Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến số lá trên thân chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)

Cùng với sự tăng trưởng về chiều cao là sự phát triển về số lá. Số lá nhiều hay ít là một phần để đánh giá khả năng cho năng suất của cây lạc. Lá là cơ quan quan trọng của cây làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp chất hữu cơ tạo nên năng suất sinh vật học thông qua ánh sáng mặt trời, CO2 và nước. Đồng thời lá là bộ phận chủ yếu để thoát hơi nước, xúc tiến các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây. Số lá càng nhiều khả năng tích lũy chất khô càng cao do khả năng quang hợp của cây lớn hơn vì thế số quả tạo thành sẽ nhiều và lớn hơn so với cây có số lá ít hơn.

Sự hình thành và gia tăng số lá trên cây do đặc tính di truyền quyết định, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ phát triển chiều cao, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác (mật độ, phân bón, các biện pháp khác), phòng trừ sâu bệnh hại,…Trong canh tác lạc, nếu thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho lá không phát triển tối đa, nhỏ, nhanh vàng và rụng sớm hoặc nếu cây bị sâu bệnh hại tấn công sẽ làm khuyết lá, đốm lá từ đó làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng.

Vì thế, để cho cây sinh trưởng và phát triển cân đối ngoài chế độ chăm sóc và bón phân cân đối hợp lý chúng ta cần chú trọng đến công tác phòng trừ sâu bệnh, kích thích sinh trưởng. Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.

- Thời kỳ cây con: Số lá trên thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 3,43 - 4,07 lá (đối với vùng đất thịt) và từ 3,60 - 4,20 lá (đối với vùng đất cát), công thức có số lá cao nhất ở hai vùng đất là công thức S20D12 và thấp nhất là công thức đối chứng. Trên vùng đất thịt, các công thức lây nhiễm là S20D12 và

công thức đối chứng không lây nhiễm. Trên vùng đất cát, các công thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.7. Số lá trên thân chính của lạc ở các công thức thí nghiệm tại một số thời kỳ sinh trưởng và phát triển của lạc ở hai vùng đất thí nghiệm (lá/thân chính)

Công thức thí nghiệm

Thời kỳ sinh trưởng phát triển

Cây con Ra hoa Ra hoa rộ Kết thúc

ra hoa Thu hoạch Số lá xanh còn lại lúc thu hoạch Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 3,43 c 6,00 b 7,57 b 9,53 c 13,57 b 5,40 b CT 2 (S20D12) 4,07 ab 6,57 a 8,33 a 10,80 a 14,40 a 6,07 a CT 3 (S13E2) 3,83 ab 6,17 ab 8,43 a 9,97 b 14,80 a 6,03 a CT 4 (S18F11) 3,57 bc 6,00 b 8,03 ab 9,93 b 13,87 b 6,27 a Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 3,60 a 5,93 b 8,97 b 11,97 b 13,23 b 5,83 b CT 2 (S20D12) 4,20 a 6,87 a 9,77 a 12,97 a 14,67 a 6,20 a CT 3 (S13E2) 4,00 a 6,67 a 9,77 a 12,70 ab 14,30 a 6,23 a CT 4 (S18F11) 3,70 a 6,40 ab 9,00 b 12,77 a 14,73 a 6,27 a

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Tốc độ ra lá khá nhanh, số lá trên các cành cấp 1, cấp 2 cũng phát triển song song với lá trên thân chính, tạo tiền đề cho khả năng tổng hợp các chất hữu cơ trong giai đoạn phát triển quả. Số lá trên thân chính trong giai đoạn này giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 6,00 – 6,57 lá (đối với vùng đất thịt) và từ 5,93 – 6,81 lá (đối với vùng đất cát).

Trên vùng đất thịt, số lá trên thân chính ở công thức S20D12 đạt cao nhất, và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng không lây nhiễm.

Trên vùng đất cát, có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức lây nhiễm vi khuẩn có ích (S20D12, S13E2) với công thức đối chứng.

- Thời kỳ ra hoa rộ:

Trên vùng đất thịt, số lá trên thân chính giữa các công thức thí nghiệm trong giai đoạn này dao động từ 7,57-8,33 lá. Trong đó, công thức có số lá cao nhất là công thức S13E2 và thấp nhất là công thức đối chứng. Sự sai khác về chỉ tiêu số lá trên thân chính giữa hai công thức S20D12 và S13E2 có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng không lây nhiễm.

Trên vùng đất cát, số lá trên thân chính giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 8,97-9,77 lá. Trong đó, công thức có số lá cao nhất là hai công thức S20D12 và S13E2; hai công thức này có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu số lá trên thân chính với công thức đối chứng không lây nhiễm.

- Thời kỳ kết thúc ra hoa: Đây là thời kỳ hoạt động sinh trưởng dinh dưỡng diễn ra mạnh trong cây lạc. Ở thời kỳ này, số lá trên thân chính dao động từ 9,53 – 10,80 lá (trên vùng đất thịt) và từ 11,97-12,97 lá (đối với vùng đất cát).

Trên vùng đất thịt, ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn có ích đến số lá trên thân chính được thể hiện rõ, các công thức lây nhiễm vi khuẩn Bacillus có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu số lá so với công thức đối chứng không lây nhiễm. Công thức S20D12 đạt số lá cao nhất, tiếp đến là công thức S13E2 (9,97 lá) và S18F11 (9,93 lá).

Trên vùng đất cát, công thức S20D12 và công thức S18F11 có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức đối chứng không lây nhiễm. Trong đó, số lá trên thân chính trên cả hai vùng đất đạt cao nhất ở công thức S20D12 và thấp nhất ở công thức đối chứng.

- Thời kỳ thu hoạch:

Trên vùng đất thịt, số lá trên thân chính có sự thay đổi, dao động từ 13,57- 14,80 lá. Trong đó, đạt cao nhất ở công thức S13E2 (14,80 lá), tiếp đến là S20D12 (14,40 lá). Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa hai công thức S13E2 và S20D12 với công thức đối chứng.

Trên vùng đất cát, có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức lây nhiễm chủng Bacillus với công thức đối chứng không lây nhiễm. Số lá trên thân chính của các công thức lây nhiễm dao động từ 13,23-14,73 lá và đạt cao nhất là công thức S18F11.

- Số lá xanh còn lại lúc thu hoạch: Đối với cây lạc thì số lá xanh còn lại sau thu hoạch còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là biểu hiện của khả năng tích lũy chất khô trong cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Dựa

vào chỉ tiêu này có thể cho ta dự đoán về năng suất của cây trồng cao hay thấp. Số lá xanh còn lại trên cây nhiều quá hay ít quá đều không tốt cho cây trồng, nếu ít quá chứng tỏ khả năng tích lũy chất khô trong cây thấp dẫn đến năng suất của cây không cao. Còn ngược lại nếu số lá xanh còn lại trên cây sau thu hoạch cao quá thì chứng tỏ sự mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng của cây lạc, có hiện tượng “dư thừa” phân bón, ở giai đoạn quả chín không tập trung dinh dưỡng để tạo quả mà quay lại quá trình sinh trưởng, lúc đó năng suất cây trồng cũng không cao. Số lá xanh còn lại sau thu hoạch dao động từ 5,40-6,27 lá (đối với đất thịt) và 5,83-6,27 (đối với đất cát), các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn Bacillus có số lá xanh còn lại sau thu hoạch nhiều hơn so với công thức đối chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nhìn chung số lá trên thân chính ở các công thức lây nhiễm chủng vi khuẩn có ích Bacillus có sự sai khác về số lá so với công thức đối chứng. Đặc biệt là số lá ở công thức S20D12 trên cả hai vùng đất đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng. Chứng tỏ các chủng vi khuẩn này đã có tác động kích thích ra lá trên thân chính, điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình trồng lạc vì cây sinh trưởng tốt, số lá nhiều thì khả năng tích luỹ chất hữu cơ cao, sự hình thành quả nhiều, quả to hơn từ đó cho năng suất cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 62)