường lối, chủ trương và nhiệm vụ để tham mưu cho UBND xã/ phường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác BVR. Hàng năm chủ động tham mưu về xây dựng các phương án BVR - PCCCR; thành lập BCH các vấn đề cấp bách trong BVR - PCCCR của xã, phường; xây dựng quy chế và phân công trách niệm của BCH; thành lập tổ, đội PCCCR tại các thôn, tổ dân phố. Xây dựng quy chế phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn với BCH Quân sự xã, phường có rừng để triển khai thực hiện.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc trồng rừng, khai thác rừng trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Ngăn chặn các hành vi khai thác rừng trái pháp luật và phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng kinh tế và chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. Hướng dẫn và kiểm tra các chủ rừng, các hộ gia đình, cá nhân nhận đất nhận rừng trên địa bàn về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các bộ có liên quan của cấp xã tổ chức tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng, bằng nhiều hình thức: thông qua các cuộc họp, tổ dân phố, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh bằng băng đĩa, tổ chức các lớp tuyên truyền ở các thôn, TDP có rừng.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các xưởng cưa xẻ gỗ và các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn. Hướng dẫn vào sổ nhập xuất lâm sản, định kỳ cân đối nhập xuất lâm sản theo quy định. Hướng dẫn các chủ trang trại về thủ tục, hồ sơ đăng ký gây nuôi động vật rừng và kiểm tra, giám sát việc gây nuôi các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm và thông thường theo quy định của pháp luật.

3.4.9.3. Công tác quản lý hoạt động của Kiểm lâm địa bàn

Hạt kiểm lâm thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đôn đốc hoạt động của Kiểm lâm địa bàn tại cơ sở; Trạm Kiểm lâm tăng cường quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể để kiểm tra, giám sát, đôn đốc trong quá trình thực hiện. Đồng thời phối hợp với UBND cấp xã quản lý, đôn đốc, uốn nắn, chấn chỉnh những tồn tại và chỉ đạo khắc phục nhăm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của kiểm lâm địa bàn ở cơ sở. Chất lượng hoạt động của KLĐB ở cơ sở là chỉ tiêu thi đua, đánh giá, phân loại công chức hàng năm.

Kiểm lâm địa bàn hoạt động kiêm nhiệm nên Hạt Kiểm lâm, Trạm KL, UBND cấp xã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để KLĐB hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

3.4.9.4. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

1) Những tồn tại, hạn chế

- Chính quyền địa phương chưa theo dõi, quản lý được đối với các chủ rừng, hộ gia đình được nhà nước giao đất, giao rừng trên địa phận các xã, phường có rừng trong quá trình chuyển nhượng, mua bán đất lâm nghiệp nên công tác theo dõi và quản lý BVR, PCCCR đối với công chức Kiểm lâm địa bàn còn gặp nhiều bất cập.

- Phần lớn KLĐB còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ tin học, GPS, sử dụng bản đồ; chưa nắm chắc về thực tế diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; diện tích của các chủ rừng và hộ gia đình nhận đất, nhận rừng trên địa bàn mình phụ trách nên cập nhật hồ sơ kiểm lâm địa bàn chưa đầy đủ, hiệu quả công việc đạt chưa cao.

- Năng lực tham mưu xây dựng và ban hành văn bản của KLĐB còn hạn chế nên một số xã, phường chưa triển khai cụ thể hóa các công văn, chỉ thị của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện sát đúng với tình hình thực tế của địa phương trong từng giai đoạn.

- Xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện các biện pháp BVR - PCCCR còn chung chung chưa đi vào thực tế của từng địa phương.

- Một số kiểm lâm địa bàn chưa thực hiện hết trách nhiệm được giao, chưa thường xuyên tự nghiên cứu, học tập trao dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thiếu chủ động, sáng tạo, còn trông chờ phụ thuộc vào sự chỉ đạo

của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm. Năng lực hoạt động nhìn chung vẫn còn hạn chế chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đặc biệt công tác dân vận, kỷ năng tuyền truyền vận động nhân dân chưa đạt yêu cầu, còn hạn chế.

2) Nguyên nhân

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác QLBVR và PCCCR, đang còn xem nhiệm vụ công tác QLBVR là trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm nên công tác tham mưu của KLĐB còn hạn chế.

- Một số công chức kiểm lâm còn thiếu sâu sát ở cơ sở do đó việc tham mưu cho UBND xã, phường triển khai các biện pháp BVR - PCCCR còn chậm, chưa thật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chưa tích cực nghiên cứu các quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của ngành để triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Với hoạt động theo đặc thù của ngành, Kiểm lâm địa bàn vừa phải thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và của cơ sở, do đó thời gian giành cho làm việc ở cơ sở chưa nhiều nên chất lượng đạt chưa cao.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn còn rất hạn chế: Chưa trang bị máy tính, máy định vị GPS cho các trạm kiểm lâm nên đa số kiểm lâm địa bàn không thành thạo tin học và sử dụng GPS.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc của Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm, UBND cấp xã đối với hoạt động của kiểm lâm địa bàn chưa được thường xuyên, công tác phối hợp để quản lý, giám sát hoạt động kiểm lâm địa bàn chưa đồng bộ.

- Công tác điều động, luân chuyển tăng cường cán bộ, công chức được thực hiện thường xuyên nên ảnh hưởng công việc quản lý, nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin trên địa bàn.

3.4.9.5. Phát huy hiệu quả công tác Kiểm lâm địa bàn

Để phát huy hơn nữa công tác Kiểm lâm địa bàn cần xây dựng những phương án, những kế hoạch nâng cao hiệu quả của công tác này, cụ thể như sau:

1) Mục tiêu – Yêu cầu

a) Mục tiêu

Xây dựng đội ngũ kiểm lâm địa bàn mạnh trên tất cả các mặt công tác, có phẩm chất đạo đức trong sách, yêu nghề, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ; nắm chắc tình hình bảo vệ và phát triển rừng ở cơ sở. Tham mưu giúp chính quyền cấp xã thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. Theo dõi diễn

biến tài nguyên rừng, PCCCR, BVR tại gốc, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật QLBVR ở cơ sở… nhằm hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Yêu cầu

- Căn cứ tình hình thực tế, rà soát sắp xếp bố trí KLĐB phù hợp yêu cầu nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về tổ chức, bố trí đúng vị trí việc làm, sử dụng đúng người, đúng việc để phát huy sở trường công tác của từng người. Tạo môi trường thuận lợi để KLĐB hoàn thành nhiệm vụ.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nghiệp vụ phải sát với tình hình và nhu cầu thực tế. Không ngừng nâng cao chất lượng tập huấn để trang bị có hệ thống các kiến thực, kỹ năng đủ để KLĐB thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của KLĐB thông qua công tác giáo dục, kiểm tra, giám sát hoạt động để uốn nắn, chấn chỉnh đạo đức tác phong, lề lối làm việc, đạo đức nghề nghiệp của KLĐB.

2) Nội dung Kế hoạch

a) Sắp xếp, tổ chức hoạt động KLĐB

- Tùy theo tình hình thực tế về QLBVR tại các địa bàn và biên chế hiện có của đơn vị để bố trí Kiểm lâm phụ trách địa bàn cho phù hợp; sắp xếp, bố trí lại cán bộ công chức Kiểm lâm địa bàn theo phương châm tăng cường kiểm lâm có năng lực chuyên môn, có đạo đức tác phong và kinh nghiệm công tác về phụ trách địa bàn cơ sở. Đẩy mạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tác phong làm việc choi KLĐB để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QLBVR hiện nay.

- Đổi mới công tác cán bộ (đặc biệt là công tác điều động cán bộ KLĐB). Đảm bảo KLĐB có thời gian tiếp cận, nắm tình hình và làm việc liên tục trên địa bàn trong thời gian tối thiểu 02 năm, tránh tình trạng Kiểm lâm phụ trách địa bàn trong thời gian quá ngắn hoặc liên tục có xáo trộn; địa bàn để trống không có người thay thế.

- Phối hợp với chính quyền cấp xã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho KLĐB hực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp và thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nâng cao vai trò trách nhiệm của UBND cấp xã trong QLBVR theo quy định tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho KLĐB về các lĩnh vực

Phân loại KLĐB theo sở trường công tác, nhóm lĩnh vực, mặt còn hạn chế, tồn tại để làm cơ sở tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho từng đối tượng cụ thể. Hạn chế tình trạng tập huấn sai đối tượng hoặc nội dung tập huấn chưa sát đúng nhu cầu thực tế.

1. Nội dung tập huấn: Trên cơ sở phân loại KLĐB và nhu cầu nâng cao nghiệp vụ KLĐB và tính bức thiết của từng lĩnh vực công tác để đưa các nội dung tập huấn cho phù hợp, đảm bảo tập huấn logic có tính khoa học, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

+ Phương pháp tham mưu chính quyền địa phương quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

+ Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng chủ rừng. + Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Nghiệp vụ theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

+ Công tác thực thi pháp luật (đặc biệt là hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp với các lực lượng khác trong thực thi nhiệm vụ, lập Biên bản kiểm tra và Biên bản vi phạm hành chính v.v…).

+ Kỹ năng lập kế hoạch công tác ở cơ sở.

+ Kỹ năng tuyên truyền vận động; phương pháp tiếp cận người dân. + Công tác khuyến lâm.

+ Tập huấn công nghệ thông tin, sử dụng máy định vụ GPS để đo đạc, sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản v.v… (sau khi trang bị máy vi tính và máy GPS tới các Trạm Kiểm lâm).

2. Đối tượng tập huấn và phương pháp tập huấn

- Đối tượng tập huấn: Ngoài tập huấn cho đối tượng KLĐB, một số lĩnh vực phải tập huấn cho lãnh đạo Hạt Kiểm lâm, Trạm trưởng các Trạm Kiểm lâm để nắm chắc nội dung công việc, nghiệp vụ KLĐB, phục vụ cho việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc KLĐB thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.

- Phương pháp tập huấn: Phương pháp tập huấn dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, kết hợp lý thuyết với thực tế, thảo luận nhóm, đồng thời thực hành ngay tại thực địa để nâng cao chất lượng tập huấn.

c) Quản lý hoạt động kiểm lâm địa bàn

- Tăng cường giáo dục bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức tác phong nghề nghiệp và thường xuyên kiểm tra, giám sát nâng cao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ KLĐB.

- Phân công cụ thể cho lãnh đạo Hạt, bộ phận nghiệp vụ, Trạm Kiểm lâm thực hiện công tác kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn chấn chỉnh tại chỗ những tồn tại và chỉ đạo khắc phục ngay nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của KLĐB ở cơ sở.

- Hàng năm tổ chức đánh giá phân loại chất lượng kiểm lâm địa bàn, trên cơ sở đó làm tiêu chí thi đua, đánh giá, xếp loại cán bô, công chức, viên chức cuối năm. Khen thưởng kịp thời những KLĐB thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Phối hợp chính quyền cấp xã kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của KLĐB, đồng thời tạo điều kiện KLĐB hoàn thành nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 71)