Công tác quản lý các trang trại gây nuôi động vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.7. Công tác quản lý các trang trại gây nuôi động vật rừng

Để thực hiện tốt công tác quản lý trại nuôi ĐVR, Hạt kiểm lâm đã xây dựng kế hoạch 144/KH-KL và kế hoạch 150/KH-KL ngày 02 tháng 12 năm 2014 về việc kiểm tra công tác quản lý trại nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVR trên địa bàn Đồng Hới với các nội dung:

- Kiểm tra giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản sinh trưởng, hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của động vật đưa vào gây nuôi.

- Kiểm tra điều kiện chuồng trại, hệ thống xử lý vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

3.4.7.1. Tình hình gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng trên địa bàn

Bảng 3.6. Số hộ gia đình và trang trại gây nuôi động vật rừng tính đến 2016.

TT Tên trại nuôi

(Địa chỉ)

Mã số trại nuôi

(Ngày cấp GCN) Loài vật nuôi

Bảo Ninh

1

Công TNHH Hưng biển (Trần Vĩnh Dũng) Thôn cửa Phú -Bảo Ninh

09/KL-QB 9/6/2014 Lợn rừng (Sus scrofa) Kỳ đà vân (Varanus bengalensis) 2 Phạm Văn Xuân

Thôn cửa Phú - Bảo Ninh

17/KL-ĐH 11/6/2014 Nhím bờm (Hystrix brachyura) Hải Đình - Đồng Phú 3 DNTN DV Hiếu Nghĩa (Nguyễn Thị Thuận) 44 Ng.Trải - Hải Đình 00078/KL-ĐH 31/12/2014 Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) Rùa núi vàng (Indotestudo elongata)

Lộc Ninh 4 Nguyễn Bình San Thôn 1 - xã Lộc Ninh 05/KL-QB 24/5/2013 Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis) 5 Nguyễn Xuân Sử Thôn 11 - xã Lộc Ninh 09/KL-ĐH-QB 15/8/2013 Nhím (Hystrix brachyura) Lợn rừng (Sus scrofa) Bắc Lý

6 Hoàng Văn Các; TDP 8 - Phường Bắc Lý 07/KL-ĐH-QB

12/7/2013 Lợn rừng (Sus scrofa)

7 Lê Thị Kim Anh; TDP 1- Phường Bắc Lý 66/KL-ĐHQB

29/12/2014

Nhím Bờm (Hystrix brachyura) Vòi hương

(Paradoxurus Hermaphroditus)

Đức Ninh

8 Hoàng Văn Mịn; Đức Sơn- Đức Ninh 22/KL-ĐH

08/9/2014

Nhím

(Hystrix brachyura)

Nghĩa Ninh

9 Hồ Bình Dưỡng; Thôn 8 - Nghĩa Ninh 11/KL-ĐH-QB

Bắc Nghĩa

10 Nguyễn Xuân Quang; TDP 13 - Bắc Nghĩa 102/KL-ĐHQB

12/11/2012

Lợn rừng (Sus scrofa) Nhím bờm (Hystrix brachyura)

11 Phạm Xuân Hải; TDP 13 - Bắc Nghĩa 04/KL-QB

17/5/2013

Lợn rừng (Sus scrofa) Kỳ đà hoa (Varanus salvator)

12 Thịnh Vượng; TDP11 - Bắc Nghĩa 18/KL-ĐH

20/6/2014

Trỉ đỏ (Phasianus colchicus) Nhím bờm (Hystrix brachyura)

13 Chí hướng mới; TDP 6 - Bắc Nghĩa 05/KL-ĐHQB

4/7/2013 Trỉ đỏ (Phasianus colchicus) 14 Lê Thị Thiết TDP11-Phường Bắc Nghĩa 12/KL-QB 29/10/2014 Lợn rừng (Sus scrofa) Rùa đất Sêpon (Geoemyda tcheponensis) Rùa Ba gờ (Malayemys subtirijuga)

Ton (Atherurus macrourus)

Cầy vòi hương (Paradoxurus

Hermaphroditus)

Nhím bờm (Hystrix brachyura) Kỳ đà vân (Varanus bengalensis)

Kỳ đà hoa (Varanus salvator)

15 Trường Sinh; TDP 9 - Bắc Nghĩa 10/KL-QB

3/8/2014

Rùa Ba gờ Malayemys subtrijuga) Ba ba trơn

(Pelodiscus sinensis)

Đồng Sơn

16 Hưng Thịnh; TDP 8 - Phường Đồng Sơn 14/KL-ĐH

7/4/2014 Nhím (Hystrix brachyura)

17 Trần Thị Tuyết; Tổ 8- TK9 - Đồng Sơn 13/KL-ĐH

7/4/2014 Nhím bờm (Hystrix brachyura)

18 Phạm Anh Chung; TDP 7 - phường Đồng Sơn 25/KL-ĐH

7/11/2014 Lợn rừng (Sus scrofa)

19 Trại giam Đồng Sơn; Phường Đồng Sơn 63/KL-ĐHQB

Hình 3.5. Diễn biến số lượng trang trại gây nuôi động vật rừng.

Thuận Đức

20 Phạm Minh Châu; Thuận Vinh - Thuận Đức 19/KL-ĐH

11/8/2014 Nhím bờm (Hystrix brachyura)

21 Nguyễn Đức Mỹ; Thuận Vinh - Thuận Đức 21/KL-ĐH

11/8/2014 Nhím Bờm (Hystrix brachyura)

22 Phi Mạnh Dũng; Thuận Phước- Thuận Đức 83/KL-ĐHQB

14/5/2012 Lợn rừng (Sus scrofa)

23 Bùi Văn Chuyển; Thuận Ninh – Thuận Đức 02/KL-ĐH-QB

Tình hình gây nuôi động vật rừng trong giai đoạn 2012 đến 2015 nhìn chung có xu hướng giảm về số lượng trại nuôi. Số trại nuôi nhiều nhất thuộc về năm 2013. Tính đến năm 2015, tổng số trại nuôi động vật rừng được cấp giấy chứng nhận và đang quản lý: 23 trại (giảm so với năm 2014 là 07 trại; nguyên nhân do một số chủ trại nuôi không có nhu cầu tiếp tục hoạt động gây nuôi).

Nhìn chung các trại nuôi động vật rừng trên địa bàn đã nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý trại nuôi, chấp hành nghiêm túc các thủ tục, điều kiện gây nuôi; các cơ sở gây nuôi đã đầu tư, xây dựng chuồng trại đảm bảo an toàn cho người và môi trường xung quanh.

3.4.7.2. Công tác quản lý trang trại

Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, ngành về công tác quản lý trại nuôi ĐVR, Hạt đã tổ chức phổ biến đến các cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị, hướng dẫn các cơ sở gây nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVR trên địa bàn nhằm thực hiên đúng các quy định.

Hạt đã chỉ đạo và giao trách nhiệm 01 đồng chí Phó Hạt trưởng trực tiếp chỉ đạo, phân công cán bộ Kỹ thuật theo dõi, tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tại Hạt; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo; chỉ đạo cán bộ Kiểm lâm địa bàn kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở gây nuôi động vật rừng theo quy định.

Thực hiện công văn số 435/KL-BTTN ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký và công tác quản lý trại nuôi động vật hoang dã, Hạt đã tổ chức hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm tra các điều kiện, hồ sơ để cấp giấy chứng nhận cho các trại nuôi ĐVR theo đúng quy định; cấp sổ theo dỏi diễn biến ĐVR trong trại nuôi để các chủ cơ sở chủ động cập nhập.

3.4.7.3. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các cơ sở gây nuôi sinh sản/sinh trưởng ĐVR

Nhìn chung các trại nuôi động vật rừng trên địa bàn đã nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý trại nuôi: chủ trại nuôi đã mở sổ theo dõi, thông báo với Kiểm lâm địa bàn về chủng loại, số lượng động vật rừng tăng, giảm để Kiểm lâm địa bàn kiểm tra, xác nhận và vào sổ theo dõi. Khi xuất bán động vật rừng, các chủ cơ sở đến tại Hạt để làm các thủ tục, lập hồ sơ xác nhận vận chuyển, lưu thông theo quy định.

Qua kiểm tra hồ sơ và đối chiếu thực tế các loài ĐVR gây nuôi tại các trang trại cho thấy số loài, số lượng động vật rừng đưa vào gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp.

Kiểm tra hệ thống chuồng trại cho thấy, đa số các cơ sở gây nuôi đã đầu tư, xây dựng kiên cố đảm bảo các loài vật nuôi không bị sổng ra ngoài gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người nuôi và cộng đồng dân cư; vệ sinh môi trường tương đối đảm bảo.

Thực hiện ký cam kết giữa Hạt Kiểm lâm với các cơ sở gây nuôi về việc không mua, bán, nuôi nhốt, giết mổ ĐVR trái pháp luật. Các cơ sở gây nuôi đã thực hiện nghiêm túc nội dung trong bản cam kết.

Một số trại nuôi được cấp giấy chứng nhận, hiện nay không tiếp tục hoạt động gây nuôi Hạt đã chỉ đạo thu hồi Giấy chứng nhận.

3.4.7.4. Một số khó khăn, tồn tại

- Công tác gây nuôi còn nhỏ lẻ nên gây khó khăn trong công tác quản lý.

- Kỷ thuật gây nuôi sinh sản, sinh trưởng của các cơ sở còn hạn chế, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỷ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới, các tổ chức, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng đã được Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Đồng Hới cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên qua thời gian kiểm tra, giám sát, theo dõi một số trại nuôi ĐVR thực hiện công tác quản lý chưa chặt chẽ, còn bộc lộ hạn chế.

Để quản lý các trại nuôi động vật rừng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật, Hạt kiểm lâm Đồng Hới yêu cầu các Trạm Kiểm lâm, Tổ Kiểm lâm cơ động, Kiểm lâm địa bàn, các chủ trại nuôi thực hiện một số nội dung sau:

1. Đối với Trạm Kiểm lâm, Tổ Kiểm lâm cơ động

Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các trại nuôi động vật rừng tuân thủ các quy định về công tác quản lý ĐVR nói chung và quản lý trại nuôi ĐVR nói riêng.

2. Đối với Kiểm lâm địa bàn

- Thường xuyên kiểm tra hồ sơ nhập, xuất động vật rừng và động vật rừng thực tế hiện có trong trại nuôi. Trường hợp động vật rừng gây nuôi bị chết, Kiểm lâm địa bàn phải lập biên bản.

- Hướng dẫn chủ trại nuôi vào sổ nhập, xuất động vật rừng theo quy định, hướng dẫn các thủ tục xuất bán. Khi trại nuôi nhập, xuất động vật rừng kiểm lâm địa bàn phải hướng dẫn chủ trại nuôi vào sổ nhập, xuất; đồng thời kiểm lâm địa bàn phải ký xác nhận tại thời điểm nhập, xuất.

- Trước ngày 20 tháng cuối quý, kiểm lâm địa bàn kiểm tra số liệu trại nuôi ghi chép, cân đối giữa sổ với thực tế động vật rừng hiện có; xác nhận vào sổ nhập xuất động vật và báo cáo diễn biến trại nuôi động vật rừng cho Hạt Kiểm lâm theo quy định.

- Khi trại nuôi không còn cá thể thuộc loài đăng ký trong giấy chứng nhận và chủ trại nuôi không có nhu cầu tiếp tục nuôi động vật rừng, Kiểm lâm địa bàn làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận và các hồ sơ có liên quan.

3. Đối với chủ trại nuôi

- Chủ trại nuôi phải báo với Kiểm lâm địa bàn để kiểm tra khi trại nuôi có nhập, xuất động vật rừng. Trong sổ nhập, xuất phải thể hiện đầy đủ các nội dung: ghi rõ nguồn gốc nhập (mua vào theo hóa đơn, bảng kê lâm sản hoặc sinh sản), lý do xuất (xuất bán, chết).

- Thường xuyên kiểm tra chuồng trại đảm bảo an toàn cho người và động vật nuôi; thường xuyên vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

- Khi xuất bán động vật rừng và sản phẩm của chúng: Thực hiện thủ tục theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ NN và PTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý TVR, ĐVR nguy cấp, quý, hiếm; cụ thể:

+ Đối với động vật rừng thông thường gây nuôi: Chủ trại nuôi làm đơn xin vận chuyển ĐVR gây nuôi, lập bảng kê lâm sản, hóa đơn bán hàng (đối với tổ chức) trình Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận lưu thông theo quy định.

+ Đối với ĐVR và sản phẩm của chúng thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm ngoài các thủ tục nêu trên khi vận chuyển ra địa bàn ngoại tỉnh phải đến Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình xin giấy phép vận chuyển đặc biệt mới được lưu thông.

- Trước ngày 20 tháng cuối quý, trại nuôi cân đối nhập, xuất báo cáo Kiểm lâm địa bàn để ký xác nhận, chốt số liệu vào sổ nhập, xuất.

- Khi không có nhu cầu tiếp tục nuôi ĐVR theo giấy chứng nhận chủ trại nuôi phải làm đơn trình bày nêu rõ lý do và xin thu hồi giấy chứng nhận trại nuôi gửi Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn để làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận và các hồ sơ có liên quan.

Theo rà soát hiện nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 11 cơ sở kinh doanh, chế biến sản phẩm từ động vật rừng; trong đó được rà soát, thống kê trong năm 2014 là 09 cơ sở, rà soát phát hiện bổ sung trong năm 2015 là 02 cơ sở. Hạt đã tổ chức ký cam kết không kinh doanh, mua bán, tiêu thụ bất hợp pháp ĐVR và sản phẩm của chúng đối với các cơ sở nói trên. Đồng thời Hạt đã chủ động thực hiện và phối hợp với Chi Cục Kiểm

lâm dán áp phích tuyên truyền không kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ ĐVR và sản phẩm của chúng tại các nhà hàng, quán ăn đã ký cam kết;

Chỉ đạo các Trạm KL, Tổ KLCĐ, KLĐB kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các nhà hàng, quán ăn. Qua kiểm tra, giám sát nhìn chung các nhà hàng, quán ăn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; bảo quản các bản cam kết đúng vị trí, không tẩy xóa, rách nát;

Ngoài ra Hạt đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, phường về việc tăng cường bảo vệ các loài chim hoang dã và kiểm tra, tháo gỡ lưới bẩy chim tại vùng ruộng lúa thuộc xã Lộc Ninh, phường Đồng Phú và Phú Hải. Các Trạm Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho UBND xã, phường tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài chim hoang dã, tháo gỡ lưới bẩy bắt chim. Kết quả thực hiện đã tổ chức đoàn tuyên truyền, tháo gỡ toàn bộ lưới bẩy bắt chim trên các cánh đồng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 63)