3) Phương pháp phân tích
3.5.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
Để đưa ra các giải pháp nhằm quản lý và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn huyện A Lưới.
Bảng 3.25. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức
và cơ hội của việc phát triển các mô hình LSNG
Điểm mạnh
- Nguồn lao động ở địa phương dồi dào, thích hợp với sản xuất nông lâm nghiệp - Đa số hộ dân không có công ăn việc làm ổ định nên mong muốn được hỗ trợ để phát triển các mô hình lâm sản ngoài gỗ - Diện tích đất sản xuất lớn, điều kiện tự nhiên phù hợp với việc gây trồng, phát triển các loài thực vật cho LSNG
- Người dân có truyền thống về khai thác, bảo quản các loại lâm sản ngoài gỗ
- Lâm sản ngoài gỗ bắt đầu nhận được sự quan tâm của chính quyền cũng như người dân địa phương
Điểm yếu
- Trình độ lao động trên địa bàn còn thấp, chưa biết tính toán để mang lại hiệu quả kinh tế
- Người dân có thói quen ỷ lại, trông chờ đầu tư của Nhà nước, dự án phát triển - Chưa có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc các loại cây lâm sản ngoài gỗ - Điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn nên không có vốn để đầu tư cho các mô hình cần nhiều vốn hoặc có chu kỳ kinh doanh dài
Thách thức
- Giá cả của các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ có nhiều biến động và chưa có quy định cụ thể, gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân khi đầu tư sản xuất
- Đầu ra sản phẩm chưa ổn định, nếu sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô lớn sẽ có nguy cơ cung lớn hơn cầu
Cơ hội
- Hệ thống đường sá, cầu cống vào xã đã hoàn thiện, nhiều tuyến đường dân sinh đã đi đến từng ngóc ngách của xã
- Càng ngày có càng nhiều dự án về lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn
- Có chính sách vay vốn sản xuất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi