Công tác quản lý các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh mộc mỹ nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.6. Công tác quản lý các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh mộc mỹ nghệ

Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Đồng Hới, các doanh nghiệp, hộ gia đình xản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ đã thực hiện đảm bảo trình tự, thủ tục nhập, xuất lâm sản theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và Thông tư 42/2012/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2012 sửa đổi Thông tư 01. Tuy nhiên qua thời gian kiểm tra, giám sát, theo dõi một số doanh nghiệp, hộ gia đình xản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ thực hiện chưa đúng quy định như: không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản; hàng tháng, hàng quý không cân đối sổ nhập, xuất; khi xuất lâm sản không đến Hạt kiểm lâm để xác nhận lưu thông; thực hiện chế độ báo cáo chưa đúng thời gian quy định. Để thực hiện đúng quy định Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 và Thông tư

42/2012/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2012 sửa đổi Thông tư 01 và Công văn sô 576/KL/TT-PC của Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Thông tư 42/2012/TT- BNNPTNT, Hạt kiểm lâm Đồng Hới yêu cầu các doanh nghiệp, hộ gia đình xản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ trên địa bàn thực hiện một số nội dung như:

- Chủ lâm sản có trách nhiệm mở sổ, ghi chép vào sổ nhập xuất lâm sản ngay khi nhập, xuất lâm sản thể hiện rõ các nội dung: ngày tháng nhập, xuất lâm sản, tên lâm sản, nguồn gốc lâm sản; quy cách, số lượng, khối lượng, tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT.

- Khi xuất lâm sản thực hiện thủ tục theo quy định tại điều 17 Thông tư 01 cụ thể: Đối với tổ chức xuất ra phải có hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản trình Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận lưu thông. Đối với cá nhân, hộ gia đình xuất ra phải có bảng kê lâm sản trình Hạt Kiểm lâm kiểm tra, xác nhận lưu thông theo quy định.

- Hàng tháng các doanh nghiệp, hộ gia đình xản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ cân đối nhập, xuất vào cuối mỗi trang. Trước ngày 30 tháng cuối quý cân đối nhập, xuất, tồn kho trong quý và báo cáo về Hạt Kiểm lâm Đồng Hới (qua bộ phận TT-PC).

- Việc sử dụng bảng kê lâm sản có đóng dấu treo của Hạt Kiểm lâm Đồng Hới để sử dụng ở các cơ sở mộc mỹ nghệ hiện nay không còn phù hợp (không có giá trị từ ngày 01/7/2015), đề nghị các doanh nghiệp, hộ gia đình xản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ trên địa bàn giao, nộp toàn bộ bảng kê lâm sản nói trên về Hạt Kiểm lâm Đồng Hới để quản lý theo quy định.

Sau khi quản lý chặt chẽ bằng việc hướng dẫn, nhắc nhở thực hiện đúng quy định về sổ theo dõi nhập xuất lâm sản thì các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh mộc mỹ nghệ trên địa bàn đã thực hiện tốt. Qua đó, Hạt kiểm lâm Đồng Hới nắm số liệu một cách chặt chẽ đầu ra, đầu vào, cũng như tình hình buôn bán của các cơ sở nói trên để báo cáo cho Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)