Điều kiện kinh tế xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại huyện ea h’leo, tỉnh đăk lăk (Trang 44)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Điều kiện kinh tế xãhội

3.1.2.1. Dân số, lao động, việc làm:

Dân số trung bình năm 2019 là 137.093 người, mật độ dân số 105 người/km2, có 197 thôn, buôn với 26 dân tộc, trong đó có 53 buôn dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm 26,9% số thôn, buôn trên địa bàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 6,5 ‰ (KH 13‰); mức giảm tỷ suất sinh ước đạt là 1,2‰ (KH 2‰).

Trong 06 tháng, UBND huyện đã giải quyết việc làm mới cho 1.256 người, đạt 62,8% kế hoạch; mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, với 350 người được đào tạo miễn phí; đã phối hợp với các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và công tác xuất khẩu lao động, 6 tháng đầu năm toàn huyện có 30 người đi lao động tại nước ngoài.

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm tính theo giá cố định năm 2010 của 6 tháng đầu năm tăng 19,37% so với cùng kỳ năm 2018, với tổng giá trị sản phẩm là 2.039 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch (KH: 5.257 tỷ đồng). Trong đó ngành nông, lâm, thủy sản 620 tỷ đồng, đạt 25% kế hoạch, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH 2.483 tỷ đồng); ngành công nghiệp - xây dựng 714 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018 (KH 1.400 tỷ đồng); ngành thương mại - dịch vụ 705 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 1.374 tỷ đồng).

- Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch, theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần ngành thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, xét về mức độ và tiềm năng phát triển của địa phương thì tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo của cả nền kinh tế.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 1.230 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 2.050 tỷ đồng).

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn ước đạt 3.355 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018 (KH: 6.100 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách ước đạt 45,169 tỷ đồng (KH: 92,6 tỷ đồng), đạt 49% dự toán HĐND huyện giao, giảm 21,82% so với cùng kỳ năm 2018.

- Phát triển hạ tầng: Tỷ lệ đảm bảo tưới tiêu cho 81% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (KH 81%); nhựa hóa, bê tông hóa đường đến trung tâm xã đạt 100% (KH: 100%); 98,5% thôn, buôn có điện (KH: 98,5%); 97,5% hộ sử dụng điện (KH: 97,5%).

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

a. Ngành nông - lâm nghiệp:

- Trồng trọt:Tổng diện tích gieo trồng và chăm sóc (tính đến ngày 18/6/2019) là 75.570,82ha, đạt 89,43% kế hoạch và đạt 101,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, diện tích cây hàng năm là 18.028 ha, đạt 67,64% kế hoạch, đạt 106,33% so với cùng kỳ năm 2018, diện tích cây lâu năm là 57.542,37 ha, đạt 99,5% kế hoạch, đạt 100% so với cùng kỳ năm 2018 (trồng mới và trồng tái canh là 395 ha, đạt 43,17% so với kế hoạch, đạt 100,3% so với cùng kỳ năm 2018).

- Chăn nuôi, thủy sản:Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, công tác kiểm tra, kiểm soát và tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh được tăng cường và thực hiện tốt. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện không xảy ra ổ dịch bệnh nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc 53.224 con, đạt 89,45% kế hoạch, đạt 101,63% so với cùng kỳ năm 2018; tổng đàn gia cầm 303.000 con, đạt 90,99% kế hoạch, đạt 134,67% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 132 ha, đạt 101,54% so với kế hoạch, đạt 102,33% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng sản lượng là 155 tấn, đạt 79,49% kế hoạch, đạt 106,9% so với cùng kỳ năm 2018.

- Lâm nghiệp:UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’Leo triển khai các Tổ kiểm lâm lưu động tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; thành lập Tổ kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư; chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND, ngày 21/01/2019 của UBND huyện về thực hiện Phương án xử lý, thu hồi, giải toả và phục hồi lại rừng theo Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 03/CT- UBND của UBND tỉnh.

Tổng số vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng là 46 vụ (giảm 25 vụ so với cùng kỳ năm 2018); lâm sản tịch thu là 41,610 m3 (giảm 53,939m3 so với cùng kỳ năm 2018); tịch thu 75,375 ster củi (tăng 20,563 ster củi so với cùng kỳ năm 2018); tổng số tiền sau xử phạt là 424.700.000 đồng. Ngoài ra, tiếp nhận, chỉ đạo xử lý 112 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng do các đơn vị chủ rừng chuyển đến, với diện tích là 35,426ha, và đã xử lý vi

phạm theo thẩm quyền, chuyển 01 vụ cho cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện để khởi tố vụ án.

b. Ngành công nghiệp, xây dựng:

Trong 6 tháng năm 2019, tình hình phát triển ngành công nghiệp diễn ra ổn định. UBND huyện tiếp tục thực hiện tốt chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển những ngành thế mạnh của huyện. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định 2010) ước đạt 696,5 tỷ đồng, đạt 48,5% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018.

UBND huyện chỉ đạo thực hiện rà soát các thôn, buôn, các hộ gia đình chưa có điện để đề nghị ngành điện sớm đầu tư; hướng dẫn các chủ đầu tư thuê đất thực hiện dự án công nghiệp, thương mại, các dự án điện gió, điện mặt trời hoàn chỉnh hồ sơ để được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư; trình Sở Khoa học và Công nghệ 02 đề án khuyến công năm 2019. Trong 6 tháng, tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho 71 công trình nhà ở, với tổng diện tích xây dựng là 9.649,9 m2(tăng 06 công trình so với cùng kỳ 2018); thực hiện thẩm định 95 công trình theo thẩm quyền.

c. Ngành dịch vụ:

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại-dịch vụ hoạt động bình thường, trong 06 tháng đầu năm giá cả các mặt hàng có sự biến động làm ảnh hưởng đến thị trường, trong đó có cà phê, hồ tiêu. Tuy nhiên, sức mua, bán của nhân dân vẫn ổn định, các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí,…phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 3.355 tỷ đồng, đạt 55%, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Tổ chức kiểm tra, nhắc nhở 18 cơ sở kinh doanh trong đợt cao điểm về chống gian lận thương mại, bình ổn giá lương thực, thực phẩm, vật tư hàng hóa và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện trước, trong và sau Tết Nguyên Đán năm 2019, lập biên bản và xử lý vi phạm 03 cơ sở.

Phối hợp với Công ty TNHH ĐRT Mart tổ chức thành công Hội chợ xuân tại huyện; tổ chức đấu thầu chợ xã Ea Wy theo đúng Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND, ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh.

3.1.2.4. Về văn hóa, y tế và giáo dục:

a. Văn hóa:

Các hoạt động thông tin tuyên truyền luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của huyện, thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH của các địa phương. Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin trên địa bàn, đảm bảo

tuân thủ hoạt động theo quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương. Tổ chức kiểm tra, xử lý các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa.

Hoạt động của đài truyền thanh-truyền hình huyện và hệ thống phát thanh cơ sở diễn ra bình thường. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, được duy trì tổ chức thường xuyên, giúp rèn luyện sức khỏe nhân dân và tạo điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong cán bộ, công nhân, viên chức trên địa bàn huyện.

b. Y tế:

Tiếp tục thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến y tế, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế và trẻ em dưới 6 tuổi. Trong 6 tháng đầu năm, số lượt người đến khám chữa bệnh ước đạt 84.277 bệnh nhân (giảm 12.060 bệnh nhân so với cùng kỳ); điều trị nội trú cho 6.824 người; số bệnh nhân chuyển viện là 573 người; số bệnh nhân tử vong là 7 người; số bệnh nhân phẫu thuật là 254 người. Công tác phòng, chống dịch thường xuyên được chú trọng, ngành y tế đã chủ động chuẩn bị phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, Zika, sốt rét, tiêu chảy, cúm A, Ebola, viêm não Nhật bản B, dịch hạch, dịch sởi, tay chân miệng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân, kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Giáo dục:

Năm học 2019-2020, toàn huyện có 70 trường học các cấp, với 36.520 học sinh, trong đó có 14.458 học sinh DTTS. Cơ sở vật chất đã và đang từng bước được đầu tư nâng cấp, hiện toàn huyện có 869 phòng học, trong đó có 523 phòng kiên cố. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, đến nay đã có 30 trường đạt chuẩn quốc gia. tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 75,2%; tỷ lệ huy động mẫu giáo 5 tuổi đạt 98%; tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,4%; tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành tiểu học vào lớp 6 đạt 99,1%. Ngoài ra, công tác khảo sát chất lượng, kiểm tra toàn diện tại một số trường học được chú trọng thực hiện góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, chất lượng dạy học.

3.1.3 Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn

3.1.3.1 Những thuận lợi:

Khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng phân chia thành những vùng có tính đặc thù riêng biệt, đặc biệt vùng đất Bazan thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, tiêu và các loại cây trồng ngắn ngày khác, hình thành các vùng chuyên canh lớn, tạo ra sản phẩm hàng hóa nông lâm sản mang tính cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Hệ thống khe suối dày đặc, kết hợp với điều kiện địa hình là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, điều tiết cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp điện năng.

Nằm ở khu vực cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Gia Lai và có Quốc lộ 14 và tỉnh lộ 15 chạy qua; là điều kiện giao thương thuận tiện với các huyện trong tỉnh nói riêng và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nói chung.

Diện tích rừng khá lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho ngành chế biến gỗ và công nghiệp giấy trong tương lai. Đồng thời, với việc giao đất giao rừng, kết hợp với mô hình kinh tế vườn rừng, nghề rừng sẽ là nhân tố đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế nông thôn. Tài nguyên khoáng sản tại một số địa bàn, có thể phát triển công nghiệp khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến và xây dựng.

Công tác văn hoá, y tế, giáo dục,... dần được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của người dân và sự phát triển của huyện.

Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa chuyên môn ngày càng cao là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năng lực trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tổ chức sản xuất kinh doanh có nhiều kinh nghiệm,... là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo.

3.1.3.2. Những khó khăn:

Trong phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhưng chưa bền vững. Sự gia tăng dân số tự nhiên, dân số tăng cơ học và sự hình thành các khu đô thị, khu tái định cư phải cần một quỹ đ

ất để xây dựng nhà ở, bố trí sắp xếp lại dân cư.

Tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, tiến độ chậm do thiếu kinh phí đầu tư và sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự tích cực sâu sát, còn có ý trông chờ ỉ lại nguồn vốn cấp trên.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn và phát triển dịch vụ của huyện còn chậm so. Đời sống nhân dân còn thấp, tỷ lệ nghèo còn cao, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông, sản xuất nông lâm nghiệp; sự phân bố lao động giữa các ngành chưa được hợp lý, đây là những thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Để nâng cao mức sống dân cư thì vấn đề đặt ra là giải quyết

việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, tạo nguồn thu nhập cho người lao động góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng còn nhiều vấn đề phải được giải quyết, đặc biệt là đường giao thông, nước sạch, các công trình công cộng, văn hoá, thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí, các cụm thương mại.

Mức độ tưới tiêu chủ động còn rất thấp nên khi bị các hiện tượng cực đoan của biến đ

ổi khí hậu (hạn hán, nắng nóng, mưa nhiều,..) sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn cho việc cung cấp nước tưới và phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng. Việc thu hồi đất của các nông, lâm trường gặp khó khăn nên việc thực hiện chươ

ng trình giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa thực hiện được. Nhiều hạng mục công trình dự án rất cần thiết thực hiện trong năm kế hoạch nhưng do thiếu nguồn vốn nên chưa thực hiện được.

3.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk.

3.2.1. Tình hình sử dụng đất tại huyện Ea H’leo

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ea H’Leo năm 2019

TT Mục đích sử dụng đai năm 2019 Diện tích đất (ha) Cơ cấu DT loại đất so với tổng diện tích (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 133.407,8 100 1 Đất nông nghiệp 120.742,69 90,51

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 76.327,84 57,22

1.1.1 Đất trông cây hàng năm 17.836,45 13,16

1.1.2 Đất trồng lúa 1.547,91 1,16

1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 16.288,54 12,20 1.1.4 Đất trồng cây lâu năm 58.491,4 43,84

1.2 Đất lâm nghiệp 44.250,1 33,17

1.2.1 Đất rừng sản xuất 41.350,73 30,99

1.2.2 Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 2.899,37 2,16

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 164,75 0,12

2 Đất phi nông nghiệp 6.508,99 4,88

2.1.2 Đất ở tại đô thị 109,78 0,09

2.2 Đất Chuyên dung 3.443,33 2,58

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất quốc phòng,

đất an ninh 840,45 0,63

2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp, Đất sản

xuất kinh doanh phi nông nghiệp 288,39 0,22 2.2.3 Đất có mục đích công cộng 2.314,48 1,73

2.3 Đất cơ sở tôn giáo, Đất nghĩa trang, nghĩa địa,

nhà tang lễ 128,94 0,1

2.4 Đất sông, ngòi, kênh, suối, Đất có mặt nước

chuyên dung và Đất phi nông nghiệp khác 1.844,65 1,38

3 Đất đồi núi chưa sử dụng 6.156,12 4,61

(Nguồn: phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ea H’Leo, năm 2019)

Qua bảng 3.1 cho thấy, trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Ea H’Leo chủ yếu là đất nông nghiệp, tiếp đến là đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng có tỷ lệ thấp. Hiện trạng sử dụng các nhóm đất được thể hiện cụ thể như sau:

* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Năm 2019, đất nông nghiệp của huyện Ea H’Leo có diện tích là 120.742,69 ha, chiếm 90,51% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 120.742,69 ha, chiếm 57,21% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất đất trồng cây lâu năm, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, trong đó tập trung nhiều nhất ở các xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại huyện ea h’leo, tỉnh đăk lăk (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)