Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.6.2. Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

3.6.2.1. Hoạt động và tình hình kiểm tra trên địa bàn Thành phố

Thành phố Đồng Hới có địa bàn tương đối rộng, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có cả đường Quốc lộ IA và đường Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận tiện cho việc tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép đến các vùng lân cận. Trên cơ sở đó, Hạt Kiểm Lâm Thành phố Đồng Hới cần xây dựng phương án triệt để hơn nữa để ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh, chế biến gỗ, động vật hoang dã và các lâm sản phi gỗ trên địa bàn, đối với những địa bàn, tụ điểm, tuyến đường giao thông cần tăng cường kiểm tra.

Để kiểm tra, bắt giữ gỗ, động vật hoang dã và các lâm sản phi gỗ được vận chuyển trên các loại phương tiện vận tải, lực lượng Kiểm lâm phải lập phương án tổ chức, tiếp cận, bám sát đối tượng để nắm rõ thông tin tình hình hoạt động ở các tụ điểm thường xuyên tập kết hàng. Các cán bộ đã cung cấp thông tin thường xuyên về đơn vị và kêu gọi sự giúp đỡ khi cần; trong quá trình vận chuyển, bọn lâm tặc thường xuyên sang xe, chuẩn bị biển số giả để đánh lạc hướng cơ quan điều tra; lúc bị lực lượng Kiểm lâm kiểm tra thì phải tránh hiện tượng chúng dùng mọi thủ đoạn nguy hiểm chống lại hòng trốn thoát.

Phần lớn các xe ô tô dùng để vận chuyển lâm sản trái phép là những xe có chất lượng tốt và thường hoạt động vào ban đêm, do đường dễ đi và vắng người nên chúng chạy với tốc độ rất cao khiến cho các lực lượng chức năng rất khó truy đuổi để kiểm soát.

3.6.2.2. Phương án kiểm tra và phân công bố trí lực lượng

Các bên liên quan như Ban quản lý rừng, UBND các xã phường phải tăng cường tham mưu cho UBND Thành phố phối hợp với lực lượng Kiểm Lâm kiểm tra rà soát phân loại các tổ chức cá nhân đang tham gia kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn đánh giá phân loại đối tượng theo quy mô và hình thức kinh doanh để có giải pháp xử lý thích hợp.

Xử lý nghiêm minh đối với những tổ chức cá nhân hoạt động không có giấy phép, tàng trữ kinh doanh lâm sản không có nguồn gốc hợp pháp. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết về việc thực hiện kinh doanh đúng pháp luật. Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản mở sổ theo dõi xuất nhập lâm sản thường xuyên lên đối chiếu với Hạt Kiểm Lâm.

Hạt Kiểm Lâm phải thường xuyên bố trí Kiểm Lâm địa bàn phụ trách các xã phường có cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản để gián tiếp theo dõi việc hoạt động kinh doanh chế biến lâm sản, cài cắm thông tin để phát hiện sai phạm trong việc kinh doanh chế biến lâm sản.

Tăng cường công tác tuần tra ở các địa phương trọng điểm của Thành phố; đối với công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản trên các tuyến đường giao thông, tiến hành tổ chức mua tin báo, cài cắm thông tin, mở sổ theo dõi tin báo, bố trí cán bộ thường trực ở đơn vị 24/24 giờ trong ngày. Khi có tin báo chính xác thì lãnh đạo Hạt tổ chức lực lượng kiểm tra bắt giữ và xử lý theo pháp luật.

Lực lượng Kiểm Lâm tích cực tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các chỉ thị, lập kế hoạch tổ chức truy quét, phối hợp chặt chẽ với các ngành tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 75)