Giải pháp về thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại huyện ea h’leo, tỉnh đăk lăk (Trang 88)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.4.6. Giải pháp về thị trường bất động sản

Việc phát triển thị trường bất động sản có liên quan rất nhiều đến khả năng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai nên để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cần chú ý phát triển thị trường bất động sản. Đề tài đề xuất một số giải pháp sau:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng cho người dân cũng như các chủ thể của thị trường bất động sản được tiếp cận, nắm bắt thông tin về tài sản mà họ dự định mua, bán, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng… Việc đảm bảo được tính công khai, minh bạch trong pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hổ trợ rất nhiều cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

- Phấn đấu hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gán liến với đất theo quy định của luật Đất đai, Luật nhà ở… hoàn thiện việc phân loại, đánh giá đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và công trình để hàng hóa bất động sản có đủ điều kiện tham gia giao dịch hợp pháp trên thị trường bất động sản.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bất động sản để các tổ chức, cá nhân nhận thức về sự phát triển và quản lý thị trường bất động sản, nhận thức rõ thị trường bất động sản là một trong các thị trường quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường khác như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ.

3.4.7. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý đất đai.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, về hoạt động của thị trường bất động sản, đòi hỏi công tác quản lý đất đai phải đồng bộ hiệu quả, toàn diện, thống nhất từ huyện đến xã, thị trấn để đảm bảo việc sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện công tác tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Cụ thể là:

- Về xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trong quản lý đất đai:

+ Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện. Phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị theo hướng không chồng chéo giữa các cơ quan với nhau. Cần chú trọng việc nâng cao trách nhiệm và quyền hạn giải quyết cho cấp xã, thị trấn.

+ Qui định rõ chế độ, trách nhiệm của từng tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong công việc và trong quan hệ với các chủ sử dụng đất như hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức khác để việc thực hiện các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn, đúng thời gian quy định.

- Về tổ chức bộ máy:

+ Đối với cấp huyện: Cần rà soát, bố trí hợp lý cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở Phòng Tài nguyên và Môi trường có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức để thực hiện có hiệu quả việc quản lý nhà nước về đất đai, giá đất, thẩm định phương án bồi thường, giải quyết các thủ tục hành chính khác về đất đai được kịp thời, nhanh gọn, hạn chế tình trạng đi lại nhiều lần của tổ chức, công dân; đồng thời phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

+ Đối với cấp xã, thị trấn: Công chức Địa chính cấp xã là những người am hiểu sâu các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai cũng như tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất; các trường hợp lấn, chiếm đất đai, vi phạm pháp luật đất đai và các vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai và là những người đầu tiên xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ này còn quá mỏng, đào tạo không đúng chuyên ngành, trình độ năng lực còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, cần đánh giá, rà soát lại đội ngũ cán bộ Địa chính cấp cơ sở để có kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ giúp họ có đủ khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp ở cơ sở, tham mưu cho chính quyền cấp cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất đai. Chú trọng thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ để đảm bảo sự năng động, kịp thời hơn trong quản lý đất đai và nắm bắt các vấn đề khoa học, kỹ thuật hiện đại về quản lý và bảo vệ đất đai. Muốn thực hiện được nội dung này, cần có kế hoạch thu hút, tuyển dụng đội ngũ cử nhân, kỹ sư theo đúng chuyên ngành về địa phương công tác, đây là một giải

pháp quan trọng để các địa phương có cán bộ làm công tác quản lý đất đai có đủ trình độ, năng lực tham mưu giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp trong công tác quản lý đất đai.

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc:

+ Cần đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai, hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đất đai dạng số hiện đại trên địa bàn toàn huyện.

+ Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi thông tin theo hình thức điện tử giữa Văn phòng đăng ký đất đai và Chi cục thuế huyện khi xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất.

3.4.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện công khai hoá các thông tin, các chính sách về nguồn thu và việc sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ đất đai; đổi mới công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng theo hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực đất đai; hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải. Việc áp dụng những quy định về phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách của Nhà nước với những nguồn tài chính thu được từ đất đai cần được tuân thủ đúng quy định, tránh thất thoát, lãng phí. Muốn thực hiện giải pháp này thì cần phải:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư; tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch; các dự án đầu tư được duyệt phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng nghiên cứu rút gọn quy trình giải quyết và tăng trách nhiệm các cơ quan chủ trì thẩm định.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Tăng cường giám sát và quản lý những dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách thông qua huy động nguồn lực từ đất đai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk”, kết quả nghiên cứu thể hiện khái quát ở các luận điểm sau:

- Công tác quản lý, sử dụng đất của huyện Ea H’Leo trong giai đoạn 2016 đến 2019 đạt được những thành quả nhất định. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất đai. Đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

- Kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai giai đoạn 2016 đến năm 2019 thông qua các hình thức: Thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế; các loại phí và lệ phí trong sử dụng đất đạt được 161.737,5 triệu đồng (trong đó nhiều nhất là tiền sử dụng đất với 112.303,9 triệu đồng và thấp nhất là tiền thuê đất với 3.994,0 triệu đồng), chiếm 46,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện trong cả giai đoạn.

- Nguồn lực tài chính từ đất đai thu được trong năm 2016 đến năm 2019 chưa đạt kết quả cao như mong muốn nhưng cùng với các nguồn thu của ngân sách, nguồn tài chính thu được từ đất đai đã cho phép huyện Ea H’Leo gia tăng quy mô đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng. Như vậy, có thể nói rằng nguồn lực tài chính từ đất đai là nguồn lực quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách huyện, vì nguồn lực này đã phát huy tác dụng tích cực và trực tiếp trong nâng cao hiệu quả của chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho phát triển hạ tầng, cho đầu tư xây dựng các khu dân cư và giải phóng mặt bằng, phục vụ công tác tái định cư và những mục tiêu đầu tư khác trên địa bàn huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, vấn đề giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn chậm so với thời gian quy định. Bên cạnh đó, chính sách đất đai trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, vì vậy đã làm giảm kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn huyện. Nguồn thu từ đất đai chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu ngân sách của địa phương nhưng chính sách về khai thác nguồn thu từ đất chưa phát huy hết hiệu quả, nhất là chưa khai thác được nguồn thu lớn nhất từ công tác đấu giá quyền sử dụng đất, công tác quản lý sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai còn nhiều bất cập, giá đất và những bất cập trong giá đất, vướng mắc trong công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng, những tồn tại trong công tác đấu giá đất, thị trường

nhà đất chưa phát huy hết hiệu quả và hệ lụy từ hoạt động đầu cơ, giao dịch ngầm về đất đai đã và đang là những rào cản không nhỏ, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. - Việc quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là vấn đề khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai luôn là một vấn đề phức tạp, luôn vận động, phát triển không ngừng và chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, nhất là cơ chế thị trường; vì vậy, đề tài chỉ mới bước đầu phân tích, củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn. đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong thời gian tới, nhất là khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả có những kiến nghị sau:

- Khi ban hành các chính sách đất đai phải phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương theo hướng Nhà nước chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung – cầu; bảo đảm xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch và phát triển bền vững.

- Việc ban hành cơ chế, chính sách quy định chi tiết, cụ thể và chặt chẽ đối với việc lựa chọn, nhất là việc quy định các tiêu chí để đánh giá, xác định chính xác về khả năng tài chính đối với các chủ đầu tư tham gia đầu tư các dự án, nhất là các dự án kinh doanh bất động sản… để có thể nhanh chóng thu hồi những diện tích đất đang sử dụng lãng phí, sai mục đích.

- Kiến nghị tiếp tục mở rộng phạm vi không gian của loại đề tài này lên phạm vi toàn tỉnh Đăk Lăk để có những kết quả, những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, hợp lý, chính xác và hữu ích nhất cho công tác quản lý nhà nước đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới.

[1]. Lê Diệp Ánh (2019), Đánh giá công tác quản lý tài chính đất đai trên địa bàn huyện Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị,Luận văn thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

[2]. Bộ Nông nghiệp và PTNN (2/2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Hà Nội 2012.

[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội 10/2009.

[4]. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 153/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

[5]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

[6]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 77/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

[7]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

[8]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài về quản lý đất đai, 2012.

[9]. Chính phủ (1994), Nghị định 94/1994/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế Nhà đất.

[10]. Chính phủ (2010), Nghị định 120/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 198/2004/NĐ-CP.

[11]. Chính phủ (2011), Nghị định 45/2011/NĐ-CP về Lệ phí trước bạ.

[12]. Chính phủ (2011), Nghị định 53/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất Phi nông nghiệp.

[13]. Chính phủ (2013), Nghị định 35/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

[14]. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

[16]. Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

[17]. Chi cục thống kê huyện Ea H’Leo (2016, 2017, 2018, 2019), Niên giám thống kê huyện Ea H’Leo các năm 2016, 2017, 2018, 2019.

[18]. Chi cục thuế huyện Ea H’Leo (2019), Báo cáo tình hình thu, chi ngân sách huyện giai đoạn 2016 -2019.

[19]. Chu Thị Thủy Chung (2010), Hoàn thiện Chính sách thu đối với đất đai ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học viện tài chính.

[20]. Hoàng Văn Cường (2010), Giá đất và chính sách phân phối địa tô trong quản lý đất đai theo cơ chế thị trường.

[21]. Hồ Đông (2001), Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thuế thu vào đất đai ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

[22]. Cao Thị Việt Hà (2018), Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

[23]. Nguyễn Hồ Phi Hà (2012), Huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế.

[24]. Đỗ Thị Lan và Đỗ Anh Tài (2007), Kinh tế tài nguyên đất. Hà Nội, Nhà xuất bản nông nghiệp.

[25]. Nguyễn Hữu Ngữ (2010), Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[26]. Nguyễn Tấn Phát (2006), Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 1, khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.

[27]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013): Luật đất đai số 45/2013/QH13.

[28]. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017): Luật quy hoạch số 21/2017/QH13.

[29]. Nguyễn Văn Sửu (2010), Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam - Từ lí thuyết đến thực tiễn, NXB chính trị quốc gia.

[30]. Hoàng Thị Mai Trang (2017),Phân tích tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

[31]. Lê Đình Thắng, Hoàng Cường và Vũ Thị Thảo (2003), Chính sách đất đai trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, Tạp chí Kinh tế & Phát triển (số 76), tháng 10/2003, Trường đại học Kinh tế quốc Dân.

[32]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk (2019): Báo cáo kết quả thống kê đất đai trên tỉnh Đăk Lăk năm 2018.

[33]. UBND huyện Ea H’Leo (2010), Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại huyện ea h’leo, tỉnh đăk lăk (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)