Thực trạng hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 48 - 56)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn

3.1.1. Thực trạng hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

3.1.1. Thực trạng hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Sông Công thành phố Sông Công

Bước sang giai đoạn 2 của chương trình MTQG xây dựng NTM, diện mạo nhiều vùng quê trên mảnh đất thành phố Sông Công của tỉnh Thái Nguyên đã bước sang trang mới, với luồng không khí mới và sự thay đổi mới, được thể hiện rõ nét, như: Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ cơ bản đáp ứng nhu cầu về xã hội, sản xuất, dân sinh và đời sống tinh thần cho người dân; thu nhập bình quân đầu người tăng khá cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tăng cường, tỷ lệ hộ gia đình, xóm đạt tiêu chí văn hóa ngày càng tăng, môi trường nông thôn được cải thiện; an ninh quốc phòng được giữ vững…

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện một số tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn thành phố Sông Công trong giai đoạn 2011 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2015 Năm 2019

1 Số xã công nhận đạt chuẩn nông

thôn mới (xã) 0 1 4

2 Tỷ lệ các xã đạt chuẩn NTM (%) 0 25 100

3

Thực hiện 1 số tiêu chí trong bộ 19 tiêu chí

- Tiêu chí thu nhập (Thu nhập bình

quân người/năm) 10,86 26,3 34,5

- Tỷ lệ hộ nghèo (%) 7,75 4,36 3,74

- Tỷ lệ lao động có việc làm trên dân

số trong độ tuổi lao động (%) 69,65 94,88 93,82

Sau 10 năm xây dựng NTM diện mạo NTM thành phố Sông Công đã có nhiều sự đổi khác. tính đến năm 2019 Thành phố Sông Công có 4 xã thì 4/4 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM chiếm tỷ lệ 100% và thành phố Sông Công hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2018

Qua bảng 3.1 ta thấy sự thay đổi nhiều trong quá trình xây dựng nông thôn mới từ các tiêu chí trong giai đoạn 2011 đến 2019. Công tác giảm nghèo được thành phố quan tâm chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp để giảm nghèo, trong đó đã chú trọng hỗ trợ sinh kế, giúp các hộ phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo một cách bền vững. Bên cạnh đó đã huy động được các nguồn lực trong dân và doanh nghiệp để chăm lo cho an sinh xã hội đối với hộ nghèo. Bằng nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã năm 2011 là 14,34% (trên địa bàn thành phố là 10,29%) đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đa chiều trên địa bàn các xã giảm xuống còn 3,87% (toàn thành phố chiếm 2,61%).

3.1.2.Thực trạng huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Sông Công

Xây dựng NTM là một chương trình trọng tâm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Để quá trình xây dựng NTM thành công, trong giai đoạn 2016 - 2020 cần tập trung thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ, trong đó đa dạng hóa các nguồn vốn huy động cho NTM có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

3.1.2.1. Thực trạng cơ chế huy động vốn giai đoạn 2017-2019 a. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước

NSNN cho xây dựng CSHT NTM ở thành phố Sông Công hiện được huy động theo cơ chế:

Chính quyền chủ động tăng tỷ lệ điều tiết NSNN cho xây dựng NTM: Để tạo cơ chế điều tiết vốn NSNN cho chương trình Ngoài các cơ chế chính sách của Trung ương, của Tỉnh, trong giai đoạn 2011-2015, HĐND thành phố đã Quyết nghị hỗ trợ

40 triệu đồng cho xây mới 1 nhà văn hóa đạt chuẩn và 30 triệu đồng cho sửa chữa nâng cấp 1 nhà văn hóa đạt chuẩn. Giai đoạn 2016-2020; tiếp tục thực hiện cơ chế đối ứng 60 - 40 (Nhà nước 60%, nhân dân đóng góp đối ứng 40%) cho xây dựng cứng hóa đường giao thông và hệ thống kênh mương nội đồng; Thành phố Sông Công là đơn vị đầu tiên trên bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành cơ chế thí điểm trong việc thực hiện xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu, hộ gia đình Nông thôn mới với cơ chế hỗ trợ thực hiện như sau: Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với các hộ đăng ký thực hiện Hộ gia đình Nông thôn mới, hỗ trợ giống cây làm hàng rào mềm, hỗ trợ xây cổng chung của xóm, thưởng 05 triệu đồng/hộ đạt hộ nông thôn mới.

Cơ chế hỗ trợ:

Căn cứ theo quy định hiện hành, thành phố Sông Công thực hiện:

- Hỗ trợ 100% từ NSNN cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch; tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Hỗ trợ một phần từ NSNN cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã hỗ trợ thực hiện.

- Đối với vật liệu xây dựng, giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác (do người dân trực tiếp làm ra) khi mua trực tiếp của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn cùng thời điểm; chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn nơi bán, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

- Kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo Chương trình các cấp ở địa phương được trích 1,0 - 1,5% nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình để hỗ trợ chi cho: Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của Trung ương, tỉnh, huyện và trang thiết bị văn phòng cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp; tổ chức khảo sát, thẩm định xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.

- Kinh phí duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Khoảng 6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của từng xã.

- Thành phố Sông Công không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Cộng đồng và người dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Cơ chếđầu tư:

Căn cứ các quy định hiện hành, Thành ủy Sông Công đã ban hành Kết luận số: 420- TB/TU ngày 15/9/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương thực hiện thí điểm cơ chế hỗ trợ xây dựng xóm NTM kiểu mẫu, hộ gia đình NTM kiểu mẫu giai đoạn 2017 - 2020, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số: 1897/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 10 năm 2017để hộ trợ xóm, xã xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 32 – NQ/HĐND, ban hành cơ chế hỗ trợ đối ứng xây dựng kết cấu hạ tầng, thành phố hỗ trợ 60%, nhân dân đóng góp 40%.

- Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ

chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân thành phố giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.

- Đối với các Dự án nhóm C quy mô nhỏ thực hiện theo cơ chế đặc thù rút gọn theo quy định của Chính phủ. Đối với các Dự án khác thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thực hiện theo 2 hình thức:

+ Lựa chọn theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng: Lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu;

+ Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu. Khuyến khích thực hiện theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng.

- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát đầu tư của cộng đồng.

Tổ chức huy động vốn:

Để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Ban Chỉ đạo thành phố Sông Công đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; những cơ chế, chính sách huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân được chú trọng, nhất là về mục đích, ý nghĩa, phương châm, các nội dung và cơ chế chính sách của Chương trình. Hoạt động tuyên truyền của các cơ quan đài, báo Trung ương và địa phương thường xuyên đăng tải các tin, bài, tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở được thực hiện gắn liền với việc bàn bạc công khai, dân chủ về tổ chức thực hiện những nhiệm vụ nên đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, đóng góp tiền, tài sản, ngày công... cùng chung tay, chung sức xây dựng NTM.

b. Đối với nguồn vốn cộng đồng

Hiện nay, việc huy động vốn cộng đồng cho xây dựng NTM ở thành phố Sông Công được thực hiện theo cơ chế trực tiếp, cách thức cụ thể đang được áp dụng theo phương châm “Dân biết, dân hiểu, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Hằng năm Văn phòng Nông thôn mới thành phố tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành phố ban hành kế hoạch giao chỉ tiêu cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban chỉ đạo các xã phấn đấu thực hiện các tiêu chí, trong đó có các nhiệm vụ huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Ban chỉ đạo các xã đưa về Ban phát triển nông thôn các xóm để bàn, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, thống nhất ban hành nghị quyết để triển khai thực hiện. Kết quả huy động vốn, việc thanh quyết toán vốn các công trình đầu tư trên địa bàn được niêm yết công khai tại nhà văn hóa các xóm để nhân dân giám sát. Tổng hợp kết quả điều tra ở cả 2 nhóm xã cho thấy chính quyền cơ sở ở thành phố Sông Công thực hiện việc xây dựng và công khai các kế hoạch của xây dựng NTM, với 95% số phiếu cho biết chính quyền xã thực hiện tổ chức họp dân cư thôn (xóm) để thông báo kế hoạch khi có một công trình CSHT được xây dựng.

Thực hiện các cách thức động viên, khuyến khích

Chính quyền thành phố và các xã thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, tác động tới nhận thức của cộng đồng:Trong 10 năm đã tổ chức 296 hội nghị triển khai thực hiện chương trình và 275 lớp tập huấn cho trên 30.000 lượt người tham dự. Nội dung tập huấn bao gồm việc triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về xây dựng NTM, các kiến thức về quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình, các nội dung trong công tác lập quy hoạch, lập Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất. Đã cấp phát trên 5.500 tờ rơi, 275 áp phích, và 70 pano tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới. Các xã đã tích cực tổ chức phong trào “Sông Côngchung sức xây dựng nông thôn mới” đồng thời tổ chức các cuộc họp chuyênđề đến chi bộ các thôn và người dân về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ đó nhân dân hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình và tích cực tham gia. Ngoài ra, các xã cũng đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, đài phát thanh xã đã thường xuyên, kịp thời tuyên dương những điển hình tiên tiến, những cá

nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã chủ động xây dựng các nội dung tuyên truyền cho hội viên của mình từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân từ suy nghĩ đến hành động.

Từ nền tảng chung đó, khi đi vào các hoạt động cụ thể cần huy động vốn góp từ cộng đồng, nhân dân, chính quyền cơ sở cùng các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện việc tiếp xúc với dân để vận động, thuyết phục.

Kết quả điều tra, khảo sát đã cho thấy ở cả 2 nhóm khảo sát, chính quyền địa phương đều chú trọng đến biện pháp thuyết phục, tuyên truyền trong huy động nguồn lực tài chính ngoài NSNN, đặc biệt là nguồn vốn trong dân. cũng phù hợp khi có tới trên 93% số phiếu lựa chọn cho biết chính quyền xã sẽ cử người đến từng hộ gia đình để vận động, giải thích khi có một công trình xây dựng NTM được xây dựng.

Song song với việc vận động, thuyết phục, chính quyền cũng thực hiện cách thức động viên bắt buộc để huy động vốn góp trong dân vào xây dựng các công trình CSHT ở nông thôn.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, cách thức động viên bắt buộc được sử dụng để huy động vốn trong nhân dân với tỷ lệ 1,8% số phiếu lựa chọn ở xã Vinh Sơn và 50% số phiếu lựa chọn ở xã Bá Xuyên. Cách thức thực hiện của chính quyền xã là phân bổ theo đầu người số tiền phải nộp khi có một công trình NTM cần sự tham gia của các nguồn vốn ngoài nhà nước.

Áp dụng các cơ chế hỗ trợ

Hiện nay, thành phố Sông Công đã có những chính sách cụ thể để hỗ trợ cộng đồng ở nông thôn tham gia xây dựng CSHT NTM. Nội dung hỗ trợ tập trung chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)