- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Sử dụng một số công
cụ sau:
+ Lát cắt sinh thái: đi tới nơi người dân thường khai thác lâm sản ngoài gỗ để tìm hiểu các sản phẩm mà người dân khai thác.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc các cán bộ quản lý rừng, quản lý dự án, người thu mua lâm sản ngoài gỗ, người dân khai thác và trồng lâm sản ngoài gỗ thông qua các bảng hỏi. Lựa chọn 3 thôn tiêu biểu trong mỗi xã để tiến hành nghiên cứu, tại mỗi thôn lựa chọn 10 người dân đại diện cho các hộ gia đình có khai thác LSNG để phỏng vấn.
+ Lịch thời vụ khai thác lâm sản ngoài gỗ.
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các loại lâm sản ngoài gỗ:
Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2, có kích thước tùy thuộc vào thực địa điều tra, sau đó đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về D , D D, H .
+ Mô hình Mây nước: ÔTC diện tích 500m2 (20m x 25m) theo các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, sau đó đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của mây trong ÔTC: đường kính gốc (D0), chiều dài vút ngọn (Hvn). Tính tỷ lệ sống của Mây nước trong mô hình.
+ Mô hình Bời lời đỏ: Chúng tôi tiến hành lập 1 ÔTC diện tích 500m2 (20m x 25m) cho mỗi độ tuổi để thu được các chỉ tiêu sinh trưởng trong mô hình. Sau khi có được số liệu sinh trưởng trung bình của các giá trị trong mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành xác định cây ngoài thực tế có các chỉ tiêu giống với cây trung bình. Mỗi ô tiêu chuẩn chặt hạ 3 cây, bóc vỏ và cân trọng lượng thu được. Trọng lượng vỏ của mô hình sẽ được tính theo công thức:
Mvỏ MH(kg/ha) = vỏ cây TB x N
Trong đó:
Mvỏ MH: trọng lượng vỏ của mô hình (kg/ha) vỏ cây TB: trọng lượng vỏ cây TB (kg/cây) N: mật độ (cây/ha)
+ Mô hình trồng cây Đoác: Chúng tôi tiến hành lập các ÔTC diện tích 100m2 (10m x 10m) cho mỗi độ tuổi để thu được các chỉ tiêu sinh trưởng trong mô hình. Sau khi có được số liệu sinh trưởng trung bình của các giá trị trong mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành xác định cây ngoài thực tế có các chỉ tiêu giống với cây trung bình. Tiến hành các thao tác để lấy dung dịch từ buồng trái của cây một cách cẩn thận. Sau đó tính toán số lượng dung dịch thu được từ cây. Thể tích dung dịch thu được từ thân cây được tính theo công thức:
Vdd MH(l/ha) = V’dd cây TB x N
Trong đó:
Vdd MH: thể tích dung dịch từ buồng trái của cây trong mô hình (l/ha)
V’dd cây TB: thể tích dung dịch từ buồng trái trung bình của cây trong mô hình (l/ha) N: mật độ (cây/ha)
- Phương pháp tính hiệu quả kinh tế của các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ:
Sử dụng phần mềm tính toán trong Excel để tính toán các giá trị.
Thu thập thông tin về tổng chi phí (đầu ra), tổng thu nhập (đầu vào) của mỗi mô hình, ta tính được:
- Giá trị hiện tại thuần (NPV- Net present value): Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hiện tại của tất cả các thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của các chi phí trong chu kì sản xuất kinh doanh.
NPV = BPV- CPV= = + − n i r i Ci Bi 0 (1 )^ Trong đó:
NPV: giá trị hiện tại thuần (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại) BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập.
CPV: Giá trị hiện tại của chi phí. Bi: thu nhập hiện tại của năm thứ i Ci: chi phí hiện tại của năm thứ i
r : tỉ lệ lãi suất vay theo ngân hàng (r = 8,5% ) i : thời gian (năm)
n : tổng số năm của chu kì đầu tư Nếu:
NPV>0, kinh doanh đảm bảo có lãi NPV<0, kinh doanh bị thua lỗ
Chỉ tiêu này cho biết quy mô của lợi nhuận về mặt số lượng. Nó cho phép lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư như nhau, phương án nào có NPV lớn nhất thì được lựa chọn.
Tỷ lệ thu nhập/chi phí (BCR- Benefit/cost ratio) : Là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại. BCR cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được mấy đồng thu nhập (các khoản thu và chi đã được đưa về mặt bằng thời gian hiện tại).
BCR = BPV/CPV Trong đó: BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập CPV: Giá trị hiện tại của chi phí. Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có lãi. Nếu BCR < 1 thì phương án kinh doanh thua lỗ.
Chỉ tiêu này phản ánh về mặt chất lượng của đầu tư, tức là nó cho biết mức độ thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn.
- Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR- Internal rate of return), còn gọi là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại, là một tỷ lệ chiết khấu, khi tỷ lệ này làm cho giá trị NPV=0, có nghĩa là khi:
0 )^ 1 ( 1 = + − n t r Ct Bt thì r = IRR
Chỉ tiêu này cho biết được khả năng thu hồi vốn đầu tư hay nó phản ánh mức độ quay vòng của vốn, vì vậy từ IRR có thể xác định được thời điểm hoàn trả vốn đầu tư. Nó cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có IRR lớn hơn thì được lựa chọn.
Nếu:
IRR > r : Đầu tư có mức lãi cao hơn bình thường Khi IRR < r : Đầu tư bị thua lỗ
- Phương pháp phân tích hiệu quả xã hội:
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt: Dùng phương pháp phỏng vấn để biết được số năm mô hình bắt đầu cho khai thác. Mô hình nào cho sản phẩm sớm nhất thì khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt là tốt nhất và ngược lại.
+ Hiệu quả giải quyết việc làm: Sử dụng phương pháp tính toán trực tiếp để tính số lượng công lao động cho toàn chu kỳ và trung bình hàng năm của các mô hình. Mô hình nào có số công trung bình hàng năm cao nhất thì cho hiệu quả giải quyết việc làm lớn nhất và ngược lại.
+ Nhu cầu phát triển các mô hình LSNG của các hộ gia đình: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để biết được các hộ gia đình có mong muốn phát triển mô hình LSNG nào. Mô hình được nhiều hộ muốn trồng nhất sẽ được cho điểm cao nhất.