Điều kiện sản xuất và kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 49 - 50)

Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Hiện trạng về điều kiện sản xuất và kỹ thuật canh tác trong trồng lạc

STT Tiêu chí Hiện trạng sử dụng Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) 1 Diện tích sản xuất <=2.000 m2 28 >2.000-3.000 m2 30 >3.000-4.000 m2 16 >4.000-5.000 m2 14 >5.000 m2 12 2 Loại đất canh tác Phù sa 10 Đất thịt nhẹ pha cát 28 Đất cát pha 50 Đất thịt 12

3 Lượng giống gieo trồng ≤ 200 kg/ha 40

> 200 kg/ha 60

4 Giống lạc sử dụng

Lạc mỏ két 66

Lạc sẻ (lạc lỳ) 26

Lạc cao sản (L14, L23, HL 25,…) 8

5 Hệ thống luân canh Luân canh với lúa 20

Luân canh với cây trồng cạn khác 80

6 Kỹ thuật làm đất Có lên luống khi gieo 32

Không lên luống khi gieo 68

Về diện tích sản xuất, nhìn chung quy mô canh tác của các nông hộ nhỏ, lẻ, dao động từ 500 – 6.500 m2/hộ, đa số là dưới 3.000 m2

(chiếm tỷ lệ 58%). Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình canh tác lạc, đặc biệt là việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Về loại đất canh tác, nhìn chung đất để canh tác lạc của các hộ điều tra khá phù hợp để sản xuất lạc, đa số đều là loại đất có khả năng thoát nước tốt. Loại đất các pha là loại đất phù hợp để sản xuất lạc chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), chủ yếu phân bố ở xã Nhơn Mỹ. Loại đất thịt nhẹ pha cát (dễ nhiễm bệnh héo rũ, lỡ cổ rễ

hơn trên đất cát pha) phân bố chủ yếu ở P. Bình Định. Tuy nhiên các loại đất này đều nghèo dinh dưỡng nhất là hàm lượng mùn, chất hữu cơ, chất nguyên tố trung, vi lượng nhất là Ca, Bo, Mg, S... Vì vậy để sản xuất lạc có hiệu quả cần có sự đầu tư thích hợp.

Về lượng giống gieo trồng, chỉ có 40% hộ nông dân gieo trồng đúng mật độ khuyến cáo chung khoảng 28 cây/m2

tương đương với ≤200 kg/ha, còn đa số đều gieo trồng lạc với mật độ dày (32-34 cây/m2) tương đương với 200 – 300 kg/ha. Với mật độ này khả năng phát sinh bệnh hại trên lạc sẽ cao hơn so với mật độ khuyến cáo.

Về giống lạc, mặc dù các giống lạc mới như L14, L23, HL25 ... đã khẳng định tính năng vượt trội về năng suất ở các vùng trồng lạc trọng điểm, tuy nhiên do khó khăn trong việc nhân giống nên 92% hộ điều tra đều sử dụng giống địa phương (lỳ, mỏ két) để sản xuất. Đây là một trong những tồn tại quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc ở An Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, bởi vì tuy có khả năng chịu hạn tốt nhưng các giống lạc địa phương lại hạn chế về năng suất, cũng như khả năng chống chịu với các loại bệnh hại.

Về hệ thống luân canh, qua kết quả điều tra cho thấy đa số nông dân các vùng trồng lạc có quan tâm thực hiện việc bố trí luân canh với các loại cây trồng khác. Việc luân canh cây trồng sẽ làm cho đất đai được phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh hại trên cây trồng.

Về kỹ thuật làm đất, theo kết quả điều tra thì có khoảng 32% nông hộ lên luống để gieo. Còn lại khoảng 68% nông hộ lại áp dụng phương thức không lên luống, do không chủ động về điều kiện tưới tiêu nước cho lạc. Như vậy về kỹ thuật làm đất, các hộ có sự vận dụng hợp lý phù hợp với điều kiện canh tác phụ thuộc vào nước mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 49 - 50)