Hiệu quả hạn chế bệnh đốm lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)

Bên cạnh nhóm bệnh hại vùng gốc rễ thì nhóm bệnh hại lá cây lạc cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng lạc. Để nắm được tình hình gây hại của nhóm bệnh này chúng tôi tiến hành điều tra mức độ và diễn biến của một số bệnh hại lá chính: bệnh đốm lá (bệnh đốm nâu, bệnh đốm đen) trên giống lạc L14 trồng trong vụ đông xuân 2014-2015. Kết quả thể hiện ở bảng số liệu 3.14.

Qua số liệu bảng 3.14, chúng tôi nhận thấy: Bệnh đốm lá gây hại trên cả bốn công thức thí nghiệm. Bệnh phát sinh gây hại vào giai đoạn cây lạc bắt đầu ra hoa, sau đó có xu hướng tăng chậm đến giai đoạn đâm tia, tỷ lệ bệnh ở giai đoạn này không có sự sai khác về mặt thống kê giữa các công thức, trong đó công thức đối chứng không lây nhiễm bị nặng hơn so với các công thức được xử lý bằng các chủng vi khuẩn. Sau giai đoạn đâm tia, bệnh bắt đầu tăng mạnh và gây hại đến cuối

giai đoạn sinh trưởng. Trong đó, công thức đối chứng bị nặng nhất (18,67%) và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức xử lý lây nhiễm (S20D12, S13E2).

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh đốm lá ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%)

Công thức thí nghiệm

Thời kỳ sinh trưởng, phát triển Bắt đầu ra

hoa Ra hoa rộ Đâm tia Trái non Trái già

Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 1,60 a 4,00 a 6,00 a 11,20 a 18,67 a CT 2(S20D12) 1,33 a 3,20 a 5,33 a 9,73 a 15,73 b CT 3(S13E2) 1,20 a 3,60 a 5,20 a 9,47 a 15,33 b CT 4(S18F11) 1,47 a 3,33 a 5,47 a 10,13 a 15,87 ab Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 2,40 a 4,93 a 7,07 a 13,07 a 19,87 a CT 2(S20D12) 1,73 a 3,60 b 6,00 a 11,07 bc 19,47 a CT 3(S13E2) 1,60 a 3,73 b 6,13 a 10,53 c 18,27 a CT 4(S18F11) 1,87 a 4,00 b 6,40 a 12,00 ab 19,07 a

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

Tổng hợp về khả năng hạn chế bệnh hại được thể hiện bằng giá trị AUDPC ở hình 3.4. Qua hình cho thấy mức độ hạn chế bệnh đốm là của các chủng vi khuẩn so với đối chứng khá đáng kể.

Ở vùng đất thịt các chủng vi khuẩn Bacillus đều làm giảm AUDPC so với đối chứng. Trong các chủng vi khuẩn thí nghiệm, chủng Bacillus S13E2 làm giảm AUDPC so đối chứng 13,4%.

Ở vùng đất cát các chủng vi khuẩn Bacillus đều làm giảm AUDPC so với đối chứng. Trong các chủng thí nghiệm, chủng Bacillus S13E2 làm giảm AUDPC lớn nhất, giảm so đối chứng 17,1%.

AUDPC

Hình 3.4. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh đốm láở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm.

Trên mỗi vùng đất, giá trị trên đỉnh cột theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α=0,05; ký tự in thường cho vùng đất thịt, ký tự in hoa cho vùng đất cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 73 - 75)