Công tác phòng trừ sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 65)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.8. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại

3.4.8.1. Tình hình sâu bệnh hại rừng trên địa bàn

Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu khắc nghiệt, mùa nắng nóng và mùa mưa kéo dài kèm theo khí hậu ẩm ướt, độ ẩm cao làm cho sâu bệnh hại dễ dàng phát triển. Mặt khác trước đây do chưa nhận thức được đầy đủ về kỹ thuật lâm sinh, vì chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt nên rừng trồng trước đây thường trồng tập trung thuần loài làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên, việc bố trí cây trồng chưa phù hợp với tình hình đất đai, việc tuyển chọn nguồn giống còn sơ sài, chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc,… đó là nguyên nhân dẫn đến trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện một số sâu bệnh gây hại cây rừng.

Theo nguồn số liệu hiện có của Hạt Kiểm Lâm Thành phố Đồng Hới trên địa bàn Thành phố thường có một số loài sâu bệnh sau:

- Bệnh khô lá Bạch đàn: Gây hại trên các lâm phần Bạch đàn trồng thuần loài đồng tuổi, nó làm khô lá Bạch đàn ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây, bệnh thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, loại bệnh này phát triển mạnh khi độ ẩm không khí tăng cao. Trong vòng 5 năm (2009 – 2013), trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, bệnh khô lá Bạch đàn xuất hiện rải rác vào năm 2012.

- Bệnh vàng lá Keo: Xuất hiện ở các rừng Keo lá Tràm trên các vùng đất trũng thoát nước kém, bệnh xuất hiện và phát triển mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 1

năm sau. Trong vòng 5 năm, trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, bệnh vàng lá Keo xuất hiện rải rác vào năm 2013.

- Bệnh sâu róm hại Thông: Do thời tiết bất thường nên sâu róm phát triển mạnh ăn trụi lá Thông làm cây có nguy cơ chết, bệnh thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11. Trong vòng 5 năm, trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, bệnh sâu róm Thông xuất hiện rải rác vào năm 2012.

Theo số liệu báo cáo của Hạt Kiểm Lâm Thành phố Đồng Hới sâu bệnh hại chỉ mới xuất hiện gây hại ở dạng cục bộ chứ chưa thành dịch.

Bảng 3.7. Thống kê tình hình sâu bệnh hại rừng trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2010-2014.

Diện tích bị sâu bệnh hại

(ha)

Chủ rừng quản lý Loại sâu bệnh

2010 10,2 Trại giam Đồng Sơn Khô lá bạch đàn

2011 7,4 CN Lâm trường Đồng Hới Sâu róm thông

2012 7,1 CN Lâm trường Vĩnh Long Sâu róm thông

2013 4,2 Rừng trồng thuộc xã Thuận Đức Vàng lá keo

2014 0 0 0

Tổng 28,9

3.4.8.2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Để thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng trên địa bàn, trong những năm qua Hạt Kiểm Lâm Thành phố Đồng Hới đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Thành phố Đồng Hới đã triển khai một số biện pháp cụ thể như sau:

- Lập ô định vị để tiến hành điều tra dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại rừng trên địa bàn.

+ Đối với rừng Bạch đàn thì lập 1 ô tiêu chuẩn 500m2

ở khu vực xã Bắc Nghĩa để theo dõi điều tra nắm bắt tình hình sâu bệnh hại ở đây.

+ Đối với Keo lá Tràm thì lập ô tiêu chuẩn 1000m2

để theo dõi tình hình sâu bệnh hại tại tiểu khu 352A xã Lộc Ninh và tiểu khu 308 phường Đồng Sơn.

+ Đối với Thông thì lập ô tiêu chuẩn 500m2

để theo dõi điều tra sâu bệnh hại tại tiểu khu 261 xã Thuận Đức.

Hạt Kiểm Lâm đã tiến hành cử cán bộ Kiểm Lâm địa bàn kết hợp với cán bộ Lâm nghiệp của các xã, phường có rừng theo dõi điều tra tình hình sâu bệnh hại trên các ô định vị, hàng tuần, hàng tháng có báo cáo kết quả về Hạt.

- Thông qua các kết quả điều tra thường xuyên để có dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh hại rừng trên địa bàn để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác phòng trừ sâu hại cho các cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nhằm đề xuất giải pháp quản lý, phát triển rừng bền vững tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 65)