Hiệu quả hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc đen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 70)

Tại các vùng trồng lạc thuộc địa bàn thị xã An Nhơn, hằng năm bà con nông dân vẫn chưa chú trọng đến việc xử lý đất và hạt giống trước khi gieo trồng. Do đó, bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm A. niger gây hại khá nghiêm trọng trên cây lạc ở địa phương. Kết quả điều tra theo dõi diễn biến bệnh hẽo rũ gốc mốc đen ở các giai đoạn sinh trưởng, được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của vi khuẩn có ích đến bệnh héo rũ gốc mốc đen ở một số thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lạc thí nghiệm (%)

Công thức thí nghiệm

Thời kỳ sinh trưởng, phát triển

Cây con Phân cành Ra hoa Ra hoa rộ

Vùng đất thịt CT 1 (ĐC) 0,24 a 0,48 a 0,84 a 1,32 a CT 2(S20D12) 0,00 a 0,23 a 0,46 a 0,69 b CT 3(S13E2) 0,12 a 0,47 a 0,48 a 0,93 ab CT 4(S18F11) 0,12 a 0,35 a 0,71 a 1,07 ab Vùng đất cát CT 1 (ĐC) 0,47 a 0,82 a 1,17 a 1,40 a CT 2(S20D12) 0,11 a 0,54 a 0,65 a 0,87 a CT 3(S13E2) 0,32 a 0,65 a 0,65 a 0,87 a CT 4(S18F11) 0,22 a 0,45 a 0,56 a 1, 01 a

Ghi chú: Trong cùng một cột, ở mỗi vùng đất các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa α= 0,05 khi so sánh LSD.

Qua kết quả bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy: Ở vùng đất thịt, vào giai đoạn ra hoa rộ, công thức thí nghiệm xử lý chủng vi khuẩn Bacillus S20D12 hạn chế bệnh hẽo rũ gốc mốc đen so với đối chứng; các kỳ điều tra trước tỷ lệ bệnh tương đương đối chứng.

Ở vùng đất cát, nhìn chung các công thức sử dụng vi khuẩn có ích hạn chế bệnh so với đối chứng nhưng không nhiều ở các kỳ điều tra.

Để đánh giá tổng thể khả năng hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc đen của các vi khuẩn xử lý, diện tích dưới đường cong tiến triển tỷ lệ bệnh được chúng tôi tính và thể hiện ở hình 3.1.

AUDPC

Hình 3.1. Diện tích dưới đường diễn biến tỷ lệ bệnh (AUDPC) bệnh héo rũ gốc mốc đenở các công thức sử dụng vi khuẩn Bacillus trên hai vùng đất thí nghiệm. Trên mỗi vùng đất, giá trị trên đỉnh cột theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý

nghĩa α=0,05; ký tự in thường cho vùng đất thịt, ký tự in hoa cho vùng đất cát

Qua hình 3.1 cho thấy ở vùng đất thịt nhìn chung tỷ lệ bệnh thấp hơn vùng đất cát. Ở cả hai vùng đất chủng vi khuẩn Bacillus S20D12 có khả năng hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc đen so đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tình hình sản xuất và thử nghiệm một số chủng vi khuẩn có ích bacillus cho cây lạc tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 70)