Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè và trà sữa tại Việt Nam và trên thế ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất trà sữa tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 31 - 34)

Cây chè có lịch sử lâu đời (2738 năm trước Công nguyên), lúc đầu chủ yếu dùng làm dược liệu, sát trùng, rửa vết thương, sau đó được làm đồ uống. Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ (1999) [12], Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển sản xuất chè, sau đó truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805 sau Công nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780, vào Nga năm 1833, Malaixia năm 1914, những năm 1920 vào châu Phi như Kênia, Malawi, Ghinê… đến nay chè đã được trồng ở 58 quốc gia với quy mô khác nhau, phân bố ở khắp năm châu:

- Châu Á có 20 nước trồng chè gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Sirilanca, Indonexia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Bănglađet, Iran, Myanma, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Malaixia, Campuchia, Nêpan, Philipin, Triều Tiên, Apganistan, Pakistan…

- Châu Phi có 21 nước gồm: Kênia, Malawi, Uganda, Tanzania, Mozambich, Ruanda, Mali, Ghinê, Môrixơ, Nam Phi, Công Gô, Cammơrun, Rêuyniông, Tchat, Rôdêzia, Abitxini, Burundi, Ma rốc, Angiêri và Zimbabue.

- Châu Mỹ có 12 nước gồm: Achentina, Braxin, Peru, Côlômbia, Ecuađo, Guatêmala, Paraguay, Giamaica, Mêhicô, Bolivia, Guyana và Mỹ.

23

- Châu Âu chỉ có các nước thuộc Liên Xô cũ (Grudia, Crasnoda, Azecbaizan) và Bồ Đào Nha.

Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới luôn tăng trong 5 thập kỷ từ 1954-2004 [8] và vẫn có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.

2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam

Hiện nay Việt là nước sản xuất chè lớn thứ 7, xuất khẩu đứng thứ 5 toàn cầu, với 124.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến chè với công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm.

Tính đến nay Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 3,5% tổng lượng chè xuất khẩu đạt 17,23 nghìn tấn, trị giá 34,61 triệu USD, tăng 28,65% về lượng và 15,59% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân 2007,91 USD/tấn, giảm 10,15%. Riêng tháng 6/2019, đã xuất sang Pakistan 3,3 nghìn tấn, trị giá trên 7 triệu USD tăng 0,79% về lượng và 4,94% về trị giá so với tháng 5/2019, nhưng giảm 19,8% về lượng và giảm 26,87% về trị giá so với tháng 6/2018.

Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai sau Pakistan là Đài Loan (TQ) đạt trên 8,5 nghìn tấn, trị giá 13,28 triệu USD tăng 5,2% về lượng và 5,34% trị giá, giá xuất bình quân 1559,90 USD/tấn, tăng 0,14% so với cùng kỳ. Kế đến là Nga, tuy nhiên xuất khẩu sang Nga giảm 10,59% về lượng và 8,72% trị giá tương ứng với 6,5 nghìn tấn, 10,05 triệu USD.

Đối với thị trường Trung Quốc lục địa, mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa nhưng thị trường này chỉ đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng, đạt 3,44 nghìn tấn; 10,31 triệu USD, giảm 36,17% về lượng nhưng tăng 49,04% về trị giá, giá xuất bình quân 2994,73 USD/tấn, tăng gấp 2,3 lần (tương ứng 133,49%) so với cùng kỳ.

Ngoài những thị trường xuất khẩu chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu chè sang các quốc gia khác như UAE, Đức, Thổ Nhĩ, Saudi Arabia…

24

Bảng 2.2. Thị trường xuất khẩu chè 6 tháng năm 2019

(Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan) [33]

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2018, lượng chè xuất sang các thị trường hầu hết đều suy giảm, số này chiếm trên 52%, trong đó xuất sang thị trường Đức giảm nhiều nhất, 83,95% về lượng và 84,35% về trị giá, tương ứng với 39 tấn, trị giá 183,5 nghìn USD, giá xuất bình quân 4705,36 USD/tấn, giảm 2,51% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang UAE cũng giảm mạnh, 65,99% về lượng và 57,48% trị giá với 303 tấn, trị giá 544,75 nghìn USD, giá xuất bình quân tăng 25,05% đạt 1787,87 USD/tấn. Ở chiều ngược lại xuất sang thị trường Co Oét tăng

Thị trường

6T/2019 +/- So với cùng kỳ 2018 (%)* Lượng

(tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Pakistan 17.238 34.612.352 28,65 15,59 Đài Loan 8.518 13.287.189 5,2 5,34 Nga 6.541 10.055.657 -10,59 -8,72 Indonesia 4.476 4.329.287 -0,11 -1,17 Trung Quốc 3.445 10.316.856 -36,17 49,04 Mỹ 2.673 3.376.956 -19 -10,47 Malaysia 2.124 1.618.551 5,46 1,32 Saudi Arabia 1.075 2.766.398 11,75 9,6 Ukraine 661 1.083.736 40,64 37,48 Ấn Độ 579 834.485 46,58 126,46 Philippines 416 1.079.391 10,93 10,27 Ba Lan 358 496.948 -34,55 -40,18 UAE 303 544.756 -65,99 -57,48 Thổ Nhĩ Kỳ 149 291.116 -24,75 -27,32 Đức 39 183.509 -83,95 -84,35 Co Oét 25 47.775 47,06 5,12

25

mạnh, tuy chỉ đạt 25 tấn, trị giá 47,7 nghìn USD nhưng tăng 47,06% về lượng và 5,12% trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ có thêm thị trường Iraq với lượng xuất 2,3 nghìn tấn, trị giá 3,5 triệu USD.

Dự báo tác động thị trường của chính sách thuế của Mỹ đối với chè Trung Quốc, theo ông Goggi, chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ, Mỹ không phải nước sản xuất chè nên rõ ràng không có dòng chè thương phẩm nội địa cần phải bảo vệ bằng thuế, hoặc không có bất cứ phân khúc việc làm nông nghiệp nào cần bảo vệ. Phần lớn thị trường chè tại các nước sản xuất lớn là thị trường nội địa, và thị trường nội địa sẽ hưởng lợi khi nguồn cung cho xuất khẩu giảm đi. Hơn nữa, tỷ lệ xuất khẩu chè từ Trung Quốc trên tổng sản lượng rất thấp nên nước này sẽ không chịu tác động từ chính sách tăng thuế của Mỹ.

Mỹ là nước nhập khẩu chè lớn thứ ba thế giới, nhưng các nhà cung cấp rải rác trên khắp thế giới. Trung Quốc cho tới nay là nước cung cấp chè xanh lớn nhất nhưng Argentina là nước cung cấp chè đen lớn nhất cho thị trường Mỹ. Ấn Độ, Sri Lanka và Kenya đều góp thị phần lớn trong cơ cấu nhập khẩu chè của Mỹ.

Tương tự như thực trạng sản xuất - xuất khẩu chè tại Trung Quốc, tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam trên tổng sản lượng ở mức thấp và thị trường nội địa vẫn là thị trường tiêu thụ chính. Các chính sách tăng thuế nhập khẩu chè Trung Quốc trên thị trường Mỹ có khả năng không tác động mạnh tới các luồng thương mại chè hiện nay trên thế giới lẫn triển vọng xuất khẩu chè từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất trà sữa tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)