3) Phương pháp phân tích
3.2.4. Cách thức vận chuyển, bảo quản
Bảng 3.6. Cách thức vận chuyển và bảo quản một số lâm sản ngoài gỗ
TT Loại LSNG Cách vận chuyển Cách bảo quản
1 Các loại mây Gùi Phơi khô
2 Tre, nứa, lồ ô Mang vác Phơi khô, gác trên bếp
3 Đót Mang vác Phơi khô
4 Lá nón Gùi Phơi khô
5 Măng các loại Gùi Luộc rồi phơi khô, ngâm muối
6 Các loại rau Gùi
7 Chuối rừng Gùi
8 Các loại nấm Gùi
9 Mật ong Gùi Đóng chai
- Nhóm lương thực, thực phẩm: đây là những loại LSNG có khối lượng nhỏ nên người dân chủ yếu dùng gùi để vận chuyển về nhà. Thường thì sau đó người dân sử dụng ngay cho bữa ăn hàng ngày. Riêng với các loại măng rừng, khối lượng khai thác nhiều nên người dân sử dụng không hết, có thể bảo quản bằng cách phơi khô hoặc ngâm nước muối để sử dụng lâu dài.
- Nhóm dược liệu: Các loại cây thuốc chủ yếu được phơi khô rồi mới sử dụng. Với mật ong, đây là loại LSNG dễ bị hỏng và cần được bảo quản kĩ càng, người dân thường đóng chai để sử dụng được lâu ngày hơn.
- Nhóm thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, nhóm vật liệu làm nhà, nhóm làm chất đốt: Người dân sau khi lấy các loại LSNG như mây, lá cọ, đót thường qua bước xử lý như róc lá, cắt gọt rồi đem phơi khô. Với các loại tre nứa, lồ ô thì họ có thể gác trên bếp để tăng độ dẻo và chống nứt nẻ.
Do điều kiện kinh tế cũng như hiểu biết của người dân còn thấp nên việc vận chuyển cũng như bảo quản còn thô sơ, dẫn đến chất lượng sản phẩm LSNG còn chưa cao. Điều này ảnh hưởng đến giá thành của các loại LSNG có trên thị trường.
3.3. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn nghiên cứu