5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng
nông thôn mới TP Sông Công
3.3.1.Trình độ phát triển kinh tế của địa phương
Thành phố Sông Công là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của tỉnh, cùng với đó là các công trình cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, Hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên, đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội, Thái Nguyên – Bắc Kạn, Lạng Sơn... tất cả đã tạo nên một thành phố Sông Công với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại và phát triển. Thành phố Sông Công tiếp tục chỉnh tranh đô thị, với các dự án và công trình trọng điểm của tỉnh đang triển khai tiêu biểu như khu công nghiệp Sông Công 2, trong tương lại gần sẽ thu hút hàng nghìn lao động và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp vượt trội trên địa bàn thành phố .
Nhân tố này được thể hiện bằng các chỉ số cụ thể như: tăng trưởng GDP, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân đầu người...
Bảng: 3.6 Ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế của địa phương đến huy động nguồn lực XD NTM ĐVT: % Chỉ tiêu Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1. Tăng trưởng GDP 56,7 36,7 6,6
2. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp 74,7 12,0 6,7 6,6
3. Cơ cấu kinh tế 46,7 26,7 14,6 12,0
4. Cơ cấu lao động 50,7 23,3 20,0 6,0
Các chỉ số này tích cực sẽ phản ánh trình độ phát triển kinh tế ở địa phương ở mức cao, người dân có mức sống tốt, đồng nghĩa với việc nguồn lực tài chính của địa phương cũng như trong dân sẽ dồi dào hơn, xây dựng NTM vì thế cũng sẽ thuận lợi hơn. Thực tế cũng cho thấy những vùng nông thôn ở đó dân cư có mức sống cao thì việc đầu tư, triển khai xây dựng NTM có nhiều thuận lợi. Các dự án phát triển hạ tầng có thể được triển khai nhanh trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu về vốn, đặc biệt thông qua phương thức xã hội hóa. Các khu vực trong đó các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển sẽ có nhiều thuận lợi trong thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển CSHT. Thực tế cho thấy, ở một số vùng nông thôn có các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại... phát triển thường đi kèm với sự phát triển, mở mang của hệ thống CSHT.