Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 42 - 44)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu

2.3.2.1. Số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ người dân về huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia của người dân) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, KT-XH của Thành phố Sông Công 4 xã: Xã Bình Sơn, Xã Vinh Sơn, Xã Bá Xuyên, Xã Tân Quang được lựa chọn làm điểm

nghiên cứu

* Chọn cán bộ và người dân đại diện

Căn cứ vào mục đích khai thác, phân tích số liệu dùng cho nghiên cứu các chỉ tiêu của luận văn, tôi đã tiến hành chọn cán bộ và người dân tham gia vào quá trình huy động vốn đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố để điều tra, khảo sát, thu thập số liệu. Cán bộ xã, cán bộ xóm và người dân tham gia vào quá trình huy động vốn xây dựng nông thôn mới thành phố Sông Công. Lượng mẫu xác định cho các đối tượng như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp số mẫu khảo sát

Đối tượng khảo sát Số lượng

Tổng số mẫu 150

1. Cán bộ phụ trách NTM cấp xã 8

2. Ban phát triển xóm 30

3. Hội viên chi hội phụ nữ xã 30

4. Hội viên chi hội ND xã 82

Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ người dân về huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn thành phố Sông Công. Việc thu thập các thông tin mới được thực hiện thông qua công cụ PRA (đánh giá có sự tham gia của người dân) được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra. Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, các số liệu mới được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, KT-XH của Thành phố Sông Công 4 xã: Xã Bình Sơn, Xã Vinh Sơn, Xã Bá Xuyên, Xã Tân Quang được lựa chọn làm điểm nghiên cứu

2.3.2.2. Số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ các nguồn như: Phòng Kinh tế hạ tầng thành phố Sông Công; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thống kê…;UBND, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thái Nguyên, các tổ chức đoàn thể xã hội; BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã.

tác giả luận văn thu thập thông qua các các trang Website của các bộ, ngành hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh, các tài liệu, báo cáo của các đơn vị. Các thông tin về địa bàn nghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Sông Công được tác giả luận văn tra cứu trên niên giám thống kê thành phố Sông Công.

Nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được đã được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích để có cái nhìn tổng thể về những thuận lợi, khó khăn của thành phố Sông Công trong quá trình xây dựng NTM nói chung và trong huy động nguồn vốn xây dựng NTM nói riêng trong giai đoạn 2016 - 2018. Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động nguồn vốn cho xây dựng NTM, đề xuất giải pháp góp phần huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nâng cao tiêu chí cho xây dựng NTM thành phố Sông Công giai đoạn 2020 – 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)