Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến tăng trưởng chiều cao thân chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Chiều cao thân chính là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng đối với cây lạc, chiều cao phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển và tiềm năng năng suất của cây lạc. Đây là đặc tính di truyền của giống, tuy nhiên chế độ chăm sóc ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh hay chậm thể hiện sức sống và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh. Cây được bón phân đầy đủ, cân đối dinh dưỡng thì thân chính sẽ sinh trưởng tốt, đạt chiều cao đặc trưng của giống tạo điều kiện cho sự hình thành và tổng hợp dinh dưỡng để nuôi quả. Tuy nhiên nếu chiều cao cây tăng quá nhanh hoặc quá chậm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa, tạo quả và khả năng chống chịu của cây đối với tác động của môi trường, từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Chiều cao cây cũng là một yếu tố cần quan tâm trong sản xuất, sử dụng giống hợp lý đồng thời áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cũng là một yếu tố quan trọng trong cấu thành năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi chiều cao thân chính được thể hiện qua bảng số liệu 3.6.

Bảng 3.6. Chiều cao thân chính của lạc ở các công thức thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (cm)

Công thức thí nghiệm

Thời kỳ sinh trưởng phát triển

5-6 lá Bắt đầu ra

hoa

Kết thúc

ra hoa Thu hoạch

Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 5,37 b 10,94 b 21,17 a 51,87 b CT 2 (S20D12) 6,09 a 12,04 a 22,41 a 53,64 a CT 3 (S13E2) 5,82 ab 11,73 a 21,68 a 52,37 b CT 4 (S18F11) 5,99 a 11,69 a 21,73 a 52,31 b Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 9,79 b 17,14 b 31,51 a 61,09 c CT 2 (S20D12) 11,50 a 18,35 a 32,11 a 62,67 a CT 3 (S13E2) 11,20 a 18,02 ab 31,79 a 62,05 ab CT 4 (S18F11) 11,03 a 17,66 ab 31,42 a 61,35 bc

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

- Thời kỳ 5,6 lá: Là thời kỳ bộ rễ mới chỉ phát triển hoàn chỉnh, có đủ rễ chính và rễ phụ nhưng hoạt động của bộ rễ còn yếu. Chiều cao thân chính ở thời kỳ này dao động từ 5,37 – 6,09 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 9,79 – 11,5 cm (đối với vùng đất cát). Trên hai vùng đất thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy công thức S20D12là công thức đạt chiều cao thân chính cao nhất trong thời kỳ này và thấp nhất là công thức đối chứng không lây nhiễm. Sự sai khác về chỉ tiêu chiều cao thân chính trên hai vùng đất thí nghiệm giữa các công thức có lây nhiễm chủng vi khuẩn có ích (S20D12 và S18F11) với công thức đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Đây là thời kỳ cây lạc chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Chiều cao thân chính ở thời kỳ này dao động từ 10,94 – 12,04 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 17,14 – 18,35 cm (đối với vùng đất cát). Trong đó, công thức S20D12đạt cao nhất và thấp nhất là ở công thức đối chứng. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn Bacillus với công thức đối chứng không lây nhiễm.

- Thời kỳ kết thúc ra hoa: Đây là thời kỳ lạc bước vào giai đoạn hình thành quả, có sự tăng trưởng mạnh về chiều cao thân chính. Trong điều kiện thí nghiệm, ta thấy các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu chiều cao thân chính. Ở thời kỳ này, chiều cao thân chính dao động từ 21,17 - 22,41 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 31,42 – 32,11 cm (đối với vùng đất cát). Trên hai vùng đất, công thức S20D12 đều đạt chiều cao tốt nhất, so với các công thức thí nghiệm, tuy nhiên sự sai khác là không có ý nghĩa.

- Thời kỳ thu hoạch: Chiều cao thân chính của lạc ở thời kỳ này dao động từ 51,87-53,64 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 61,09 – 62,67 cm (đối với vùng đất cát). Trên vùng đất thịt, công thức xử lý chủng vi khuẩn S20D12 đạt cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức thí nghiệm còn lại. Trên vùng đất cát, công thức xử lý chủng vi khuẩn S20D12 và S13E2 có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng không lây nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 57 - 59)