Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến khả năng phân cành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 62 - 64)

Cành là bộ phận chính cùng với thân tạo nên hình dáng của cây. Sự sinh trưởng và phát triển của cành lạc là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây và là bộ phận gián tiếp cấu thành năng suất lạc. Cành chính là nơi ra hoa, kết quả, tạo năng suất sau này. Sự phân cành càng sớm, càng nhiều thì càng có lợi cho quá trình ra hoa tạo quả hữu hiệu, đặc biệt là cặp cành cấp 1 đầu tiên và các cành cấp 2. Theo dõi sự tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 đầu tiên và khả năng phân cành của cây lạc ở các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8

Số cành cấp 1: Cành cấp 1 là cành phát sinh từ đốt thứ nhất đến đốt thứ 6 trên thân chính, tương đương 7 cành, nhưng thường chỉ có cành ở đốt thứ nhất đến đốt thứ 4 mới cho quả chắc. Số cành cấp 1 là một chỉ tiêu sinh trưởng rất quan trọng bởi vì trên thân lạc có thể đâm ra nhiều cành nhưng không phải cành nào và ở vị trí nào cũng đều hình thành quả mà quả chỉ tập trung ở gốc, trong đó cành cấp 1 có tỷ lệ cho quả đạt từ 65-70%.

Trên vùng đất thịt, qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy số cành cấp 1 trên cây giữa các công thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, dao động từ 4,30

công thức S13E2 (4,53 cành), S20D12 (4,47 cành) và thấp nhất là công thức đối chứng. Công thức S18F11 và công thức S13E2 có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức đối chứng không lây nhiễm.

Trên vùng đất cát, số cành cấp 1 trên cây giữa các công thức dao động từ 5,07 – 5,37 cành. Đạt số cành cấp 1 cao nhất là công thức S18F11 (5,37 cành), tiếp đến công thức S20D12 (5,23 cành), S13E2 (5,13 cành) và thấp nhất là công thức đối chứng. Công thức S18F11 và S20D12 có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức đối chứng không lây nhiễm.

Bảng 3.8. Số cành và chiều dài cành cấp một đầu tiên của lạc thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm

Công thức thí nghiệm Số cành cấp 1 (cành) Số cành cấp 2 (cành) Tổng số cành/cây (cành) Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (cm) Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 4,30 c 2,67 b 6,97 b 30,58 a CT 2 (S20D12) 4,47 bc 2,70 b 7,17 b 31,10 a CT 3 (S13E2) 4,53 b 2,40 c 6,93 b 30,34 a CT 4 (S18F11) 4,77 a 2,83 a 7,60 a 31,27 a Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 5,07 c 2,47 a 7,53 c 23,77 b CT 2 (S20D12) 5,23 ab 2,50 a 7,73 ab 24,00 b CT 3 (S13E2) 5,13 bc 2,43 a 7,56 bc 22,92 c CT 4 (S18F11) 5,37 a 2,53 a 7,90 a 26,51 a

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

Số cành cấp 2: Cành cấp 2 của lạc chỉ phát sinh ở đốt đầu tiên của cặp cành cấp 1 nên tối đa cây lạc chỉ có 4 cành cấp 2. Theo nhiều nghiên cứu thì số cành cấp 2 có tỷ lệ cho quả khoảng 30-35%. Vì vậy, đây cũng là yếu tố khá quan trọng cần theo dõi.

Trên vùng đất thịt, qua xử lý số liệu chúng tôi nhận thấy số cành cấp 2 của lạc giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 2,40 – 2,83 cành. Công thức có số cành cấp 2 cao nhất là công thức S18F11, thấp nhất là công thức S13E2. Công thức

lây nhiễm vi khuẩn S18F11 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức thí nghiệm còn lại.

Trên vùng đất cát, số cành cấp 2 của lạc giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 2,47 – 2,53 cành. Trong đó, cao nhất là công thức S18F11, và thấp nhất là công thức đối chứng, tuy nhiên giữa các công thức không có có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

Tổng số cành/cây: Từ sự phân tích số cành cấp 1, số cành cấp 2, chúng tôi đã thu được chỉ tiêu tổng cành/cây và nhận thấy rằng: tổng số cành/cây có sự chênh lệch giữa các công thức thí nghiệm, dao động từ 6,93– 7,60 cành (vùng đất thịt) và từ 7,53-7,80 cành (vùng đất cát). Trên vùng đất thịt, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu tổng số cành/cây giữa công thức S18F11 với các công thí nghiệm. Trên vùng đất cát thì công thức S18F11 và S20D12 có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng không lây nhiễm.

Chiều dài cành cấp 1: Chiều dài cành cấp 1 hợp lý giúp cây phát triển ổn định. Cùng với thân chính, cành lạc góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây. Thông thường thì cành càng dài sẽ có càng nhiều lá, nếu chiều dài quá ngắn, làm giảm số lá xanh trên cành cũng như tổng số lá trên cây, làm hạn chế sự hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp, ảnh hưởng tới hình thành và phát triển quả. Qua quá trình thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy chiều dài cành cấp 1 ở các công thức dao động từ 30,34-31,27 cm (đối với vùng đất thịt) và từ 22,92 – 26,51 cm (đối với vùng đất cát). Công thức có chiều dài cành cấp 1 đạt cao nhất trên cả hai vùng đất là công thức S18F11.

Nhìn chung qua bảng số liệu 3.8 cho thấy sự ảnh hưởng của chủng vi khuẩn có ích Bacllius tới số cành cấp 1, số cành cấp 2 và chiều dài cành cấp 1. Trong đó, công thức S18F11là công thức có khả năng kích thích sinh trưởng tốt hơn hơn so với các công thức lây nhiễm khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 62 - 64)