Bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác huy động vốn đầu tư nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 36)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn

1.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác huy động vốn đầu tư nâng cao

tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên

Từ những kinh nghiệm trong công tác huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao tiêu chí cho chương trình MTQG xây dựng NTM một số địa phương mà có các thành tích nổi bật hiện nay. Bài học kinh nghiệm cho công tác huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng NTM của thành phố Sông Công như sau:

Một là, phải có quyết tâm chính trị cao, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, các cấp ủy Đảng và chính quyền phải chủ động sáng tạo, sâu sát, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong QLNN, tổ chức bộ máy, bộ phận giúp việc được cơ cấu phù hợp và có chính sách hỗ trợ phù hợp nhằmđộng viên kịp thời, tạo môi trường và động lực phát triển khi thực thi nhiệm vụ. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và của Ban chỉ đạo các cấp. Đặc biệt coi trọng việc vận động đảng viên phải gương mẫu đi đầu, làm trước trong thực hiện công việc để người dân làm theo.

Hai là, quan tâm đến Công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở; sử dụng cán bộ có đủ năng lực, trình độ trong tổ chức, quản lý, có tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao, có khả năng vận

động quần chúng nêu gương, nòng cốt đi đầu. Nêu cao trách nhiệm, vai trò người đứng đầu nhất là đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; Bí thư chi bộ, trưởng các xóm và sự gương mẫu đi đầu của đảng viên.

Ba là, xác định rõ vai trò chủ thể của người dân; làm tốt công tác tuyên truyền,

vận động; nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; tăng cường quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

Bốn là, bổ sung, ban hành kịp thời các cơ chế hỗ trợ, đầu tư khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, triển khai các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, bền vững, phù hợp với điều kiện từng vùng.

Năm là, phải hiểu rõ mục tiêu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới, có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết trong đời sống hàng ngày của người dân. Huy động tổng hợp các nguồn lực; lồng ghép các chương trình dự án.

Sáu là, có kế hoạch cụ thể; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; có giải pháp phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho chương trình.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Sông Công nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có 11 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 4 xã với diện tích tự nhiên là 9837,07 ha. Dân số năm 2019 là 201.218 người và được giới hạn như sau:

- Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên. - Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên.

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

Thành phố Sông Công là đô thị công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí cách thủ đô Hà Nội 65 km về phía Bắc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, thành phố Sông Công là cửa ngõ phía Nam tỉnh Thái Nguyên, đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế và có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng chung cho toàn vùng, đặc biệt là của tuyến hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng thủ đô Hà Nội.

Thành phố Sông Công gồm 10 đơn vị hành chính. Gồm các xã: Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn (tháng 11/2019 sáp nhập với phường Lương Châu thành phường Châu Sơn) và các phường: Lương Sơn, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang, Mỏ Chè, Châu Sơn. Giai đoạn 2011 – 2020 thành phố có 4 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới là các xã: Bá Xuyên, Tân Quang, Bình Sơn, Vinh Sơn (tháng 11/2019 sáp nhập với phường Lương Châu thành phường Châu Sơn) nên có điều kiện đầu tư nguồn lực tập trung dành cho Chương trình MTQG xây dựng NTM. Ngay sau khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai, Thành ủy, UBND thành phố đã xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đã tổ chức các Hội nghị để quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương về chương trình xây dựng NTM, đồng thời phát động phong trào chung sức xây dựng NTM đến các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Về kinh tế:

Các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố trong những năm qua liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 17,5%, trong đó: ngành công nghiệp xây dựng tăng trưởng 18%, thương mại dịch vụ tăng trưởng 20%, ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng trưởng 5%.

phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ ngày càng gia tăng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản hàng năm có xu hướng giảm dần.

Năm 2017, tỷ trọng các ngành: công nghiệp xây dựng 76,4%; thương mại dịch vụ 16,6%; nông lâm nghiệp thủy sản 7%. Đến năm 2019, tỷ trọng các ngành: công nghiệp xây dựng 75%; thương mại dịch vụ 19%; nông lâm nghiệp thủy sản 6%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố vững chắc tiềm lực kinh tế để thành phố phấn đấu trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

* Về văn hóa - xã hội:

- Về giáo dục và đào tạo: Chất lượng dạy và học đã được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào các bậc học, cấp học đều tăng. Số trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố hiện đạt 28/32 trường chiếm 84,3%. Thành phố đang tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2016 - 2020, theo lộ trình phấn đấu kết thúc năm 2020, 100% các trường trên địa bàn đạt chuẩn Quốc gia.

Về hoạt động văn hoá thể thao: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ quan, đơn vị và các xã, phường. Trên 80% xóm, TDP được công nhận là văn hóa; trên 92% các hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa các xóm, TDP được quan tâm chỉ đạo thực hiện với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020: 100% xóm, TDP có nhà văn hóa.

Về công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Các chỉ số sức khoẻ cộng đồng được nâng lên rõ rệt; 100% xã, phường đạt tiêu chí Quốc gia về y tế. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 98%. Đã xây dựng và triển khai kế hoạch Chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Công tác giảm nghèo, giải quyết việc: Kết quả từ năm 2017 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố đã giảm đáng kể từ 6,32% (theo số liệu điều tra chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cuối năm 2017) xuống còn 4,9% (năm 2018), đến năm 2019

giảm còn 3,92%; bình quân mỗi năm giảm 0,7%. Giai đoạn 2017 - 2019 đã giải quyết việc làm cho trên 1.400 lao động/năm.

2.1.3. Những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội cho huy động nguồn vồn nâng cao tiêu chí xây dựng NTM thành phố Sông Công cho huy động nguồn vồn nâng cao tiêu chí xây dựng NTM thành phố Sông Công

2.1.3.1. Thuận lợi

Thành phố Sông Công với sự vào cuộc và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Bộ máy chỉ đạo, điều hành và hệ thống cơ quan tham mưu, giúp việc tổ chức quản lý và triển khai chương trình được thành lập ở các cấp.

Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình như thành phố Sông Công ban hành quyết định thực hiện thí điểm cơ chế hỗ trợ xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu, hộ gia đình nông thôn mới tại xã Vinh Sơn.

Phong trào thi đua “Thành phố Sông Công chung sức xây dựng NTM” được duy trì thường xuyên, liên tục và nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của nhân dân.

2.1.3.2. Khó khăn.

Mặc dù có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới thành phố Sông Công còn gặp một số khó khăn như:

Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung... Trong sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, nhiều biến động, tình trạng được mùa mất giá vẫn còn hiện hữu chưa có giải pháp khắc phục; Mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch bệnh hại vật nuôi, cây trồng (sâu bệnh hại lúa, phát sinh dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh trên đàn lợn...) đặc biệt là trong năm 2019 đã phát sinh dịch Tả lợn Châu phi trên diện rộng đến nay đã tiêu hủy trên 400 tấn lợn của 334 hộ thuộc 9 xã, phường trên địa bàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình chăn nuôi của thành phố.

Hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao, thu nhập trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp còn thấp, điều kiện về đất đai còn manh mún, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2017 - 2019.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn XD NTM

- Những thuận lợi, khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Một số giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao tiêu chí

cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công, giai đoạn 2021 - 2025.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống các yếu tố nguồn lực, bao gồm nguồn nội lực ( thu nhập, mức sống, điều kiện sống,..) và nguồn ngoại lực (nguồn huy động đầu tư của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, phong tục tập quán, vị trí địa lý địa hình... ) có tác động đến quá trình huy động vốn đầu tư nâng cáo tiêu chí cho xây dựng NTM.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu

2.3.2.1. Số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ người dân về huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia của người dân) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, KT-XH của Thành phố Sông Công 4 xã: Xã Bình Sơn, Xã Vinh Sơn, Xã Bá Xuyên, Xã Tân Quang được lựa chọn làm điểm

nghiên cứu

* Chọn cán bộ và người dân đại diện

Căn cứ vào mục đích khai thác, phân tích số liệu dùng cho nghiên cứu các chỉ tiêu của luận văn, tôi đã tiến hành chọn cán bộ và người dân tham gia vào quá trình huy động vốn đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố để điều tra, khảo sát, thu thập số liệu. Cán bộ xã, cán bộ xóm và người dân tham gia vào quá trình huy động vốn xây dựng nông thôn mới thành phố Sông Công. Lượng mẫu xác định cho các đối tượng như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số lượng

Tổng số mẫu 150

1. Cán bộ phụ trách NTM cấp xã 8

2. Ban phát triển xóm 30

3. Hội viên chi hội phụ nữ xã 30

4. Hội viên chi hội ND xã 82

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ người dân về huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia của người dân) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, KT-XH của Thành phố Sông Công 4 xã: Xã Bình Sơn, Xã Vinh Sơn, Xã Bá Xuyên, Xã Tân Quang được lựa chọn làm điểm nghiên cứu

2.3.2.2. Số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ các nguồn như: Phòng Kinh tế hạ tầng thành phố Sông Công; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thống kê…;UBND, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thái Nguyên, các tổ chức đoàn thể xã hội; BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã.

tác giả luận văn thu thập thông qua các các trang Website của các bộ, ngành hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh, các tài liệu, báo cáo của các đơn vị. Các thông tin về địa bàn nghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Sông Công được tác giả luận văn tra cứu trên niên giám thống kê thành phố Sông Công.

Nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được đã được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích để có cái nhìn tổng thể về những thuận lợi, khó khăn của thành phố Sông Công trong quá trình xây dựng NTM nói chung và trong huy động nguồn vốn xây dựng NTM nói riêng trong giai đoạn 2016 - 2018. Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM, đề xuất giải pháp góp phần huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nâng cao tiêu chí cho xây dựng NTM thành phố Sông Công giai đoạn 2020 – 2025.

2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích xử lý số liệu

Các phương pháp được tác giả luận văn sử dụng trong quá trình phân tích các số liệu và tài liệu báo cáo liên quan đến luận văn, chủ yếu là phương pháp phân tích trong thống kê, đó là phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 36)