Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất trà sữa tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 58 - 60)

a. Sản phẩm trà sữa

Trà sữa sau khi đóng gói, sẽ được kiểm tra bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Trà sữa đạt tiêu chuẩn khi đảm bảo đủ yêu cầu trong Quy định giới hạn tối đa

50

ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm - 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành [5].

b. Bao bì

Không sử dụng bao bì tái chế, ảnh hưởng đến chất lượng trà sữa. Không dùng các vật liệu đóng gói và kho lưu trữ hoặc thùng có chứa một loại thuốc diệt nấm tổng hợp, chất bảo quản, thuốc hun khói, vật liệu nano.

c. Nhãn mác

Có ghi người hoặc công ty chịu trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm. Đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn hữu cơ được áp dụng:

- Nơi 95-100% thành phần (theo trọng lượng) là hữu cơ, sản phẩm có thể được gắn nhãn "hữu cơ".

- Có ít hơn 95% nhưng không ít hơn 70% thành phần (theo trọng lượng) là hữu cơ, những sản phẩm này không có thể được gắn nhãn "hữu cơ", nhưng cụm từ như "làm từ nguyên liệu hữu cơ" có thể được sử dụng, cung cấp tỷ lệ hữu cơ thành phần được quy định rõ ràng.

- Có ít hơn 70% thành phần (theo trọng lượng) là hữu cơ, sản phẩm không có thể được gắn nhãn "hữu cơ", cũng không phải cụm từ như "làm từ nguyên liệu hữu cơ" ở mặt trước gói, cũng không phải chịu bất kỳ một con dấu chứng nhận, biểu tượng quốc gia, hoặc khác xác định dấu hiệu đại diện cho chứng nhận hữu cơ của một sản phẩm hoặc các thành phần sản phẩm, nhưng thành phần cá nhân có thể được gọi là "hữu cơ" trong danh sách các thành phần.

- Nước và muối không được coi là thành phần hữu cơ

- Một sản phẩm đa thành phần được ghi trên nhãn phải theo thứ tự tỷ lệ phần trăm trọng lượng. Phải rõ ràng các thành phần có nguồn gốc hữu cơ được chứng nhận và không được. Tất cả các chất phụ gia được liệt kê với tên đầy đủ của chúng. Nếu loại thảo mộc hoặc các loại gia vị tạo thành ít hơn 2% tổng trọng lượng của sản phẩm, có thể được liệt kê như là "gia vị" hoặc "thảo dược" mà không nói rõ tỷ lệ phần trăm.

51

d. Bảo quản

- Bảo quản sản phẩm thành phẩm, đã đóng thùng carton ở trên kệ cách mặt

đất tối thiểu 100C.

- Tránh để sản phẩm ở nơi ẩm thẩm, bụi bẩn

e. Phân bón hữu cơ

- Được ủ hoai mục (3 - 5 tháng) từ các phế phẩm nông nghiệp, các loại cây

phân xanh, phân động vật. Lưu ý: sử dụng vật tư như phế phẩm nông nghiệp và phân động vật từ trang trại đã được chứng nhận hữu cơ.

- Một năm bón phân ủ hữu cơ 2 lần, vào mùa mưa.

f. Thảo mộc ớt xả tỏi

- Tác dụng: Thảo mộc này có mùi và hơi cay tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng. Ngoài ra còn có tác dụng phòng nấm, vi khuẩn.

- Cách sử dụng: thành phần tỉ lệ gồm có ớt - xả - tỏi: 1:1:1, xay nhuyễn nguyên liệu và đổ ngập nước, sau đó ủ lên men 15 ngày. Sau khi lọc lấy nước cốt, phải đậy kín thùng ngâm và để nơi thoáng mát. Thời gian sử dụng thảo mộc có thể tới 4-5 tháng.

Khi phun, phun đều lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thảo mộc bay vào mắt gây cay rát cho người phun. Phun theo từng luống. Phun phòng trừ sâu bệnh trước khi vào mùa sinh sản của chúng. Khi vào mùa sinh sản của sâu bệnh, nếu nhiều có thể phun 3 ngày/ lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quy trình sản xuất trà sữa tại công ty cổ phần ntea thái nguyên (Trang 58 - 60)