Cơ chế, chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 71 - 73)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn

3.3.2. Cơ chế, chính sách của nhà nước

Các cơ chế, chính sách của nhà nước tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng NTM. Trong huy động vốn, đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến việc phân bổ, điều tiết nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM, các cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, các nguồn vốn của cộng đồng, doanh nghiệp vào xây dựng NTM, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư. Trong sử dụng vốn, đó là các cơ chế chính sách về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý ngân sách, về quy trình đầu tư xây dựng CSHT, cơ chế thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng, hệ thống định mức đơn giá đầu tư xây dựng. Hệ thống cơ chế, chính sách càng đồng bộ, đầy đủ, có tính đến yếu tố đặc thù của chương trình xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư xây dựng NTM. Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đối với các vùng còn có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội là vô cùng cần thiết. Chính sách mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt và thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy được tính chủ động, năng động và sáng tạo của các địa phương trong phát triển CSHT ở nông thôn, đồng thời cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng NTM ĐVT: % Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

1. Chính sách của Nhà nước trong việc huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM

50 26,7 23,3 0

2. Phương pháp huy động nguồn lực 66,7 20,0 10,0 3,3 3. Khả năng đầu tư của ngân sách và

toàn xã hội 90,0 6,7 3,3 0

4. Công tác tuyên truyền, vận động,

khuyến khích huy động nguồn lực 74,7 12,0 10,7 2,6 5. Sự phối hợp giữa các ban, ngành

trong việc huy động nguồn lực 86,7 13,3 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2019)

Như vậy, với 5 tiêu chí nghiên cứu tiến hành khảo sát thì có 3 trong 5 tiêu chí được đánh giá là rất ảnh hưởng và có ảnh hưởng chiếm tỷ lệ cao nhất là ảnh hưởng của “Khả năng đầu tư của ngân sách NN và toàn xã hội” chiếm tới 90%, “Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực” chiếm 86,7% và “Công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích huy động nguồn lực” chiếm 74,7%.

Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thành phố Sông Công tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, bằng các cơ chế chính sách đặc thù của thành phố về xây dựng hộ nông thôn mới, khu dân cư, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu bằng các nguồn lực lồng nghép của Trung ương, của tỉnh, đặc biệt là Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)