3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.3.5. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
3.3.5.1. Đánh giá chung
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố, của Văn phòng Đăng ký đất đai, của Sở Tài nguyên và Môi trường, và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai nên việc triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ có nhiều thuận lợi, đã khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, về công tác tổ chức, kịp thời chỉ đạo điều hành để giải quyết một số lượng lớn hồ sơ đăng ký đất đai có vướng mắc trước đây chuyển sang, giải quyết hồ sơ cơ bản đảm bảo theo yêu cầu. Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, giải quyết kịp thời nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất Tuy nhiên, tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, số lượng hồ sơ tồn đọng còn nhiều và thời gian giải quyết chưa đảm bảo thời gian quy định. Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tuy đã được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của một bộ phận nhân dân.
3.3.5.2. Những ưu điểm
- Về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, cấp Giấy chứng nhận, đã cơ bản đầy đủ từ hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ban hành có hệ thống, hướng dẫn chi tiết rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện đặc biệt là hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
- Về tổ chức bộ máy: Văn phòng ĐKQSDĐ thành phố (nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai) trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Bình được sự quan tâm chỉ đạo về chuyên môn cũng như tổ chức của phòng Tài nguyên và Môi trường, của UBND thành phố, của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và của Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh.
- Về tài chính của bộ máy dịch vụ công: Lương của các cán bộ viên chức trong biên chế Nhà nước do ngân sách Nhà nước chi trả. Tiền công của nhân viên hợp đồng chi trả, các khoản chi phí cho công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như Giấy tờ, mực in, photo tài liệu, sổ sách, văn bản hành chính,... phôi Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Bình trên cơ sở cân đối từ nguồn thu phí dịch vụ công, phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, thẩm định hồ sơ được trích lại.
- Về công tác tuyên truyền: Đài phát thanh, Mặt trận Tổ quốc, phòng Tư pháp thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường đã rất tích cực phổ biến tuyên truyền các chế độ, chính sách, hồ sơ, trình tự, thủ tục trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Qua đó làm cho người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở khi được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, làm cho số lượng các thửa đất được đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận tăng thêm.
- Về cải cách hành chính: Ủy ban nhân dân thành phố đã đưa công tác đăng ký đất đai, xử lý tồn tại và cấp Giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, chính quyền và cần được cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm một cửa liên thông thành phố Đồng Hới đã hạn chế sự phiền hà cho người dân trong việc đăng ký và nhận kết quả trong lĩnh vực đất đai.
- Về trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận: Tất cả cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
thành phố Đồng Hới đều có trình từ đại học đến trên đại học, nhiều cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận.
- Về công tác chỉ đạo:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và sự cố gắng của cán bộ chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh.
+ Ủy ban nhân dân thành phố luôn luôn quan tâm chỉ đạo công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, hàng tháng lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức hội nghị giao ban báo cáo kết quả thực hiện về công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, nhằm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc công tác cấp Giấy CNQSDĐ, trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chỉ đạo các xã, phường hoàn thiện hồ sơ đúng thời gian, đúng pháp luật.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Sở Tài và nguyên Môi trường, của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố và sự phối kết hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi của các phòng ban chức năng.
3.3.5.3. Những khó khăn, tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013 đã được quan tâm nhưng thiếu thường xuyên. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh còn hạn chế, thiếu kịp thời.
- Công tác cấp GCN tiến độ còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của một bộ phận nhân dân. Việc chấp hành pháp luật về cấp GCN vẫn chưa được thực hiện tốt. Nhiều địa phương hiểu không đúng và không đầy đủ những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vận dụng không đúng quy định khi lập hồ sơ cấp GCN.
- Hiện nay một số hồ sơ diện tích tăng thì việc xác định ranh giới hiện tại đang sử dụng không thay đổi so với thời điểm cấp giấy chứng nhận rất khó, những hồ sơ này liên quan đến thẩm quyền ký giấy chứng nhận.
- Do tình hình biến động đất đai trên địa bàn thành phố diễn ra phức tạp nên việc sử dụng hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính còn khó khăn trong việc xác định đối chiếu đối với những thửa đất có diện tích đất tăng, độ chính xác không cao nên việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gặp khó khăn.
- Việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của UBND xã, phường còn chung chung, chưa xác nhận cụ thể không đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, Một số trường hợp đất được mua bán, chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 bằng giấy tờ viết tay không ghi rõ diện tích đất ở dẫn đến phát sinh cam kết thỏa thuận.
- Do ranh giới sử dụng đất không ổn định, có thay đổi so với Giấy chứng nhận đã được cấp.
- Quá trình giải quyết hồ sơ có phát sinh đơn kiến nghị, tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp còn chưa kịp thời.
- Đối với các trường hợp đất được cấp trái thẩm quyền, việc xác định mức thu tiền sử dụng đất của xã, phường không cụ thể dẫn đến khó khăn trong xác định nghĩa vụ tài chính.
- Một số cán bộ, viên chức ý thức trách nhiệm chưa cao, năng lực xử lý hồ sơ còn lúng túng và hạn chế trong việc giải quyết hồ sơ khó hoặc có vướng mắc.
- Việc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo còn chậm, không nắm bắt kịp thời tiến độ giải quyết hồ sơ khó và vướng mắc, không có sáng kiến trong quá trình giải quyết hồ sơ, chưa mạnh dạn và chủ động trao đổi trực tiếp với lãnh đạo để xin ý kiến trong việc xử lý hồ sơ khó.
- Công tác xác định nghĩa vụ tài chính của Chi cục Thuế, và trả lời phiếu lấy ý kiến của Phòng Quản lý đô thị vẫn chưa được thực hiện đúng theo thời gian quy định.
- Thời gian vừa qua, số lượng hồ sơ đầu vào tăng đột biến do nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đồng Hới tăng cao, tuy nhiên thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định là rất ngắn, làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết hồ sơ.
- Thành phố Đồng Hới thực hiện việc luân chuyển cán bộ địa chính giữa các xã, phường làm cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã không ổn định, đã gây khó khăn cho việc quản lý, theo dõi một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai, gây thất lạc hồ sơ quản lý đất đai, đặc biệt là việc giải quyết tranh chấp đất đai.
- Sau khi Văn phòng đăng ký đất đai “một cấp” được thành lập và đi vào hoạt động ổn định nhưng chưa được tự chủ về tài chính, nên trong thời gian đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác thu, chi, không khuyến khích được cán bộ tăng năng suất lao động trong việc thực hiện dịch vụ công nhằm tăng thu để đảm bảo tự trang trải hoạt động.
3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
Sau khi khảo sát tình hình thực tế địa bàn thành phố Đồng Hới và tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn làm việc trong lĩnh vực đất đai. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Đồng Hới thể hiện (bảng 3.10).
Tiến hành thiết lập ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố: chính sách pháp luật (CSPL); điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí (CSVC); quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất QH, KHSDĐ); hệ thống thông tin về đất đai (HTTT); tổ chức bộ máy quản lý (TCQL); sự hiểu biết biết của nhân dân về pháp Luật Đất đai và ý thức chấp hành pháp luật (SHB)thu thập từ các chuyên gia, tính trọng số của các yếu tố đó.
Dựa vào việc điều tra 30 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất (cán bộ địa chính xã, phường và chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố), trên địa bàn thành phố Đồng Hới để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, ta có kết quả như bảng 3.10
Bảng 3.10. Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng và trọng số các yếu tố đó
Tiêu chuẩn CSPL CSVC QH, KHSDĐ HTTT TCQL SHB Trọng số Xếp hạng CSPL 1 4 2 2 2 3 0,315 1 CSVC 1/4 1 1 2 1 2 0,150 3 QH, KHSDĐ 1/2 1 1 3 3 2 0,212 2 HTTT 1/2 1/2 1/3 1 3 2 0,143 4 TCQL 1/2 1 1/3 1/3 1 1 0,095 5 SHB 1/3 1/2 1/2 1/2 1 1 0,084 6
Ta có kết quả như sau : CI = 0,094
CR = 0,07 6
WTCQL; WSHB] = [0,315; 0,150; 0,212; 0,143; 0,095; 0,084]
Với giá trị CR = 0,076 < 0,1 cho thấy các trọng số của các tham số vừa tính đạt yêu cầu.
Qua bảng 3.10 ta có thể nhận thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Đồng Hới được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: chính sách pháp luật; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí; hệ thống thông tin về đất đai; tổ chức bộ máy quản lý; sự hiểu biết biết của nhân dân về pháp Luật Đất đai và ý thức chấp hành pháp luật. Cụ thể như sau: