5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân
3.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù đạt được kết quả khá toàn diện nhưng tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu của tỉnh; mức độ đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng chưa cao, một số tiêu chí đã đạt nhưng kém bền vững. Sản xuất đã có chuyển biến nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; các mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa còn ít so với tiềm năng thế mạnh của địa phương, chưa có nhiều tổ chức và doanh nghiệp sản xuất hiệu quả, ứng dụng khoa học cộng nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế, chưa tạo ra năng suất, chất lượng cao, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.
Vốn đầu tư thực hiện Chương trình chưa tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phong trào xây dựng NTM ở các địa phương không đồng đều. Nguồn kinh phí đầu
tư cho nông thôn mới còn hạn chế trong khi đó một số tiêu chí cần nguồn vốn đầu tư lớn như: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, đường giao thông. Trong phát triển sản xuất còn bộc lộ một số hạn chế: việc quy hoạch chi tiết khu sản xuất tập trung tại các xã còn chậm; Quy mô sản xuất của các tổ hợp tác, các hộ gia đình còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến sức cạnh tranh yếu, việc kết nối cung cầu còn hạn chế.
3.4.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2011 – 2015) của Chính phủ ban hành có nhiều điểm chưa phù hợp với từng vùng, chậm sửa đổi, bổ sung (đặc biệt là hướng dẫn thực hiện tiêu chí của các Bộ, ngành) nên khó thực hiện. Nguồn lực đầu tư của nhà nước còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch được duyệt, Cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, chậm điều chỉnh (từ chỗ nhà nước hỗ trợ 100% đối với 7 nội dung, hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ xuống còn 3 nội dung, hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số: 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012) nên ảnh hưởng đến tiến độ và công tác triển khai thực hiện.
* Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế, chưa đóng vai trò nòng cốt thực hiện chương trình; một số cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể cơ sở chưa làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền gắn với vận động quần chúng. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý tuy đã sâu sát, nhưng chưa lường hết các khó khăn nên chưa đề ra được các giải pháp phù hợp để tạo bước đột phá. Một bộ phận cán bộ cơ sở trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa sâu sát. Kết quả điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn ở một số địa phương chưa sát với thực tế. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án chưa được điều chỉnh kịp thời. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.