Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 78 - 84)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn

3.5.2. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng

mới ở thành phố Sông Công

3.5.2.1. Phân cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng nông thôn mới

Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn, nhu cầu vốn lớn, cần phân cấp rõ ràng và phân định hợp lý sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng CSHT NTM, theo đó mỗi nguồn vốn đầu tư chỉ nên tập trung sử dụng cho một số hạng mục CSHT NTM nhất định.

Đối với nguồn vốn NSNN, trong huy động và sử dụng cần thực hiện phân cấp rõ ràng giữa các cấp NSNN gắn chặt với thực tế, hiệu quả, cấp nào thực hiện tốt nhất thì giao cho cấp đó thực hiện, tránh tình trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả, không rõ trách nhiệm.

Đối với nguồn vốn cộng đồng, cần hướng việc huy động và sử dụng cho các hạng mục công trình gắn trực tiếp với cuộc sống của cộng đồng dân cư và phù hợp với khả năng tài chính, nguồn lực của cộng đồng.

Đối với nguồn vốn doanh nghiệp, cần hướng việc huy động và sử dụng để đóng góp thêm nguồn lực cùng với nguồn vốn cộng đồng, đẩy mạnh việc thu hút doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào các dự án CSHT nông thôn theo các hình thức hợp tác công tư để hỗ trợ cùng với NSNN xây dựng các công trình CSHT trọng điểm ở nông thôn.

3.5.2.2. Tối đa hóa các nguồn vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Để tăng cường nguồn vốn NSNN cho xây dựng CSHT NTM, cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Khai thác thế mạnh phát triển kinh tế của mỗi địa phương để gia tăng nguồn thu cho NSNN. Mỗi xã, thậm chí từng xóm cần xác định rõ thế mạnh phát triển kinh tế của mình là gì (phát triển du lịch, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,...). Mỗi địa phương, đơn vị thực tế đều có những tiềm năng, thế mạnh riêng, nếu biết khai thác và có những chính sách phát triển hợp lý sẽ là động lực phát triển chủ đạo của địa phương.

Đẩy mạnh phân cấp NSNN cho ngân sách cấp cơ sở. Trên thực tế, nhu cầu vốn càng xuống các cấp ngân sách cơ sở thì càng cao. Do vậy cần thực hiện các giải pháp đảm bảo bố trí đáp ứng đủ nhu cầu vốn NSNN theo hướng đẩy mạnh phân cấp ngân sách cho cấp cơ sở.

Tăng cường khai thác giá trị quỹ đất ở địa phương cho NSNN để cân đối thêm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng CSHT NTM. Biện pháp này nhằm biến nguồn vốn từ đất đai trở thành nguồn thu ngân sách thông qua kênh huy động vốn của Nhà nước để phân bổ đầu tư xây dựng CSHT NTM, từ đó tác động trở lại giúp cho việc sử dụng đất ngày càng có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

3.5.2.3. Tăng cường huy động nguồn vốn từ cộng đồng và doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới

Để khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn cộng đồng và doanh nghiệp, Chính quyền thành phố có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách khuyến khích hiện có. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để huy động nguồn vốn cộng đồng, doanh nghiệp xây dựng CSHT NTM đã có, tuy nhiên công tác tổ chức thực hiện chính sách ở cơ sở còn chưa

được thực hiện tốt, chưa theo đúng quy trình chuẩn của tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Bên cạnh đó, còn xuất phát từ nguyên nhân nhận thức.

Phát huy vai trò tích cực của người đứng đầu. Lãnh đạo các cấp, ngành về nông nghiệp, nông thôn cần đi sâu, đi sát, nắm được tình hình thụ hưởng chế độ của người dân để kịp thời có những điều chỉnh.

Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích mới. Để khai thác nguồn vốn từ cộng đồng, doanh nghiệp, các chính sách khuyến khích cần bắt nguồn từ chính lợi ích của các đối tượng này.

Đẩy mạnh khuyến khích các hình thức hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng CSHT NTM. Để làm được điều này, trước hết trong quy hoạch hệ thống CSHT NTM cần xây dựng những danh mục dự án đầu tư phát triển có nhu cầu sử dụng cao, khả năng thu hồi vốn ban đầu nhanh thông qua cơ chế thu phí, có sức hấp dẫn nhà đầu tư.

Về các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT, PPP, cần nghiên cứu, thỏa thuận với các nhà đầu tư lựa chọn các hợp đồng đầu tư thích hợp bảo đảm hài hòa các mặt lợi ích đầu tư. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng đầu tư phải tuân thủ Luật Đầu tư cũng như phù hợp với các quy định chung về hợp đồng kinh doanh, thương mại. Bên cạnh đó, cần đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút nhà đầu tư theo hướng thông thoáng hấp dẫn hơn.

3.5.2.4. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản về quản lý vốn đầu tư XDCB, loại bỏ những văn bản chồng chéo, trái với quy định của Luật, đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành cần ban hành các quy định riêng về quản lý, thanh toán vốn đầu tư, có tính đến đặc thù của các dự án xây dựng CSHT NTM.

Các quy định sau khi được sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới cần phải hướng dẫn cụ thể về điều kiện, quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án và dự toán kinh phí thực hiện các dự án xây dựng CSHT NTM trên địa bàn, tránh tình trạng luật, quy định đã ban hành nhưng các sở, ban ngành và các huyện, thành phố, thị xã lúng túng không biết hướng triển khai ảnh hưởng tới hiệu lực thi hành.

Các quy định cũng cần hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các dự án xây dựng CSHT NTM trên địa

bàn. Các quy trình này cần được đơn giản hóa về thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện, phù hợp với tính đặc thù của hoạt động xây dựng CSHT NTM nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện tại, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Việc sửa đổi, bổ sung, banh hành mới các quy định cần phải phù hợp với các bộ Luật và có sự đóng góp ý kiến rộng rãi của các cấp, các ngành, các viện nghiên cứu và các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố.

3.5.2.5. Đẩy mạnh thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính

Tăng cường tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình. Để thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai minh bạch về tài chính trong xây dựng NTM, trước hết cần làm tốt các nội dung như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, quy trình quản lý các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất.

Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát tài chính. Cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính của các cơ quan chức năng, của các cấp quản lý từ tỉnh, huyện, xã trong việc xây dựng CSHT NTM trên địa bàn.

Đối với các hoạt động thanh tra, kiểm tra mang tính thường xuyên, định kỳ; chỉ nên thống nhất giao cho Ban chỉ đạo chương trình ở các cấp thực hiện, làm như vậy để tránh cho địa phương, cơ sở phải báo cáo, giải trình với quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra và chịu nhiều chi phí không chính thức khác. Đối với các hoạt động kiểm tra, giám sát đột xuất, không thường xuyên thì hệ thống các cơ quan như: Ủy ban kiểm tra, thanh tra Sở Tài chính, thanh tra Sở Kế hoạch và đầu tư,...có thể thực hiện đồng bộ nhưng không được để cho địa phương, cơ sở biết. Hoạt động này cần thực hiện hoàn toàn bí mật để đảm bảo tính khách quan, sát thực tế; đồng thời tránh cho địa phương những chi phí đón tiếp không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực.

Tăng thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý của ban GSCĐ trong suốt quá trình đầu tư xây dựng các công trình CSHT NTM. Sự tham gia nhiều hơn của ban GSCĐ vào các khâu của quá trình đầu tư XDCB còn có thể góp phần phá vỡ những mối liên kết ngầm vốn phát sinh nhiều tiêu cực trong quá trình này. Do vậy, cần tăng cường sự tham gia của ban GSCĐ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư.

trách nhiệm như trên sẽ làm tăng yêu cầu về trình độ của thành viên các Ban GSCĐ ở cơ sở.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân và với các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở. Việc giám sát cộng đồng không thể chỉ dựa vào một mình Ban GSCĐ. Trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình CSHT nông thôn, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở cũng như từng người dân có quyền và trách nhiệm giám sát, kiến nghị với Ban GSCĐ hoặc trực tiếp có ý kiến với nhà thầu, chủ đầu tư khi có vấn đề phát sinh. Khi đó, hoạt động giám sát cộng đồng mới thể hiện rõ được tính cộng đồng mới đi vào thực chất và hiệu quả.

3.5.2.6. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới

Đối tượng cần được tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Đối tượng đầu tiên cần được tuyên truyền và nâng cao nhận thức về nông thôn mới chính là người dân. Người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy, cần phải tuyên truyền để nhân dân dân hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi người dân phải nỗ lực, không những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh nghiệm của nhiều nơi cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để cho người dân được tham gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được trách nhiệm lớn lao của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới có khả năng thành công. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới. Đối tượng thứ hai cần tuyên truyền là đội ngũ cán bộ. Đối với đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, công tác tuyên tuyền tốt cũng sẽ cung cấp cho họ nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Kiến thức đầy đủ

cũng sẽ giúp đội ngũ cán bộ có thể hướng dẫn người dân nông thôn trong thực hiện XDNTM được hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố sông công (Trang 78 - 84)