Kiến thức về một số bệnh hại lạc của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 52)

Trong phòng trừ bệnh cây nói chung và bệnh hại lạc nói riêng, việc xác định đúng triệu chứng và nắm được quy luật phát sinh gây hại của bệnh có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phòng trừ. Việc phát hiện bệnh sớm và phòng trừ kịp thời làm tăng khả năng kiểm soát bệnh, góp phần bảo đảm năng suất cây trồng. Ngược lại, sẽ khó có thể khống chế được bệnh, đồng thời làm tăng chi phí đầu tư và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm,…

Kết quả điều tra sự hiểu biết của nông dân về khả năng nhận biết bệnh, thời điểm phun thuốc, giai đoạn gây hại của bệnh được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Kiến thức về một số bệnh hại lạc của các hộ nông dân điều tra ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ST T Loại bệnh hại Khả năng nhận biết bệnh (%)

Thời điểm phun thuốc (%)

Giai đoạn gây hại của bệnh (%) Trước khi phát hiện bệnh Khi phát hiện bệnh Cả hai Trước ra hoa Sau ra hoa Suốt giai đoạn sinh trưởng 1 Thối gốc mốc trắng 36 12 74 14 5,56 38,89 55,55 2 Thối gốc mốc đen 34 11,76 41,18 47,06

3 Héo xanh vi khuẩn 38 10,53 31,58 57,89

4 Đốm lá 66 45,45 42,42 12,13

5 Gỉ sắt 48 50,00 33,33 16,67

Phần lớn nông dân được điều tra (74%) sử dụng thuốc hóa học để phun trừ sau khi thấy bệnh xuất hiện trên đồng ruộng; chỉ có 12% hộ nông dân sử dụng thuốc hóa học để phun phòng (trước khi thấy bệnh xuất hiện) và 14% hộ nông dân phun cả 2 thời điểm (trước và sau khi bệnh xuất hiện). Trong khi đó, đối với phòng

trừ bệnh cây, việc chủ động phòng bệnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn nông dân lại không phòng bệnh, mà chỉ phun thuốc khi thấy bệnh đã xuất hiện nên hiệu quả phòng trừ không cao.

Về bệnh thối gốc (mốc trắng và mốc đen) thì qua kết quả điều tra cho thấy chỉ có 34-36% số hộ nông dân được điều tra có thể nhận biết và phân biệt được bệnh. Về thời gian xuất hiện bệnh thì 47-55% số hộ cho rằng bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Về bệnh héo xanh thì qua kết quả điều tra cho thấy chỉ có 38% số hộ nông dân được điều tra có thể nhận biết và phân biệt được bệnh. Về thời gian xuất hiện bệnh thì 57,89% số hộ cho rằng bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

Về bệnh trên lá (đốm lá, gỉ sắt) thì có 48-66% số hộ có thể nhận biết và phân biệt được bệnh. Về thời gian xuất hiện bệnh thì 45-50% số hộ cho rằng bệnh xuất hiện ở giai đoạn trước ra hoa.

Như vậy, mặc dù bà con nông dân nhận biết và phân biệt được triệu chứng bệnh nhưng lại phát hiện muộn. Đó là lý do vì sao lâu nay nông dân phòng trừ các loại bệnh hại lạc không hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp.

3.2. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc

Chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc biến động lớn từ 85 - 135 ngày, sự biến động này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện môi trường. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc là quá trình phát triển liên tục kế tiếp nhau, giai đoạn sinh trưởng trước tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp. Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Các chỉ tiêu sinh trưởng là cơ sở để đánh giá khả năng cho năng suất của lạc. Qua nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của giống lạc L14 như: chiều cao thân chính, số lá thân chính, số lượng nốt sần và các chỉ tiêu sinh trưởng khác trên các công thức thí nghiệm có xử lý giống bằng các chủng vi khuẩn có ích Bacillus chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.2.1. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến tỷ lệ mọc

Sự mọc của hạt là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng của lạc. Đây là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Hạt lạc mà thành phần chủ yếu là lipid và protein ở dạng dự trữ, trong quá trình mọc đã trải qua một loạt các biến đổi sinh hóa sâu sắc dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường để chuyển hóa các chất dự trữ thành các cấu tạo của cây con. Cây con chỉ nhận được

một phần dinh dưỡng của các chất dữ trữ đó, do đó chất lượng hạt giống là một trong những yếu tố quyết định tỷ lệ mọc.

Ngoài chất lượng hạt giống, thì tỷ lệ mọc còn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và các yếu tố ngoại cảnh thời kỳ mọc. Qua thí nghiệm tôi thấy tỷ lệ mọc của hạt lạc khi xử lý hạt giống bằng các chủng vi khuẩn có ích Bacillus có sự sai khác nhau (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tỷ lệ mọc của lạc khi xử lý vi khuẩn Bacillus ở các kỳ điều tra sau gieo ở hai vùng đất thí nghiệm (%)

Công thức thí nghiệm

Ngày sau gieo

7 10 14 Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 37,48 b 55,25 b 84,04 b CT 2(S20D12) 46,16 a 67,98 a 88,18 a CT 3(S13E2) 44,34 a 65,76 a 86,87 ab CT 4(S18F11) 40,10 b 66,26 a 85,65 ab Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 45,56 c 61,52 b 86,16 b CT 2(S20D12) 59,80 a 76,47 a 93,03 a CT 3(S13E2) 52,22 b 74,95 a 92,12 a CT 4(S18F11) 49,60 bc 71,52 a 90,20 ab

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

Qua bảng số liệu 3.4, chúng tôi nhận thấy:

* Đối với vùng đất thịt

- Sau gieo 7 ngày, lạc ở các công thức có nhiễm vi khuẩn có ích có xu hướng mọc nhanh hơn so với công thức đối chứng không nhiễm. Tỷ lệ mọc của các công thức có nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn này là 40,10- 46,16%. Trong đó, công thức nhiễm S20D12 (46,16%) và công thức S13E2 (44,34%) có tỷ lệ mọc cao hơn so với đối chứng (37,48%). Sự sai khác về tỷ lệ mọc ở các công thức xử lý chủng vi khuẩn có ích (S20D12, S13E2) so với công thức không nhiễm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Sau gieo 10 ngày, tỷ lệ mọc của các công thức có nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn này dao động từ 65,76-67,98%. Trong khi tỷ lệ mọc của lạc ở công thức đối chứng là 55,25%. Sự sai khác về tỷ lệ mọc ở các công thức có nhiễm vi khuẩn so với công thức không nhiễm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Sau gieo 14 ngày, tỷ lệ mọc của các công thức có nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn này là 85,63-88,18%. Trong khi tỷ lệ mọc của lạc ở công thức đối chứng là 84,04%. Sự sai khác về tỷ lệ mọc ở S20D12so với công thức không nhiễm là có ý nghĩa về mặt thống kê.

* Đối với vùng đất cát

- Sau gieo 7 ngày, ta thấy tỷ lệ mọc của lạc ở các công thức có nhiễm vi khuẩn có ích cao hơn so với công thức đối chứng không nhiễm. Tỷ lệ mọc của các công thức có nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn này là 49,6-59,80%. Trong đó, công thức S20D12 (59,80%) và S13E2 (52,22%) có tỷ lệ mọc cao hơn so với đối chứng không lây nhiễm (45,56%). Sự sai khác về tỷ lệ mọc ở các công thức xử lý giống (S20D12 và S13E2) so với công thức không nhiễm là có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học.

- Sau gieo 10 ngày, ta thấy lạc ở các công thức có nhiễm vi khuẩn có ích mọc nhanh hơn so với công thức đối chứng không nhiễm. Tỷ lệ mọc của các công thức có nhiễm vi khuẩn trong giai đoạn này dao động từ 71,52-76,47%. Trong khi tỷ lệ mọc của lạc ở công thức đối chứng là 61,52%. Sự sai khác về tỷ lệ mọc ở các công thức có nhiễm vi khuẩn (S20D12, S13E2, S18F11) so với công thức không nhiễm là có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học.

- Sau gieo 14 ngày, tỷ lệ mọc của các công thức có nhiễm vi khuẩn dao động từ 90,20-93,03%. Sự sai khác về tỷ lệ mọc ở công thức S20D12 và S13E2 so với công thức đối chứng không nhiễm là có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học.

Như vậy, việc xử lý giống cho lạc bằng các chủng vi khuẩn có ích Bacillus

có ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc của hạt. Điều này chứng tỏ các chủng vi khuẩn này đã phần nào kích thích sự mọc của lạc, hay có thể các chủng vi khuẩn này đã tiêu diệt các nguồn nấm bệnh trên hạt giống và trong đất tạo điều kiện cho hạt lạc mọc nhanh hơn so với đối chứng. Trong đó, chủng vi khuẩn S20D12có khả năng kích thích mọc lạc tốt nhất, tiếp đến chủng vi khuẩn S13E2 và S18F11.

3.2.2. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến thời gian sinh trưởng và phát triển

Khái niệm về thời gian sinh trưởng (TGST) chỉ là tương đối, phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống, điều kiện môi trường, các biện pháp kỹ thuật... Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá

khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Biết được tổng thời gian sinh trưởng và thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng là cơ sở để xác định thời vụ, cơ cấu cây trồng trong năm và tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đạt năng suất cao. Qua theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lạc L14 trên các công thức thí nghiệm tại hai vùng đất, có xử lý hạt lạc bằng các chủng vi khuẩn có ích Bacillus chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (ngày) Công thức thí nghiệm Từ khi gieo đến… Bắt đầu mọc Mọc tối đa Phân cành cấp 1 đầu tiên Ba lá thật Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ Kết thúc ra hoa Thu hoạch Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 10 14 16 18 33 37 52 107 CT 2(S20D12) 10 14 16 18 33 39 54 107 CT 3(S13E2) 10 14 16 18 33 37 53 107 CT 4(S18F11) 10 14 16 18 33 38 51 107 Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 9 14 16 18 30 39 60 105 CT 2(S20D12) 9 14 16 18 30 38 60 105 CT 3(S13E2) 9 14 16 18 30 37 59 105 CT 4(S18F11) 9 14 16 18 30 38 58 105

Thời gian từ gieo đến mọc của cây lạc phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh là chủ yếu như: nhiệt độ, độ ẩm. Trong điều kiện thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy các công thức có thời gian từ khi gieo đến mọc là 10 ngày, đến mọc mầm tối đa là 14 ngày (đối với vùng đất thịt). Đối với vùng đất cát thì sớm hơn, có thời gian từ gieo đến mọc là 9 ngày và đến mọc mầm tối đa là 14 ngày.

Thời gian từ khi gieo đến phân cành cấp 1 và 3 lá thật trên hai vùng đất không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm, lần lượt là 16 ngày, 18 ngày.

Thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ: Đây là thời kỳ cây chuyển từ thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, qua theo dõi thời gian từ khi gieo đến ra hoa giữa các công thức không có sự sai khác, các công thức đều có thời gian ra hoa là 33 ngày (đối với vùng đất thịt) và 30 ngày (đối với vùng đất cát). Thời kỳ lạc ra hoa rộ giữa các công thức thí nghiệm trên hai vùng đất có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, dao động từ 37-39 ngày.

Thời gian từ gieo đến kết thúc ra hoa ở các công thức có sự khác nhau nhưng không đáng kể dao động từ 51 – 54 ngày (đối với vùng đất thịt) và 58-60 ngày (đối với vùng đất cát), thời gian này liên quan đến tổng thời gian ra hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu. Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn có ích đến thời gian sinh trưởng trong giai đoạn này không biểu hiện rõ.

Thời gian từ gieo đến thu hoạch hay tổng thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống. Ngoài ra, chịu tác động bởi điều kiện sinh thái và biện pháp kỹ thật canh tác. Kết quả theo dõi cho thấy, thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch không có sự sai khác nhau giữa các công thức trên hai vùng đất lần lượt là 107 ngày (đối với vùng đất thịt) và 105 ngày (đối với vùng đất cát).

Như vậy, qua quá trình theo dõi ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn có ích

Bacillus đến thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc qua các thời kỳ chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch từ 1-2 ngày về thời gian từ khi gieo đến ra hoa rộ, kết thúc ra hoa và thu hoạch nhưng sự sai khác là không rõ giữa các công thức thí nghiệm.

3.2.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến tăng trưởng chiều cao thân chính

Chiều cao thân chính là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng đối với cây lạc, chiều cao phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển và tiềm năng năng suất của cây lạc. Đây là đặc tính di truyền của giống, tuy nhiên chế độ chăm sóc ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm thể hiện sức sống và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh. Cây được bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì thân chính sẽ sinh trưởng tốt, đạt chiều cao đặc trưng của giống tạo điều kiện cho sự hình thành và tổng hợp dinh dưỡng để nuôi quả. Tuy nhiên nếu chiều cao cây tăng quá nhanh hoặc quá chậm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa, tạo quả và khả năng chống chịu của cây đối với tác động của môi trường, từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Chiều cao cây cũng là một yếu tố cần quan tâm trong sản xuất, sử dụng giống hợp lý đồng thời áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cũng là một yếu tố quan trọng trong cấu thành năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi chiều cao thân chính được thể hiện qua bảng số liệu 3.6.

Bảng 3.6. Chiều cao thân chính của lạc ở các công thức thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (cm)

Công thức thí nghiệm

Thời kỳ sinh trưởng phát triển

5-6 lá Bắt đầu ra

hoa

Kết thúc

ra hoa Thu hoạch

Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 5,37 b 10,94 b 21,17 a 51,87 b CT 2 (S20D12) 6,09 a 12,04 a 22,41 a 53,64 a CT 3 (S13E2) 5,82 ab 11,73 a 21,68 a 52,37 b CT 4 (S18F11) 5,99 a 11,69 a 21,73 a 52,31 b Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 9,79 b 17,14 b 31,51 a 61,09 c CT 2 (S20D12) 11,50 a 18,35 a 32,11 a 62,67 a CT 3 (S13E2) 11,20 a 18,02 ab 31,79 a 62,05 ab CT 4 (S18F11) 11,03 a 17,66 ab 31,42 a 61,35 bc

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

- Thời kỳ 5,6 lá: Là thời kỳ bộ rễ mới chỉ phát triển hoàn chỉnh, có đủ rễ chính và rễ phụ nhưng hoạt động của bộ rễ còn yếu. Chiều cao thân chính ở thời kỳ này dao động từ 5,37 – 6,09 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 9,79 – 11,5 cm (đối với vùng đất cát). Trên hai vùng đất thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy công thức S20D12là công thức đạt chiều cao thân chính cao nhất trong thời kỳ này và thấp nhất là công thức đối chứng không lây nhiễm. Sự sai khác về chỉ tiêu chiều cao thân chính trên hai vùng đất thí nghiệm giữa các công thức có lây nhiễm chủng vi khuẩn có ích (S20D12 và S18F11) với công thức đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Đây là thời kỳ cây lạc chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Chiều cao thân chính ở thời kỳ này dao động từ 10,94 – 12,04 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 17,14 – 18,35 cm (đối với vùng đất cát). Trong đó, công thức S20D12đạt cao nhất và thấp nhất là ở công thức đối chứng. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn Bacillus với công thức đối chứng không lây nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 52)