Sự hiểu biết biết của nhân dân về pháp Luật Đất đai và ý thức chấp hành pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 87 - 88)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.6. Sự hiểu biết biết của nhân dân về pháp Luật Đất đai và ý thức chấp hành pháp

khá trẻ tuy có ưu điểm là năng động nhưng chưa lại có nhiều kinh nghiệm làm việc, số cán bộ tham gia các lĩnh vực như trích đo, lưu trữ cung cấp thông tin, thẩm tra xử lý thông tin theo địa bàn, in giấy chứng nhận còn thiếu ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai nói chung cũng như cấp GCNQSDĐ nói riêng.

Khối lượng công việc được giao cho từng cán bộ, tuy nhiên một số cán bộ có tinh thần trách nhiệm chưa cao, nhiều hồ sơ đã nộp từ lâu vẫn chưa được xử lý, nhiều cán bộ không nắm được thời gian xử lý hồ sơ của mình, có tư tưởng dễ thì làm, khó để lại, có quan hệ thì xử lý trước, hồ sơ khác để lại sau gây bức xúc cho người dân, làm mất lòng tin vào cơ quan nhà nước.

Việc lập và bảo quản HSĐC còn chủ quan gây nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Mặt khác, việc tiếp xúc với dân quá nhiều tại phòng làm việc cũng ảnh hưởng đến công việc chung, không tránh khỏi hiện tượng tiêu cực.

3.4.6. Sự hiểu biết biết của nhân dân về pháp Luật Đất đai và ý thức chấp hành pháp luật pháp luật

Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính Ý thức của người dân đóng vai trò quan trọng trong công tác cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên một số hạn chế trong ý thức của một bộ phận nhỏ người dân đã gây khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ.

Một số người dân không hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ của việc kê khai ĐKĐĐ nên đã không thực hiện việc kê khai đăng ký làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ.

Đất đai ngày càng có giá trị cao một số người dân phát sinh tư tưởng chiếm dụng khai tăng diện tích đất sử dụng so với thực tế nhằm lấn chiếm diện tích của những mảnh đất liền kề đặc biệt là đất công gây khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ.

Nhiều người dân không nắm rõ quy định của pháp luật dẫn đến các hiện tượng tranh chấp khiếu kiện xảy ra nhiều trường hợp còn sai sót trong tiến trình thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ gây tốn thời gian chi phí.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng về công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố Đồng Hới, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc ấy, vấn đề đặt ra mà thành phố cần phải thực hiện là:

Lượng hồ sơ tồn đọng còn nhiều chứng tỏ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố còn lỏng lẻo, chưa sát sao. Yêu cầu đặt ra là thành phố cần tăng cường công tác quản lý đất đai, xử lý kịp thời những vi phạm của người dân trong quá trình sử dụng đất, giải quyết dứt điểm lượng hồ sơ này trong năm sau, tránh tình trạng kéo dài sang các năm khác. Cần có những biện pháp xử lý kịp thời, cứng rắn với những hộ gia đình có những vi phạm trong quá trình sử dụng đất.

Việc cấp GCNQSDĐ mang tính sự nghiệp công, cần nhiều kinh phí để đo đạc, lập BĐĐC và hồ sơ địa chính, vì vậy thành phố cần tăng kinh phí đầu tư cho công việc này.

Một số người dân chưa nắm bắt, hiểu biết về pháp luật nên chưa tự giác kê khai đăng ký, cho nên thành phố cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.

Ngoài ra, cần liên tục có sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình cấp GCNQSDĐ đồng thời cũng cần có sự động viên khích lệ đối với những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và kiểm điểm đối với những đơn vị làm chưa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)