3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2.3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
3.2.3.1. Những hạn chế, tồn tại
Đồng Hới là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, có tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho giá trị quyền sử dụng đất tăng cao, đối tượng sử dụng đất đa dạng, nhu cầu về đất để xây dựng các công trình lớn, thị trường đất đai phát triển sôi động và nhiều biến động làm cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường và đầu tư xây dựng còn gặp phải nhiều khó khăn.
Hệ thống pháp luật về đất đai tuy ngày càng được hoàn thiện hơn nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu cụ thể ở một số mặt và thường xuyên thay đổi; một số văn bản của Trung ương còn bất cập, chồng chéo, đặc biệt là liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, làm cho các giao dịch về đất đai trở nên sôi động với nhiều diễn biến phức tạp; các văn bản hướng dẫn thực hiện của tỉnh liên quan đến lĩnh vực đất đai nhìn chung vẫn còn thiếu làm cho địa phương còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức thực hiện.
Công tác lập, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, quy hoạch chi tiết trên địa bàn thực hiện chậm; kỷ cương hành chính trong lĩnh vực quản lý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị chưa chặt chẽ; việc cắm mốc lộ giới quy hoạch chưa được chú trọng thực hiện, gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất của Nhà nước và nhân dân. Công tác điều tra, rà soát quy hoạch “treo”, dự án “treo” trên địa bàn để điều chỉnh hoặc huỷ bỏ vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập.
Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và quản lý nhà nước của chính quyền ở số xã, phường đối với môi trường, đất đai, khoáng sản còn hạn chế. Một số cán bộ, công chức ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chính sách pháp luật. Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục phát luật về đất đai chưa mạnh, nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật về môi trường, đất đai, khoáng sản và đầu tư xây dựng của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa cao. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý còn thiếu, đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường, đất đai chuyển biến chậm, hiệu quả chưa cao.
3.2.3.2. Nguyên nhân
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đất đai quá nhiều và phức tạp, nhiều trường hợp văn bản còn mâu thuẫn nhau.
Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong thời gian qua tăng cao, trong lúc đó công tác cải cách hành chính đối với lĩnh vực đất đai tuy đã được quan tâm nhưng tiến hành chưa mạnh, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai chuyển biến chậm, hiệu quả chưa cao.
Đội ngũ cán bộ ngành TNMT từ thành phố đến xã, phường nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu; trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế.
Nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận nhân dân chưa cao, nhiều trường hợp khiếu kiện do thiếu hiểu biết pháp luật, quy trình giải quyết của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền còn sơ hở và việc xử lý hành vi vi phạm trong việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo chưa thích đáng, chưa đủ sức răn đe
3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN