3) Phương pháp phân tích
3.4.3. Hiệu quả của các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ tại huyệ nA Lưới
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế của các mô hình
Trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều mô hình Bời lời đỏ với mật độ và chu kỳ khác nhau, tuy nhiên mô hình với mật độ 2500 cây/ha và chu kỳ 7 năm là nhiều nhất nên chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình này. Qua điều tra phỏng vấn và tính toán, chúng tôi được bảng chi phí để trồng, chăm sóc, khai thác và thu nhập của 1 ha Bời lời đỏ mật độ 2500 cây/ha như sau:
Bảng 3.15. Tổng chi phí và thu nhập 1 ha Bời lời đỏ
Đơn vị: Nghìn đồng
STT
Chi phí Thu nhập
Hạng mục Tổng số Hạng mục Tổng số
1 Trồng mới 16.560 Vỏ Bời lời khô 314.118
2 Chăm sóc rừng 6 năm 6.600 Thân cây đã bóc vỏ 20.000
3 Khai thác 33.238 Cành nhánh, lá 6.000
Tổng chi 56.398 Tổng thu 340.118
Nguồn: Điều tra, tính toán, 2015
Chi phí ban đầu để trồng mới 1 ha Bời lời đỏ (2500 cây/ha) là 16.560.000 đồng, trong đó bao gồm 3000 cây giống (tỷ lệ sống của mô hình khoảng 80%, số cây trồng dặm là 500 cây) với giá cây giống 3000đ/cây, cùng với chi phí phân bón và nhân công cần thiết. Chi phí cho 6 năm chăm sóc là 6.600.000 đồng/ha. Lớn nhất là chi phí khai thác lên tới 33.238.000 đồng/ha, nguyên nhân là do việc bóc vỏ cây cần số lượng nhân công lớn, trung bình mỗi người bóc được 20 cây/ngày.
Sau đó, đề tài tiến hành tính toán các chỉ tiêu kinh tế của mô hình, số liệu được tổng hợp qua bảng 3.16:
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu kinh tế cho mô hình Bời lời đỏ
TT Chỉ tiêu kinh tế Giá trị
1 Tổng giá trị hiện tại của thu nhập BPV (Nghìn đồng) 320.552 2 Tổng giá trị hiện tại của chi phí CPV (Nghìn đồng) 54.335 3 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV (Nghìn đồng) 266.216 4 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần/năm NPV/năm (Nghìn đồng) 38.031
5 Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR (lần) 5,9
6 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 49
Nguồn: Điều tra, tính toán, 2015
Qua bảng 3.16 cho thấy tổng giá trị hiện tại của thu nhập (BPV) của mô hình khá cao, trong khi CPV thấp, qua khấu trừ chi phí, NPV của mô hình là 266.216.000 đồng, tương đương thu nhập thuần 38.031.000 đồng/năm, chỉ số BCR=5,9 lần, nên nếu đầu tư vào mô hình này sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Giá trị IRR=49% > r =8,5% chứng tỏ dự án này mang tính khả thi.
Theo tính toán ở trên không tính nhân công của gia đình sở hữu mô hình, nếu họ tham gia vào lượng nhân công này thì mức thu nhập còn cao hơn nhiều.
Trong 3 năm đầu, khi mô hình Bời lời đỏ chưa khép tán có thể áp dụng trồng xen các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, lúa rẫy, đậu…để nâng cao thu nhập của mô hình.
Trên thực tế, nếu khai thác tận thu như tính toán ở trên thì phải chờ cây Bời lời tái sinh lại sau vài năm mới có thể khai thác tiếp, Bời lời đỏ sau khi tái sinh sẽ sinh trưởng nhanh hơn và chất lượng vỏ tốt hơn. Hiện nay ở xã Hồng Thủy, một số ít hộ gia đình lúc khai thác chỉ bóc một phần vỏ của cây Bời lời đỏ (không đốn hạ cây), đợi phần vỏ đó tái sinh rồi tiếp tục bóc phần còn lại.
Bên cạnh đó, một số người dân vì không thuê được nhân công nên có thể chặt bán nguyên cây cho những người thu mua.
a) Mô hình trồng cây Đoác lấy rượu tại vườn nhà
Qua tìm hiểu tại thôn Vân Trình, xã A Ngo, do cây Đoác hiện nay chỉ có ở những khu rừng cách xa khu dân cư, nên để tiện cho việc khai thác, họ mang cây con về trồng trong vườn nhà, qua vài năm thấy cây Đoác sinh trưởng và phát triển tốt nên tiến hành trồng với số lượng nhiều hơn.
Bảng 3.17. Tổng chi phí và thu nhập 1 ha Đoác
Đơn vị: Nghìn đồng
STT
Chi phí Thu nhập
Hạng mục Tổng số Hạng mục Tổng số
1 Trồng mới 15.960 Dung dịch rượu Đoác 314.118
2 Chăm sóc rừng 6 năm 5.400
3 Khai thác 15.360
Tổng chi 56.398 Tổng thu 314.118
Nguồn: Điều tra, tính toán, 2015
Qua bảng 3.17 cho thấy chi phí trồng 1 ha Đoác với mật độ 400 cây/ha là khá cao vì giá cây giống hiện tại rất đắt. Quá trình khai thác cũng tốn rất nhiều kinh phí, do cần phải có sự tỉ mỉ, kinh nghiệm và mất nhiều thời gian.
Từ việc tính được thu nhập cũng như các chi phí bỏ ra cho 1 ha mô hình trồng cây Đoác tại vườn nhà ta có thể rút ra được các chỉ tiêu kinh tế cho mô hình trong bảng như sau: Qua bảng 3.18 cho thấy giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV) khá cao, đạt 178.438.000 đồng. Cùng với đó là chỉ số BCR=6,63 lần cho biết mô hình trồng cây Đoác tại vườn nhà là mô hình không những có lãi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị IRR= 99% > r =8,5% nên mô hình này mang tính khả thi, có thể chấp nhận được.
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng Đoác
TT Chỉ tiêu kinh tế Giá trị
1 Tổng giá trị hiện tại của thu nhập BPV (Nghìn đồng) 210.125 2 Tổng giá trị hiện tại của chi phí CPV (Nghìn đồng) 31.687
3 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV (Nghìn đồng) 178.438 4 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần/năm NPV/năm (Nghìn đồng) 34.050 5 Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR (lần) 6,63
6 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 99
Trên đây, chúng tôi chỉ xét lượng rượu Đoác làm ra được tiêu thụ hết. Trong thực tế, rượu Đoác là loại thực phẩm có hạn sử dụng ngắn, nên sản xuất ra chủ yếu do có người đặt trước hoặc sử dụng trong hộ gia đình. Bởi vậy các chỉ số trên chỉ là bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình về mặt lý thuyết.
b) So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình lâm sản ngoài gỗ
Để thấy được mô hình nào có hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi tiến hành tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu kinh tế của từng mô hình. Từ đó tìm ra mô hình hiệu quả nhất để đề xuất phát triển trên địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.19. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các mô hình
TT Chỉ tiêu kinh tế MH Bời lời MH trồng Đoác
1 Tổng giá trị hiện tại của thu nhập
BPV
(Nghìn đồng) 320.552 210.125
2 Tổng giá trị hiện tại của chi phí
CPV
(Nghìn đồng) 54.335 31.687
3 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần
NPV
(Nghìn đồng) 266.216 178.438
4 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần/năm NPV/năm (Nghìn đồng) 38.031 34.050 5 Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR (lần) 5,9 6,63 6 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR ( %) 49 99 Nguồn: Tổng hợp, 2015
Theo kết quả thống kê ở bảng, ta thấy cả 2 mô hình đều có lãi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao (NPV>0 và BCR>1). Trong đó mô hình trồng Bời lời đỏ lấy vỏ mang lại thu nhập cao nhất biểu hiện ở giá trị thu nhập thuần/năm là 38.031.000 đồng. Nên nếu tính theo lý thuyết, đây là mô hình nên được khuyến khích phát triển tại địa bàn nghiên cứu.
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội của các mô hình
Để xác định hiệu quả xã hội các mô hình LSNG, đề tài tiến hành tham vấn cộng đồng và cán bộ thôn, xã để xây dựng các tiêu chí. Chỉ báo của các tiêu chí được đánh giá theo các thang điểm, kết quả ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. Thang điểm để đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình
Tiêu chí Chỉ báo Điểm số 1. Số năm bắt đầu cho sản
phẩm thu hoạch (năm) >7 5-7 3-5 1-3 1 2 3 4 2. Ngày công/ha/năm (công) 0-10 10-30 30-50 50-70 >70 1 2 3 4 5 3. Tỷ lệ số hộ có nhu cầu phát triển (%) 0-20 20-40 40-60 60-80 >80 1 2 3 4 5 a) Thời gian bắt đầu cho sản phẩm thu hoạch
Đây là tiêu chí thể hiện hiệu quả về mặt xã hội của các mô hình lâm sản ngoài gỗ. Mô hình nào cho sản phẩm càng sớm đáp ứng với nhu cầu của người dân thì nhiều người sẽ áp dụng hơn.
Qua bảng 3.21, cho thấy mô hình trồng Đoác có số năm bắt đầu thu hoạch nhỏ nhất (4 năm), còn mô hình Bời lời đỏ và mô hình Mây nước có thời gian lâu nhất (7 năm).
Bảng 3.21. Số năm bắt đầu cho thu hoạch
Mô hình Tiêu chí MH Mây nước MH Bời lời đỏ MH Đoác Số năm bắt đầu
cho sản phẩm thu hoạch 7 năm 7 năm 4 năm
Cho điểm 2 2 3
b) Hiệu quả giải quyết việc làm
Lợi nhuận từ mô hình sẽ đem lại một nguồn thu lớn cho hộ, ngoài ra các mô hình thường do người dân bỏ công tự chăm sóc hoặc thuê lao động nên thu nhập từ công lao động trong từng mô hình là rất đáng kể, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Bảng 3.22. Số ngày công đầu tư vào các mô hình LSNG
Mô hình Tiêu chí MH Mây nước (3 năm đầu) MH Bời lời đỏ (7 năm) MH cây Đoác (4 năm) Tổng số công/ha đến năm
khai thác đầu tiên 97 308 206
Ngày công/ha/năm 32 44 52
Cho điểm 3 3 4
Nguồn: Điều tra, 2015
Qua bảng 3.22 cho thấy: Các mô hình có sự phân bố lao động khác nhau, tạo nhiều công lao động nhất là mô hình Bời lời đỏ (7 năm) lên đến 313 công/ha/7 năm và ít nhất là mô hình Mây nước (3 năm đầu) là 97 công/ha/3 năm.
Mô hình trồng Mây nước mà chúng tôi điều tra mới 2 năm tuổi, nên chỉ tính số công ở giai đoạn trồng và chăm sóc mà chưa tính được số công khai thác, bởi vậy số công/ha cho đến lúc khai thác lần đầu chưa thể hiện rõ hiệu quả giải quyết việc làm của mô hình này.
Mô hình trồng Đoác lấy rượu tốn nhiều nhân công nhất trong mỗi năm (52 công) nên hiệu quả giải quyết việc làm cho người dân là cao nhất, số công chủ yếu của mô hình tập trung chủ yếu ở giai đoạn khai thác.
Mô hình trồng Bời lời có số nhân công tập trung nhiều ở công đoạn trồng và khai thác. Tuy nhiên do chu kỳ dài hơn nên hiệu quả giải quyết việc làm thấp hơn so với mô hình trồng Đoác lấy rượu.
c) Nhu cầu phát triển của các hộ gia đình
Đây là tiêu chí khá quan trọng khi phát triển một loài cây nào đó trên địa bàn. Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi đã tổng hợp được nhu cầu phát triển các loại LSNG trên địa bàn 4 xã Hồng Hạ, Hương Lâm, A Ngo, Hồng Thủy qua bảng 3.23:
Bảng 3.23. Nhu cầu phát triển lâm sản ngoài gỗ Mô hình Tiêu chí MH Mây nước MH Bời lời đỏ MH Đoác
Số hộ có nhu cầu phát triển 47 50 23
Tỷ lệ số hộ có nhu cầu phát triển
(%) 39,2 41,7 19,2
Cho điểm 2 3 1
Nguồn: Tổng hợp, 2015
d) Tổng hợp, so sánh hiệu quả xã hội của các mô hình
Với 3 tiêu chí đã xác định được, đề tài tiến hành xác định trọng số (mức độ quan trọng) của 3 tiêu chí trong việc đánh giá hiệu quả xã hội dựa trên tham vấn và cho điểm theo thang điểm 3: (1) Ít quan trọng; (2) Quan trọng; (3) Rất quan trọng.
Dựa trên các tiêu chí, trọng số, chỉ báo định lượng của mỗi tiêu chí, đề tài tiến hành so sánh hiệu quả xã hội của mô hình Mây nước, Bời lời đỏ và Đoác (bảng 3.24).
Bảng 3.24. So sánh hiệu quả xã hội các mô hình LSNG
Mô hình Tiêu chí Trọng số MH Mây MH Bời lời đỏ MH Rượu Đoác
Hiệu quả giải quyết việc làm 3 3 3 4
Nhu cầu phát triển của hộ gia đình 2 2 2 3
Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt 1 2 3 1
Tổng điểm 15 16 19
Nguồn: Tổng hợp, 2015
Qua so sánh các mô hình chúng tôi kết luận rằng, mô hình trồng Đoác lấy rượu (52 công lao động/ha/năm) là mô hình mang lại hiệu quả xã hội cao nhất với tổng điểm là 19. Mô hình xếp cuối cùng là mô hình trồng Mây nước (3 năm đầu) với 32 công lao động/ha/năm có tổng điểm là 15.
3.5. Đề xuất giải pháp về quản lý và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại địa bàn nghiên cứu nghiên cứu