Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 51)

3) Phương pháp phân tích

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người. Mật độ dân số chung toàn huyện là 39 người/km2. Trong đó nữ là 23.636 người, chiếm khoảng 50,04%, nam là 23.597 người, chiếm 49,96% Phân bố dân cư theo nơi ở: thị trấn là 15,63%; nông thôn là 84,37%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,58%, đại đa số nhân dân sinh sống bằng nghề nông phân bổ theo ngành nghề nông, lâm chiếm 38,35% lao động, dịch vụ 8,25%, công nghiệp xây dựng 23,40%.

Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 chia theo địa giới hành chính

xã, thị trấn của huyện A Lưới

STT Tên xã, thị trấn Diện tích (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ bình quân (Người/km2) 1 Thị Trấn A Lưới 14,20 7.219 508 2 A Roàng 57,88 2.631 45 3 A Đớt 16,61 2.254 136 4 Hương Lâm 51,27 2.064 40 5 Hương Phong 81,16 2.605 5 6 Hồng Thượng 40,31 2.201 55 7 Hồng Thái 69,27 1.487 21 8 Hồng Quảng 5,46 2.095 384 9 A Ngo 8,68 3.297 380 10 Sơn Thủy 16,76 2.810 169 11 Phú Vinh 28,14 1.107 39 12 Hồng Kim 40,66 1.915 47 13 Hồng Bắc 31,19 2.052 66 14 Hồng Vân 43,95 2.977 68 15 Hồng Trung 67,42 2.031 30 16 Bắc Sơn 10,47 1.165 111 17 Hồng Thủy 112,22 2.970 26 18 Đông Sơn 26,69 1.403 53 19 Hương Nguyên 323,97 1.265 4 20 Hồng Hạ 140,48 1.669 12 21 Nhâm 37,85 2.217 59 Tổng: 1.224,63 47.233 39

Hình 3.3. Biểu đồ thành phần dân tộc huyện A Lưới (%)

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện A Lưới, 2015

A Lưới có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Cơ Tu (9,99%); Pa Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%). Trải qua bao nhiêu biến cố nhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quán truyền thống của mình.

Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là 74.928 người, trong đó có khả năng lao động là 73.272 người và mất khả năng lao động là 1.656 người. Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động có nhiều tiến bộ, mặt dù những năm gần đây số lao động được chú trọng đào tạo nhưng tỷ lệ lao động lành nghề vẫn còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 17,6 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia là 8%.

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 122.463 ha, trong đó:

Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,1% tổng diện tích tự nhiên,

được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong tổng số diện tích đất này thì diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất khoảng 103.215,05 ha với diện tích rừng tự nhiên chiếm 1/3 tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo- tín ngưỡng, đất nghĩa trang- nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.

Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.413,03 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,78% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về nước tưới và giao thông đi lại khó khăn.

Bảng 3.3. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới

TT Phân loại Diện tích (ha)

Tổng diện tích (ha)

1 Chia theo trạng thái

đất rừng Đất chưa có rừng 3.891,09 103.215,05 Rừng tự nhiên 84.296,35 Rừng trồng 15.027,61 2 Chia theo mục đích sử dụng Rừng sản xuất 45.370,65 103.215,05 Rừng phòng hộ 42.355,30 Rừng đặc dụng 15.489,10

Nguồn: Hạt kiểm lâm A Lưới, 2015

Hình 3.4. Biểu đồ về tỷ lệ diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện A Lưới, 2015

Qua hình 3.4 có thể thấy phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của huyện A Lưới là đất có rừng. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên của huyện còn rất lớn với 84.296,35 ha (chiếm 81,67%); Diện tích rừng trồng với 15.027,61 ha (chiếm 14,56%); diện tích đất chưa có rừng trên địa bàn huyện không nhiều chỉ chiếm 3,77% với 3.891,09 ha diện tích đất lâm nghiệp. Qua đó có thể thấy huyện A Lưới có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất lâm nghiệp. Về cơ cấu diện tích theo 3 loại rừng: Rừng sản xuất có diện tích 45.370,65 ha (chiếm 43,96%), rừng phòng hộ có diện tích 42.355,30 ha (chiếm 41,04%) và rừng đặc dụng có diện tích 15.489,1 ha (chiếm 15,01%) diện tích đất lâm nghiệp trên toàn

huyện. Cơ cấu này tương đối phù hợp với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ môi trường sinh thái và khả năng cung cấp lâm sản của rừng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

3.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành nghề sản xuất

a) Tình hình sản xuất nông ngư nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 5.974,3 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 16.646 tấn.

- Chăn nuôi: Phát triển theo mô hình trang trại có hiệu quả, thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để xảy ra dịch bệnh, tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt 26,89%.

- Thủy sản: Đánh bắt, nuôi trồng chưa phát triển mạnh với sản lượng đánh bắt ước đạt 649 tấn năm 2013 tương ứng với diện tích ao hồ toàn huyện là 324,8 ha.

b) Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp có những chuyển biến tích cực. Trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp được phát triển theo hướng khoán cho người dân quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới để khai thác, do đó diện tích rừng tăng nhanh, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng đã có thể khai thác làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và chế biến gỗ nhân tạo. Công tác QLBVR tốt, đặc biệt là công tác giao khoán rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý bảo vệ đã phát huy được hiệu quả.

Rừng và đất rừng cũng có thay đổi hàng năm do các nguyên nhân như trồng mới, chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác… Diện tích đất có rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp diễn biến như sau: Từ năm 2014 đến năm 2015, diện tích đất có rừng tăng 10,18 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm 41,04 ha (nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng) và diện tích rừng trồng tăng 51,22 ha. Đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp giảm 10,18 ha.

c) Thương mại và dịch vụ

Các ngành dịch vụ, du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8 % năm. Đặc biệt, dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống các dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ được phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của nhân dân.

Hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới có hai cửa khẩu Quốc gia là A Đớt - Tà Vàng và Hồng Vân - Cu Tai. Hai cửa khẩu này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân hai nước, trao đổi mua bán hàng hóa nâng kim ngạch thương mại, phục vụ cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới của hai nước, góp phần vào sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung và giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Sê Kông và tỉnh Salavan.

Ngoài ra, A Lưới còn có các điểm du lịch hấp dẫn như: khu rừng nhiệt đới, bản làng của đồng bào Pacô, Tà Ôi sinh sống với nhiều tập tục từ xưa vẫn còn được lưu giữ; đường Hồ Chí Minh huyền thoại; “Đồi Thịt Băm”; Thác A Nôr, Suối nước nóng A Roàng; các địa đạo trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Huyện đã tổ chức tham gia hội chợ các HTX làng nghề truyền thống Huế năm 2014. Đồng thời đã tiến hành rà soát, thống kê làng nghề, nghề truyền thống tại 04 xã: A Đớt, A Roàng, Nhâm, A Ngo. Ngoài ra, huyện đã tổ chức Hội nghị bình chọn và trao Giấy chứng nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2015. Đặc biệt là còn vận động thương nhân, các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng chương trình bán hàng khuyến mãi năm 2015 trên địa bàn.

d) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 24,3% năm. Năng lực sản xuất công nghiệp được mở rộng, một số ngành công nghiệp mới phát triển như: nhà máy thủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng với tổng công suất 249 MW; nhà máy tinh lọc cao lanh công suất 33.000 tấn/năm; mỏ khai thác đá vật liệu xây dựng; nhà máy sơ chế cà phê công suất 4.000 tấn khô/năm.

Huyện có một nhà máy sản xuất gạch Tuynen công suất trên 15 triệu viên/năm; các HTX như Dịch vụ thương mại thu mua chế biến lâm sản; HTX sản xuất chổi đót; HTX mộc dân dụng; các HTX dệt thổ cẩm... Nhằm tăng thêm năng lực sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, mở ra triển vọng phân bổ thu hút lao động địa phương, góp phần đa dạng hóa hoạt động công nghiệp trên địa bàn.

Hình 3.5. Biểu đồ tỉ lệ giá trị sản xuất trong các lĩnh vực của huyện A Lưới năm 2015

Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện A Lưới, 2015

Hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. Khối lượng khai thác và tinh lọc cao lanh, đá và sản xuất gạch tăng so với cùng kỳ. Triển khai thực hiện lưới điện từ nguồn vốn vay ADB trên 13 xã/Thị trấn. Tiểu thủ công nghiệp dần dần được khẳng định, cụ thể trong năm huyện đã có 2 sản phẩm được tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là vải Zèng tại HTX thổ cẩm Thị trấn và Chổi đót tại HTX Hoàn Thiện - A Ngo.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Nhìn chung, giao thông huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối hoàn thiện. Hầu hết các tuyến đường liên xã đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa kiên cố, giúp đi lại thuận lợi. Đặc biệt trên địa bàn có đường Hồ Chí Minh chạy qua đã làm thay đổi bộ mặt Thị Trấn huyện A Lưới và giao lưu hàng hóa giữa miền núi với thành phố Huế, giữa các tỉnh với nhau làm phong phú thị trường hàng hóa, tạo đà phát triển kinh tế xã hội A Lưới nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Trung Trung Bộ nói chung.

Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo huyện với chiều dài hơn 100 km từ xã Hồng Thuỷ đến A Roàng. Có quốc lộ 49 nối từ tỉnh SaLavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân thông với quốc lộ 1A đến Huế. Đây là 2 tuyến giao thông chính rất thuận lợi cho A Lưới mở rộng thông thương hàng hoá với toàn tỉnh và cả nước.

Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhờ nguồn vốn 135 đã đầu tư gần 20 tỷ đồng với tổng chiều dài gần 70 km đã rải nhựa, bê tông và đường cấp phối, hệ thống cầu cống được quan tâm xây dựng ở một số nơi trọng điểm, góp phần làm giảm ách tắc giao thông trong mùa mưa bão.

Giao thông phát triển nhanh ở các vùng, nhiều công trình dự án lớn quan trọng được đầu tư. Thông qua dự án nông thôn mới hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được bê tông, nhựa hóa 85% tuyến đường của toàn huyện.

b) Điện

Có 2 dự án thủy điện lớn trên địa bàn huyện A Lưới:

- Nhà máy thủy điện A Lưới có công trình chính đặt tại xã Hồng Hạ, do Công ty cổ phần thủy điện Miền Trung làm chủ đầu tư. Dự án có công suất lắp máy 170MW, lượng điện trung bình hàng năm 686,5 triệu KWh/năm

- Nhà máy Thủy điện Alin tại xã Hồng Trung và xã Hồng Vân (thuộc huyện A Lưới) cho Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú. Dự án có công suất lắp máy 62MW, lượng điện trung bình hàng năm 268,49 triệu kWh/năm

Việc xây dựng nhà máy thủy điện trên địa bàn A Lưới giúp cho việc cung cấp điện trên địa bàn A Lưới nói riêng và toàn tỉnh nói chung được đảm bảo hơn, góp phần vào việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên khi xây dựng một công trình thủy điện cần rất nhiều diện tích đất rừng và làm thay đổi lưu lượng nước của hệ thống sông, suối ở đây làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của đại bộ phận người dân sống chủ yếu dựa vào rừng và tập quán canh tác nương rẫy lâu đời trên địa bàn huyện. Vì vậy việc chọn ra những giống cây trồng, những mô hình phát triển phù hợp trong tình hình hiện nay là rất cần thiết.

c) Thuỷ lợi

A Lưới có hệ thống các con sông: sông Bồ chảy vào sông Hương, sông A Sáp chảy sang Lào,sông Tả Trạch ngăn cách huyện A Lưới và huyện Hương Trà.

Toàn huyện hiện có 86 hồ đập, công trình thủy lợi, đảm bảo tưới cho diện tích lúa nước, ao hồ cá. Số kênh mương đã cứng hóa 75,63 km, đạt tỷ lệ 76%, kết hợp với các sông, suối tự nhiên cơ bản đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Công tác đầu tư công trình nước sạch được thực hiện tốt và đảm bảo; Tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt > 85%.

d) Y tế

Công tác khám, chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai trên tất cả 21 trạm Y tế xã, thị trấn. Trung tâm y tế huyện đã được đầu tư xây dựng mới, nhiều trạm y tế được tầng hóa, cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay, có 12/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011-

2020 (theo tiêu chí mới). Tổ chức phun thuốc phòng chống dịch bệnh nhất là đối với dịch sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh thông thường khác... Triển khai Hội nghị ký cam kết mô hình thôn, bản, cụm dân cư giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, lồng ghép tổ chức tư vấn tuyên truyền kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại 10 xã, thị trấn có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao. Đến nay, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đang ở mức 20%, giảm 1,45%.

e) Giáo dục

Toàn huyện A Lưới có 21 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông. Các cơ sở trường học đều được xây dựng kiên cố và tầng hóa.

Chất lượng giáo dục các bậc học được nâng lên. Đến nay, đã được tỉnh công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi; 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ công nhận hoàn thành và tốt nghiệp các cấp học bao gồm: Tiểu học: 99,6%, THCS: 98,7%; THPT: 75,04% . Đã công nhận 16 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 34% trong tổng số trường của toàn huyện (trong đó có 03 trường được công nhận trong năm 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 51)