Trữ lượng và các loại lâm sản ngoài gỗ thường hay khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 55)

3) Phương pháp phân tích

3.2.2 Trữ lượng và các loại lâm sản ngoài gỗ thường hay khai thác

Qua điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn 4 xã, chúng tôi tổng hợp được bảng 3.5 và cho thấy:

- Nhóm sản phẩm dùng làm thủ công mỹ nghệ có những biến động mạnh đặc biệt là các loài mây, lá nón. Sự suy giảm này là do tác động của thị trường thu mua phát triển mạnh một vài năm gần đây. Trong đó, các loài mây khoảng hơn 40% số hộ thu hái, đót và lá nón khoảng 40% số hộ thu hái. Đây là nguồn LSNG mang lại thu nhập tiền mặt đáng kể cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới.

- Nhóm sản phẩm làm lương thực thực phẩm nhìn chung không có sự biến động lớn về trữ lượng kể từ năm 2005. Đối với các loại rau rừng, măng rừng, chuối rừng, mặc dù số hộ tham gia khai thác lớn (đều trên 80%) nhưng với đặc điểm là các loài này nhanh tái tạo nên hầu như trữ lượng trong rừng ít biến đổi. Riêng đối với các loại nấm, sự tái tạo chậm hơn nên trữ lưỡng trong rừng ngày càng ít, tỉ lệ hộ dân khai thác cũng đạt mức trung bình( khoảng 35%). Cây Đoác chỉ được khai thác ở xã A Ngo (tỉ lệ số hộ khai thác 17%) và xã Hương Lâm (tỷ lệ 7%), các xã còn lại không có hộ nào khai thác do rược Đoác là sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở xã A Ngo.

Bảng 3.5. Trữ lượng và tỷ lệ số hộ thu hái lâm sản ngoài gỗ

tại một số xã thuộc huyện A Lưới

STT Loại lâm sản ngoài gỗ

Trữ lượng Tỷ lệ hộ tham gia (%) Trước 2005 2005 – nay Hồng Hạ Hương Lâm A Ngo Hồng Thủy 1 Các loại mây +++ + 40 47 43 43 2 Tre, nứa, lồ ô +++ ++ 23 27 20 23 3 Đót +++ ++ 40 40 37 43 4 Lá nón +++ ++ 43 40 37 40 5 Lá kè +++ ++ 13 17 10 13 6 Măng rừng +++ ++ 87 83 93 83 7 Các loại rau +++ ++ 100 100 93 100 8 Chuối rừng +++ ++ 83 80 83 83 9 Các loại nấm ++ + 33 37 40 37 10 Mật ong ++ + 23 23 10 17

11 Thiên niên kiện ++ + 7 13 3 3

12 Ba kích ++ + 0 17 3 0

13 Bời lời ++ + 7 17 7 23

14 Thạch xương bồ ++ + 10 20 7 7

15 Lan kim tuyến ++ + 0 7 3 3

16 Bảy lá một hoa ++ + 7 13 3 3

17 Củi +++ ++ 100 100 93 100

18 Cây Đoác +++ ++ 0 7 17 0

19 Cây cảnh +++ + 7 13 20 7

20 Hạt mây +++ + 73 77 70 70

- Nhóm cây dược liệu cũng ít có sự biến động do đặc điểm tái sinh nhanh của chúng. Ngoài ra, những người có kinh nghiệm đi rừng đã già, lớp trẻ không biết nhiều về cây dược liệu, người dân càng quen dần với việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh. Hiện nay, số hộ thu hái những cây thuốc chỉ chiếm tỉ lệ thấp, các loài thu hái cũng chỉ chữa một số bệnh thông thường và để nấu nước uống. Trong nhóm này thì mật ong là sản phẩm có giá trị lớn về mặt chữa bệnh và giá trị kinh tế nhưng lại khá khan hiếm. Đối với việc khai thác mật ong thì các hộ thường tập trung với nhau thành nhóm để hỗ trợ trong khai thác. Ở xã Hồng Hạ và Hương Lâm số hộ khai thác mật ong chiếm khoảng 23%, ở 2 xã A Ngo và Hồng Thủy thì theo thứ tự là 10% và 17%. Các loại cây thuốc quý hiếm như bảy lá một hoa, lan kim tuyến thì rất ít người còn khai thác vì rất khan hiếm và là mặt hàng cấm, nếu tìm được thì cũng có những cây nhỏ.

- Nhóm vật liệu làm nhà như tre, nứa, lồ ô, lá kè, lá mây cũng ít có sự biến động trữ lượng do nhu cầu sử dụng người dân rất ít. Dẫn đến tỉ lệ số hộ tham gia khai thác không cao. Hiện nay, các loại này chủ yếu được người dân dùng làm nhà bếp chuồng trại, hàng rào.

- Nhóm làm chất đốt: Do hiện nay đa số các hộ gia đình vẫn sử dụng bếp củi nên thường xuyên vào rừng chặt cành, cây khô về làm củi. Hoạt động lấy củi diễn ra từ lâu, tỉ lệ hộ lấy củi vẫn cao (trên 93%) nhưng hiện nay trữ lượng giảm do chính sách đóng cửa rừng, số hộ khai thác nhiều, số lao động ít hơn.

- Nhóm cây làm cảnh được khai thác nhiều nhất ở xã A Ngo, ở đây là xã có nhiều người Kinh và gần thị trấn A Lưới nên một số người có thú chơi cây cảnh và nhu cầu về thị trường cao hơn, họ khai thác về nhà trồng ai hỏi mua thì bán. Tuy nhiên, tỉ lệ số hộ tham gia khai thác cũng không nhiều (chỉ chiếm dưới 20%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 55)