Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.1. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác PCCCR được coi là nhiệm vụ cấp bách và chú trọng hàng đầu cần thiết thực hiện. Kết hợp với công tác tuyên truyền, hằng năm, Hạt Kiểm Lâm Đồng Hới đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố Đồng Hới tổ chức tổng kết công tác BVR – PCCCR, ban hành các chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, cũng cố lại BCH các vấn đề cấp bách trong BVR – PCCCR của Thành phố, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của Thành phố về BVR – PCCCR.

3.4.1.1. Tình hình cháy rừng qua các năm

Bảng 3.2. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn TP. Đồng Hới.

Năm Số vụ Diện tích

(ha) Thời điểm Loại rừng Nguyên nhân

2012 1 6,9 Tháng 8 Rừng trồng Đốt thực bì 2013 1 7,5 Tháng 7 Rừng trồng Đốt thực bì 2014 0 0 0 0 0 2015 2 28,66 Tháng 6, Tháng 8 Thực bì sau khai thác Đốt thực bì 2016 1 0,5 Tháng 2 Rừng sản xuất Đốt vàng mã Tổng 5 43,56

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện số vụ cháy và diện tích cháy của thành phố Đồng Hới.

Năm 2012, xuất hiện 2 điểm lửa, trong đó đã xảy ra 1 vụ cháy rừng tại xã Nghĩa Ninh với tổng thiệt hại là 6,9 ha rừng; trong đó: 1,2 ha Keo và 5,7 Thông. Nguyên nhân là do không thực hiện đúng kỹ thuật đốt dọn thực bì đã làm lửa cháy lan vào rừng. Hạt Kiểm Lâm phối hợp với Công an Thành phố đã làm rõ và xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Năm 2013, trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện 1 vụ cháy rừng tại xã Bảo Ninh với tổng diện tích thiệt hại là 7,5 ha; trong đó bao gồm: 5,5 ha Phi Lao và 2 ha Keo. Nguyên nhân của vụ cháy là do trời nắng nóng làm cháy thực bì cộng với gió Tây Nam lớn nên lửa cháy lan vào rừng.

Năm 2014, trên địa bàn Đồng Hới không xảy ra cháy rừng; chỉ xuất hiện 07 điểm phát lửa nhưng đã chủ động huy động lực lượng dập tắt kịp thời, không có thiệt hại xảy ra.

Năm 2015, trên địa bàn Thành phố Đồng Hới xảy ra 02 vụ cháy rừng. Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 09/06/2015, với diện tích cháy là 18,66ha. Loại rừng bị cháy là Thực bì sau khai thác thông thanh lý và thảm cỏ dưới tán rừng trồng cao su của chủ rừng là hộ gia đình gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho sản lượng mủ cao su của các hộ gia đình nói trên. Vụ thứ 2 xảy ra vào ngày 22/8/2015 trên địa bàn xã Bảo Ninh với diện tích 10ha. Loài cây bị thiệt hại là Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm và Phi lao thuộc chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới.

Năm 2016, vào đúng ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán Bính Thân (nhằm ngày 8/2/2016, trên địa bàn xã Bảo Ninh đã xảy ra 1 vụ cháy rừng sản xuất gồm Keo lưỡi liềm, Keo Tai tượng và một số diện tích trồng cây phi lao. Diện tích cháy khoảng 5ha. Nguyên nhân do khu quy hoạch lăng mộ giáp ranh vành đai rừng nên khi người dân đốt vàng mã

làm bay tàn lửa sang khu vực cỏ rười – một loại thực vật rất dễ bắt lửa gây cháy lan sang khu vực trồng keo và phi lao.

Trong vòng hơn 5 năm thì trên địa bàn thành phố Đồng Hới xảy ra 5 vụ cháy với diện tích hơn 43,56ha. Qua Hình 3.3 ta thấy được rằng năm 2015 chỉ cháy 2 vụ nhưng diện tích cháy là khá lớn. Nhìn chung những năm qua, Hạt Kiểm Lâm Thành phố Đồng Hới đã quan tâm làm tốt công tác PCCCR nên đã hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn và hậu quả của nó mang lại. Nhưng do tình hình biến đổi khí hậu, hiện tượng el-nino làm thời tiết hết sức phức tạp, gây hạn hán kéo dài nên số vụ cháy chưa được hạn chế tối ưu. Trước thực trạng như trên đòi hỏi các cơ quan chức năng cần quyết tâm hơn nữa và bằng mọi phương pháp để hạn chế rồi đa số vụ cháy và thiệt hại do các vụ cháy gây ra.

Công tác PCCCR được coi là nhiệm vụ cấp bách và chú trọng hàng đầu cần thiết thực hiện. Kết hợp với công tác tuyên truyền, hằng năm, Hạt đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố Đồng Hới tổ chức tổng kết công tác BVR – PCCCR, ban hành các chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, củng cố lại BCH các vấn đề cấp bách trong BVR – PCCCR của Thành phố, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của Thành phố về BVR – PCCCR.

3.4.1.2. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu 1) Về tổ chức và xây dựng lực lượng

Thực hiện theo nội dung giao nhiệm vụ của Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Ban chỉ huy huy thành phố Đồng Hới đã tham mưu cho Chi cục Kiểm Lâm, UBND thành phố tổ chức thực hiện tốt đợt diễn tập PCCCR năm 2015. Thông qua đợt diễn tập đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân, sức mạnh của phương châm 4 tại chỗ của địa phương trông công tác chuẩn bị PCCCR; năng cao năng lực chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền địa phương và BCH các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng trong công tác PCCCR.

Tích cực tuần tra canh gác, duy trì chế độ trực ban, trực nhật chặt chẽ, đặc biệt là các tháng cao điểm của mùa khô dễ xảy ra cháy rừng.

Tính đến năm 2015, toàn thành phố đã thành lập và củng cố 15 BCH các vấn đề cấp bách trong BVR - PCCCR Đồng thời Ban chỉ huy PCCCR thành phố căn cứ quy chế hoạt động của Ban chỉ huy phân công nhiệm vụ, địa bàn theo dõi và chỉ đạo nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của từng thành viên. Nhờ vậy đã nâng cao hiệu quả điều hành chỉ đạo của Ban chỉ huy BVR, PCCCR Thành phố.

2) Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật

Xác định nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị công tác BVR, PCCCR cấp thành phố nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Quyết định số 38/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về phân công trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng cho các cấp; Các công văn, Chỉ thị của tỉnh, huyện về công tác BVR. Đồng thời triển khai nhiệm vụ PCCCR các năm tới trên địa bàn thành phố.

Hạt Kiểm Lâm đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hạt luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thường xuyên phối hợp với Đài truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh huyện xây dựng các phóng sự về tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, hợp đồng đài phát thanh huyện thường xuyên đưa tin các hoạt động về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, đưa tin tuyên truyền phổ biến Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt đã chú ý tăng cường thời hiệu phát sóng tuyên truyền vào các tháng cao điểm nắng nóng kéo dài; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng đối với các chủ rừng, hộ gia đình sống gần rừng, liền rừng thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, phường duy trì tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, các văn bản mới liên quan đến chế độ chính sách quản lý bảo vệ rừng thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép vào các cuộc họp tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư thôn về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ vậy đã có tác động tích cực đến ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn.

Cụ thể: Tính đến năm 2015, Hạt đã kiện toàn củng cố 15 BCH các vấn đề cấp bách trong BVR - PCCCR trong đó:

- 01 Ban của thành phố, 04 Ban của chủ rừng, 10 Ban ở xã phường.

- Củng cố kiện toàn 53 tổ, đội BVR - PCCCR, số người tham gia nòng cốt: 463 người; - Cam kết với 1.488 hộ gia đình, 04 Trường học ở ven rừng, gần rừng về việc không gây ra cháy rừng.

- Mua sắm trang bị bổ sung dụng cụ PCCC gồm: 16 cây rựa, xẻng; 06 xô đựng nước, 2 máy cắt cỏ, ngoài ra còn mua thêm 40 can đựng nước, 30 xẻng, 20 cuốc cào cấp

cho các trạm, các xã phường có rừng để đảm bảo tính cơ động cho việc chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.

- Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho hạt Kiểm lâm Đồng Hới mượn 1 máy phun nước, 1 máy thổi hơi, Kiểm lâm vùng 2 cho hạt Kiểm lâm Đồng Hới mượn 1 máy bơm nước công suất lớn để phục vụ công tác chữa cháy.

- Ở cơ quan Hạt tổ chức trực 24/24h, kể cả ban đêm và ngày thứ 7, chủ nhật. Trong thời gian cao điểm tổ chức trực 100% con số. Ở xã, phường, các chủ rừng thực hiện chế độ trực PCCCR theo phương án của mỗi đơn vị. Tổng kinh phí phục vụ cho công tác PCCCR lên đến hàng chục triệu đồng từ các nguồn.

- Từ đầu mùa nắng nóng kịp thời phối hợp với Đài truyền thanh- Truyền hình thành phố làm phóng sự để tuyên truyền rộng rãi trên kênh truyền hình Tỉnh; in ấn bổ sung băng đĩa, tài liệu để cấp phát về cơ sở nhằm tuyên truyền về BVR, PCCCR.

- Tuyên truyền qua kênh truyền thanh của xã, phường; phối hợp UBND các xã, phường tổ chức các lớp, hội nghị tuyên truyền về công tác BVR- PCCCR (với 420 lượt người tham gia).

- Tổ chức giao lưu văn nghệ với chủ đề tuyên truyền công tác BVR - PCCCR; KLĐB kết hợp tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp thôn, tổ dân phố.

- Phối hợp với các Ban giám hiệu các trường học tổ chức tuyên truyền, giáo dục các em học sinh trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

3) Xây dựng, tu sửa các công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy

Toàn thành phố có 08 chòi canh lửa rừng, hơn 50 km đường băng cản lửa, trên 70 bảng quy ước bảo vệ rừng, biển niêm yết cấm lửa, được bố trí tại các Lâm phần của các Chi nhánh Lâm trường, Công ty, những nơi có diện tích rừng lớn. Đặc biệt là những vùng có rừng Thông trồng tập trung, gần khu dân cư nhiều người qua lại. Qua thực tế cho thấy, một số chòi canh chưa phát huy tác dụng với lý do: Một số chòi canh ở vị trí thấp, tầm quan sát hạn chế; đối với những chòi canh có độ cao thì không đảm bảo điều kiện làm việc cho người trực.

Hệ thống đường băng cản lửa so với yêu PCCCR vẫn còn thiếu, đặc biệt có vùng nếu xảy ra cháy lớn sẽ rất khó tập kết lực lượng và phương tiện. Hệ thống hồ, đập dự trữ nước phân bố không đều, địa hình phức tạp, phương tiện chữa cháy chủ yếu là thủ công, còn xe cứu hỏa vào đến hiện trường khó phát huy tác dụng.

Với điều kiện kinh phí còn hạn hẹp chưa thể đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác PCCCR. Năm 2015 Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã cho xây dựng thêm 1 chòi

canh lửa tại Trạm Kiểm lâm Phú Quý với chiều cao lớn hơn, khang trang giúp phát huy hiệu quả việc quan sát phát hiện các điểm lửa để kịp thời có phương án cụ thể. Qua thống kê các đơn vị là chủ rừng như chi nhánh lâm trường Đồng Hới, Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới, chi nhánh lâm trường Vĩnh Long thì các chủ rừng đã chuẩn bị khá chu đáo, bằng vốn tự có của các đơn vị đã mua sắm thêm dụng cụ như bàn dập lửa, rựa, cào, can chứa nước, phương tiện thông tin liên lạc….Tuy nhiên trang bị còn ít và thô sơ. Khi có cháy rừng chủ yếu huy động lực lượng tại chỗ và phương tiện tại chỗ sẵn có trong dân là chính.

4) Công tác xử lý nguồn vật liệu cháy

Công tác xử lý nguồn vật liệu cháy trong rừng trước mùa cháy là biện pháp phòng cháy có hiệu quả nhất. UBND Thành phố đã chỉ đạo Hạt Kiểm Lâm tăng cường cán bộ Kiểm Lâm về địa bàn các xã, các Chi nhánh Lâm trường, Xí nghiệp, kiểm tra các khu rừng xung yếu, những khu rừng có nguy cơ cháy cao. Vì thế những nơi có diện tích rừng tập trung dễ cháy đã được xử lý thực bì dưới tán rừng. Đặc biệt các Chi nhánh Lâm trường như Chi nhánh Lâm trường Đồng Hới, Chi nhánh Lâm trường Vĩnh Long, các lâm trường đã chú trọng đầu tư kinh phí, nhân lực đáng kể để tiến hành thực hiện biện pháp đốt trước có điều khiển nguồn vật liệu cháy, do vậy đã hạn chế rất lớn nguy cơ cháy rừng. Trong năm 2015, trước mùa khô các đơn vị nói trên đã đốt trước hàng ngàn ha thuộc đối tượng rừng trồng thông nhựa.

Tuy vậy vẫn còn một số khu rừng chưa được xử lý thực bì trước mùa khô, đối tượng này chủ yếu là diện tích rừng non, rừng trồng chưa khép tán và đã hết thời kỳ chăm sóc từ 4 - 12 năm, nhất là số diện tích rừng trồng thông nhựa thuộc Dự án 327 và Dự án 661…của các Chi nhánh Lâm trường chuyển giao lại cho chính quyền địa phương và hộ gia đình quản lý theo Quyết định số: 2541/QĐ-UB ngày 16/10/2007 và Quyết định số: 1961/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình.

5) Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về PCCCR

Đã làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót để bổ sung và hướng dẫn những việc đã làm được và chưa làm được giúp cho các địa phương và chủ rừng thực hiện tốt công tác PCCCR.

Đến năm 2015, Ban chỉ huy PCCCR tỉnh đã tổ chức kiểm tra các đơn vị chủ rừng trên địa bàn Thành phố. Qua những lần kiểm tra đều cho thấy, các địa phương và chủ rừng đã chuẩn bị tốt phương án, lực lượng và phương tiện tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra. Sau các lần kiểm tra đã có kết luận chỉ rõ những kết quả đã làm được cũng như những thiếu sót cần bổ sung, giúp cho các địa phương và chủ rừng thực hiện tốt công tác PCCCR.

6) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây ra cháy rừng * Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã làm được như đã nêu ở trên, công tác BVR nói chung PCCCR nói riêng vẫn còn những tồn tại đó là.

- Nguy cơ cháy rừng có thể xuất hiện bất kỳ ở thời điểm nào trong mùa khô hạn, chúng ta chưa lường hết khả năng kiểm soát được các điểm phát lửa.

- Công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật chưa được thường xuyên, và chưa thực sự sâu rộng. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn hạn chế.

- Ý thức của người dân trong công tác BVR, PCCCR còn yếu, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên và học sinh.

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các chủ rừng còn hạn chế. Hoạt động của một số Ban chỉ huy cấp xã và các tổ, đội PCCCR còn yếu. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR cũng như dụng cụ chữa cháy còn thô sơ, bảo hộ lao động cho người chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)