năng suất lạc
Năng suất là vấn đề được quan tâm chính trong sản xuất nông nghiệp. Đó là mục tiêu hướng tới của các công trình khoa học và cũng là mong ước chung của mỗi người dân trồng lạc. Năng suất là kết quả tổng hợp của các hoạt động sinh trưởng phát triển, các hoạt động diễn ra trong cơ thể cây trồng dưới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật riêng nhưng lại có quan hệ với nhau. Năng suất là biểu hiện bản chất của giống cũng như mức độ chăm sóc của người sản xuất và tác động của các yếu tố môi trường. Là khối lượng sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích, là chỉ tiêu đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên như chịu hạn, chống đổ ngã và sâu bệnh. Do vậy để nâng cao năng suất ngoài các biện pháp kỹ thuật thì việc phòng trừ sâu bệnh, kích thích sinh trưởng đóng vai trò rất quan trọng. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm được chúng tôi tổng hợp ở bảng 3.16.
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tổng số cây/m2: Kết quả cho thấy các công thức có xử lý vi khuẩn có mật độ cây/m2 cao hơn so với đối chứng, có ý nghĩa về mặt thống kê và dao động từ 26,53 – 28,47 cây/m2 (đối với đất thịt) và 26,97 - 29,77 cây/m2 (đối với đất cát), điều này có thể giải thích là do công thức đối chứng có tỷ lệ mọc thấp và tỷ lệ bệnh chết cây do bệnh héo rũ, thối gốc cao, nên gây ra hiện tượng khuyết mật độ.
Tổng số quả/cây: Tổng số quả trên cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá tiềm năng suất của lạc. Tổng số quả trên cây cao hay thấp phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh, cũng như quá trình ra hoa, đâm tia và phát triển quả lạc.
Khi xử lý các chủng vi khuẩn đã có sự tác động đến số lượng quả trên cây, tổng số quả trên cây trên đất thịt cao nhất ở công thức S20D12 (20,90 quả/cây), tiếp đến là công thức S13E2 (20,43 quả/cây), công thức S20F11 (20,27 quả/cây) và thấp nhất là công thức đối chứng (17,60 quả/cây). Qua xử lý thông kê, ta thấy có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức lây nhiễm với công thức đối chứng.
Trên vùng đất cát, các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng. Trong đó, số quả trên cây cao nhất là ở công thức S20D12 (28,17 quả/cây), thấp nhất là công thức đối chứng (25,60 quả/cây).
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc ở hai vùng đất thí nghiệm Công thức thí nghiệm Số cây/m2 Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) P 100 quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT so với đối chứng (%) Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 26,53 b 17,60 b 14,20 b 151,83 a 42,91 c 30,70 c - CT 2(S20D12) 28,47 a 20,90 a 15,97 a 152,17 a 51,88 a 35,10 a 114,33 CT 3(S13E2) 27,87 a 20,27 a 15,27 ab 151,97 a 48,53 ab 33,77 b 109,99 CT 4(S18F11) 27,30 ab 20,43 a 14,80 ab 151,57 a 45,88 bc 33,03 b 107,60 Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 26,97 b 25,60 c 18,80 a 152,13 a 57,87 b 37,43 b - CT 2(S20D12) 29,77 a 28,17 a 19,40 a 152,37 a 65,96 a 41,63 a 111,22 CT 3(S13E2) 29,30 a 28,00 ab 19,30 a 152,00 a 64,49 ab 40,60 a 108,50 CT 4(S18F11) 28,73 a 26,87 b 19,37 a 152,07 a 63,41 ab 40,43 a 108,01
Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.
Số quả chắc/cây: Số quả chắc trên cây là yếu tố liên quan đến cấu thành năng suất. Quả chắc là quả hữu hiệu có khối lượng lớn, số quả chắc càng nhiều thì khả năng cho năng suất càng cao. Số quả trên cây một phần do đặc điểm sinh học của giống quyết định nhưng lại chịu sự chi phối của các nhân tố ngoại cảnh. Số quả chắc trên cây dao động từ 14,20 – 15,97 quả chắc/cây (đối với vùng đất thịt) và từ 18,80 - 19,40 quả chắc/cây (đối với vùng đất cát). Trên vùng đất thịt, các công thức có xử lý vi khuẩn có ích đều có số quả chắc trên cây cao hơn so với đối chứng, trong đó công thức S20D12 có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Trên vùng đất cát, các công thức lây nhiễm có số quả trên cây cao hơn công thức đối chứng,
Trọng lượng 100 quả: Đây cũng là một chỉ tiêu quyết định năng suất sau này. Nếu quả có khối lượng lớn thì dù ít quả năng suất đạt được vẫn có khả năng ở mức khá. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống cũng như đặc điểm trồng trọt. Trọng lượng 100 quả thu được ở các công thức thí nghiệm trên cả hai vùng đất không có sự sai khác về mặt thống kê.
Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của mỗi giống lạc. Biết được các chỉ số cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. Chúng tôi gieo các ô thí nghiệm cùng một mật độ là 33 cây/m2 nên sự ảnh hưởng của năng suất lý thuyết phụ thuộc vào mật độ cây, trọng lượng 100 quả và đặc biệt là số quả chắc trên cây. Qua kết quả bảng số liệu 3.16 chúng tôi nhận thấy:
Năng suất lý thuyết của các công thức tại vùng đất thịt biến động từ 42,91 tạ/ha – 51,88 tạ/ha, thấp nhất là công thức đối chứng không lây nhiễm, cao nhất là công thức S20D12. Trong đó, các công thức lây nhiễm (S20D12 và S13E2) có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng.
Tương tự như vùng đất thịt, tại vùng đất cát thì giữa các công thức năng suất lý thuyết có sự dao động từ 57,87 – 65,96 tạ/ha. Trong đó, các công thức có xử lý vi khuẩn thì năng suất đều có xu hướng tăng từ 63,1 – 65,96 tạ/ha, thấp nhất là công thức đối chứng (57,87 tạ/ha) và có sự sai khác về mặt thống kê giữa công thức S20D12với công thức đối chứng.
Năng suất thực thu: Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là mục đích cuối cùng của người nông dân. Vì vậy nếu như giống có tiềm năng năng suất cao mà năng suất thực thu lại thấp thì chứng tỏ giống đó chưa đạt yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Năng suất thực thu cao hay thấp là do đặc tính của giống và khả năng thích nghi của giống đó với cơ cấu mùa vụ và điều kiện ngoại cảnh của từng vùng. Đây là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá một cách chính xác được hiệu quả của việc xử lý giống bằng các chủng vi khuẩn khác nhau đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc.
Qua số liệu đã được xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm ở vùng đất thịt có sự sai khác về mặt thống kê biến động từ 30,70 – 35,10 tạ/ha, thấp nhất là công thức đối chứng, tiếp đến là S13E2 và S18F11, cao nhất là S20D12.
Tại vùng đất cát, cũng đã có sự sai khác về mặt thống kê giữa các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn với công thức đối chứng không lây nhiễm. Trong đó
cao nhất là công thức S20D12 đạt 41,63 tạ/ha, tiếp đến là công thức S13E2 (40,60 tạ/ha), S18F11 (40,43 tạ/ha), thấp nhất là công thức đối chứng (37,43 tạ/ha).
Vì vậy, chúng tôi nhận xét: Khi hạt giống được xử lý bằng các chủng vi khuẩn sẽ làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất như số cây/m2, số quả/cây, số quả chắc/cây và cho năng suất cao hơn từ 7,6% - 14,33% (đất thịt) và 8,01%-11,22% (đất cát) với đối chứng không xử lý. Khi xử lý hạt giống bằng các chủng vi khuẩn có ích Bacillus đã hạn chế được một số bệnh hại chính, còn công thức đối chứng không xử lý lại có tỷ lệ bệnh cao làm khuyết mật độ trên ruộng, là nguyên nhân chính làm giảm năng suất lạc. Do đó khi sử dụng các chủng vi khuẩn có ích này vừa có tác dụng kích thích cho cây lạc sinh trưởng, vừa có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nguồn bệnh trong đất vào cây, vừa giảm được một số bệnh hại lạc chính trên đồng ruộng.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Qua nghiên cứu hiệu quả của một số chủng vi khuẩn có ích Bacillus đến sinh trưởng, phát triển và hạn chế một số bệnh hại chính trên cây lạc trên đất cát và đất thịt tại thị xã An Nhơn - tỉnh Bình Định trong vụ Đông xuân 2014-2015, chúng tôi có một số kết luận như sau:
1) Các chủng vi khuẩn đều có khả năng kích thích sinh trưởng lạc so với đối chứng thể hiện về chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp một, tổng số lá/cây, số lượng nốt sần, tổng số cành và chiều dài mỗi cành. Trong đó, công thức sử dụng chủng vi khuẩn Bacillus S20D12 có khả năng kích thích lạc mọc và phát triển chiều cao thân chính tốt nhất.
2) Công thức sử dụng chủng vi khuẩn S18F11 có khả năng kích thích làm tăng số lá trên thân chính, số cành cấp 1, cấp 2 và chiều dài cành cấp 1. Công thức sử dụng chủng vi khuẩn S13E2 có tác dụng làm tăng số lượng nốt sần so với đối chứng.
3) Các chủng vi khuẩn có ích Bacillus tuy không làm ảnh hưởng đến tổng số hoa/cây, nhưng ảnh hưởng đến thời gian ra hoa và tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, trong đó chủng vi khuẩn Bacillus S20D12 là chủng vi khuẩn có khả năng làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu tốt hơn so với các chủng vi khuẩn còn lại.
4) Tỷ lệ bệnh của một số bệnh hại chính đều giảm ở các công thức thí nghiệm có xử lý các chủng vi khuẩn có ích.
5) Trên vùng đất thịt, các chủng vi khuẩn có ích có tác động cải tạo năng suất rõ rệt với năng suất tăng từ 7,60-14,33% so với việc không sử dụng các chủng vi khuẩn. Trên vùng đất cát, năng suất trên các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn có ích tăng từ 8,01-11,22% so với công thức đối chứng. Trong đó, công thức sử dụng chủng vi khuẩn Bacillus S20D12 có thể làm tăng năng suất từ 11,22-14,33% so với đối chứng trong điều kiện thí nghiệm ngoài đồng ruộng.
Đề nghị
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, thí nghiệm chỉ diễn ra trong một vụ, nên việc đưa ra những kết luận trên đây chỉ mang tính chất bước đầu, chúng tôi có một số đề nghị như sau:
1) Cần tiến hành thí nghiệm thêm một số vụ nữa, trên nhiều chân đất khác nhau để có những kết luận chính xác hơn.
2) Cần có thêm nhiều nghiên cứu về chủng vi khuẩn Bacillus sp. S20D12 để có thể phát triển thành các chế phẩm sinh học hoặc phân bón trong sản xuất lạc.
3) Cần tiến hành thí nghiệm các chủng vi khuẩn có ích Bacillus trên nhiều loại cây trồng khác để đánh giá khả năng phòng trừ bệnh và kích thích sinh trưởng của các chủng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Khoa Chi (1987), Cây đậu phộng, NXB thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Như Cương (2004), Tình hình bệnh héo rũ lạc và kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí BVTV, số 1/2001, tr. 9-14.
3. Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Vũ Thị Đào, Phạm Văn Toàn, Trần Đình Long, C. L. Gowda (2000), Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình Quyền, Ngô Thị Xuyên (2004), Giáo trình biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Lân Dũng (1979), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, NXB Giáo dục.
6. Đỗ Tấn Dũng (2001), Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
7. Đỗ Tấn Dũng (2006), Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii SACC.) hại một số cây trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận năm 2005-2006”, Tạp chí BVTV số 4/2006, tr.19-24.
8. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn (1979), Giáo trình cây lạc, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
9. Ưng Định, Đặng Phú (1978), Kinh nghiệm thâm canh tăng năng suất lạc, NXB Nông thôn.
10. Trần Văn Điền (1990), Giáo trình cây lạc, Trường Đại học Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
11. Nguyễn Danh Đông (1984), Cây lạc - Nghiên cứu, sản xuất và sử dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
12. Nguyễn Danh Đông, Ngô Ngọc Đăng, Nguyễn Thế Côn, Dương Văn Nghĩa, Lê Quang Hanh, Ngô Đức Dương (1984), Cây lạc, NXB Hà Nội.
13. Đinh Xuân Đức (2009), Bài giảng Cây công nghiệp ngắn ngày, Khoa Nông học, Đại Học Nông Lâm Huế.
14. Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung biên dịch (1995), Cây lạc, NXB Nông nghiệp TP. HCM .
15. Trần Minh Hiền, Trần Thị Kim Cúc, Mai Thanh Trúc, Ngô Thị Bích
vi sinh và phân hữu cơ vi sinh, Đề tài khoa học.
16. Nguyễn Minh Hiếu (2003), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
17. Trần Văn Lài (1993), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
18. Bạch Phương Lan (2004), Giáo trình hoạt tính vi sinh vật đất, Đại học Đà Lạt.
19. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, Đại học I Hà Nội, NXB NNI.
20. Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp I Hà Nội.
21. Tạp chí Khoa học công nghệ Bình Định (2007), Sản suất và tiêu thụ đậu phộng ở Bình Định, số 04/2007.
22. Lê Lương Tề, Nguyễn Thị Trường (2005), Giáo trình Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
23. Phạm Văn Thiều (2002), Kỹ thuật trồng lạc năng suất và hiệu quả, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
24. Chu Thị Thơm (2006), Tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp, NXB Lao động.
25. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó (2006), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc, NXB Lao Động Hà Nội
26. Lê Thị Thanh Thủy (2014), Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Rastonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng (luận án tiến sĩ). Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
27. Lê Văn Tri (2002), Hỏi đáp về phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 28. Tạ Quốc Tuấn, Trần Quang Lợt (2006). Cây đậu phộng kỹ thuật trồng và thâm canh. NXB Nông nghiệp TP. HCM.
29. Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005), Cây đậu phộng kỹ thuật canh tác ở đồng bằng Sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp TP. HCM.
Tài liệu tiếng Anh
30. Aronoff, Stephen (2004), 2001-2003 Mold Aspergillus.
http://www. mold-.help.org/Aspergillus.htm
31. A.C. Hayward. Diagnosis, Distribution and status of groundnut bacterial wilt, Bacterial wilt of groundnut, ACIAR procecdings N031 (Middleton K.J., and Hayward A.C, eds ACIAR, Canberra, Australia, 1990 P12-17.
plant extracts to control Ceratocystis fruit rot in Snake fruit, June 2001.
33. D.J.Allen và J.M.Lenne (1998), The Pathology of Food and Pasture Legumes, ICRISAT for the Semi- Arid Tropics, CAB International, pp.1-109.
34. I.W.Buddenhagen and A.Kelman, Biological and Physiologycal aspect of bacterial wilt caused by pseudomonas solana cearum, Am.Phytopath. N02 1964, P203-230.
35. Kennedy, I.R., Pereg-Gerk, L.L., Wood, C., Deaker, R., Gilchrist, K., Katupitiya, S. (1997), Biological nitrogen fixation in non-leguminous field crops: facilitating the evolution of an effective association between Azospirillum and wheat, Plant Soil 194, 65–79.
36. Kran. G., and Pucci, E.1963. Sutdies on soil - Borne rots groundnut (Arachishgpo gaea)
- Phytopathol Z.47: 110-112. - Jackson, C.R. 1962.
37. L. Ciampi, C.Femander and A.Contevar, Biological control of bacterial wilt of potato causcel by pseudomonas solanaccearum. Am pototo, N66, 1989, P315-332.
38. L.Sequiera, Baeterial wilt: past, present, and future, bacterial wilt, ACIAR proc N045 (Hartman.G.L., and Hayward A.C.eds), ACIAR canberra Australia, 1992, P12-21.
39. L.Y.He control of Bacterial wilt of groundnut in China with emphasis on cultural and biological methods, Bacterial wilt of groundnut, ACIAR Proceedings.