CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân. Tiền thuốc men và viện phí cho mỗi nạn nhân ngộ độc do vi sinh vật tốn chừng 300.000 – 500.000 đồng, các ngộ độc do hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu…) từ 3 – 5 triệu đồng, nhưng các chi phí do bệnh viện phải chịu thì còn lớn hơn nhiều.

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau, trong đó có 4 nguyên nhân chính: hóa chất bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật.

Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và nitrat là chủ yếu. Sử dụng rau có dư lượng nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thậm chí tính mạng con người. Đây chính là mối lo ngại lớn đối với toàn xã hội.

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống chứa nitrat là rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người vì nó gây ra nhiều loại bệnh tật, bệnh phổ biến nhất là ung thư (Mozafar, 1993). Các ảnh hưởng độc hại của nitrat là do chuyển nitrat thành nitrit gây ra hội chứng methaemoglobinaemia gây ung thư dạ dày và các bệnh khác (Santamaria, 2006).

Đối với thuốc bảo vệ thực vật, khi phun cho rau có một lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm gọi là dư lượng thuốc BVTV. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức độ cao nhất định sẽ gây ngộ độc cho người ăn phải (Nguyễn Mạnh Chinh, 2011).

Theo tài liệu của Bộ Y tế cho biết, trong hai năm 2001 - 2002 tại các tỉnh phía Nam có hơn 600 trường hợp ngộ độc do ăn rau có hóa chất BVTV phải đi cấp cứu, ngoài ra lượng tồn dư không gây ngộ độc cấp tính còn khá phổ biến. Kết quả xét

nghiệm sữa của 47 bà mẹ đang cho con bú tại một huyện ngoại thành Hà Nội thì có 4 trường hợp có dư lượng hóa chất BVTV nhóm lân hữu cơ từ 0,2 - 0,5 mg/lít.

Bảng 1.7: Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm và rau trong giai đoạn 2006 - 2010

TT Năm Vụ ngộ độc Số người mắc Số người chết

1 2006 165 7.135 57 2 2007 247 7.329 55 3 2008 205 7.828 61 4 2009 152 5.212 35 5 2010 175 5.664 51 Tổng 944 33.168 259 Trung bình năm 189 6.633 52

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm 2008 - 2010

Hơn chục năm trở lại đây, nước ta đã tiến hành triển khai chương trình rau sạch. Từ Chính phủ đến các bộ ngành ở trung ương và các địa phương, đặc biệt từ năm 2005 tới nay đã có nhiều chủ trương, biện pháp, chính sách nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và phát triển sản xuất rau quả sạch nói riêng. Đến nay, trên địa bàn cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau, quả tập trung đã đẩy mạnh phong trào thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đã có những mô hình tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ rau sạch ở các địa phương khá thành công. Song, trên thực tế, vấn đề sản xuất và cung ứng sau sạch vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Sản xuất rau hiện này còn manh mún, nhỏ lẻ theo truyền thống, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất rau sạch, diện tích rau chuyên canh còn ít.

- Chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ rau sạch một cách hợp lý. Chi phí sản xuất rau sạch cao hơn chi phí sản xuất rau thông thường cùng loại nên chưa khuyến khích được người sản xuất rau sạch phát triển.

- Rau sạch vẫn chưa đa dạng về chủng loại thường tập trung ở các loại rau thông dụng như cà chua, rau cải, bắp cải, sà lách… Do rau sạch không dùng thuốc BVTV, dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên nên loại rau này chóng héo không để được lâu (hạn chế trong công tác bảo quản).

- Người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng các loại rau sạch đang được bày bán trên thị trường. Bởi lẽ, nhiều cửa hàng bán rau treo biển bán rau sạch nhưng lại không

rõ nguồn gốc loại rau này được trồng ở đâu và chăm sóc như thế nào (việc quảng bá sản phẩm; bao bì).

- Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau, củ quả chưa chặt chẽ, do đó rau sạch và không sạch lẫn lộn, dẫn đến mất lòng tin đối với người tiêu dùng.

Xuất phát từ thực tiễn sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu, đánh giá về thực tiễn sản xuất rau và định hướng sản xuất rau an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi để cung cấp cho thị trường.

1.3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Trong nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nghiên cứu xây dựng một số dự án quy hoạch vùng rau an toàn; cụ thể là Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020; Dự án Xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Nghĩa Dũng, thành phố Quảng Ngãi giai đoạn từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2017 do UBND thành phố Quảng Ngãi làm chủ dự án; hai mô hình trồng rau củ quả sạch theo tiêu chuẩn VietGap gồm: Mô hình của Công ty Qna Safe và mô hình của Hợp tác xã rau sạch Nghĩa Dũng.

Tuy nhiên, các mô hình sản xuất rau sạch đang vấp phải khó khăn trong việc

tiêu thụ. Lý do mà các trường đưa ra là giá rau đắt hơn giá trên thị trường. Mặt khác, hình thức sản phẩm rau sạch không được xanh mướt và đẹp như rau ngoài chợ, vì trong quá trình trồng phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt và không sử dụng chất bảo quản. Đây cũng là tâm lý chung của người tiêu dùng khi không chọn lựa rau sạch, rau an toàn. Điều này đã khiến cho rau sạch, rau an toàn ngày càng không có chỗ đứng trên thị trường.

Các công trình nghiên cứu về phát triển rau sạch trên địa bàn:

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐND Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 4 năm 2015 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi Về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020; định hướng đến năm 2025, với diện tích sản xuất rau khoảng 18.000 ha (rau 14.000 ha, đậu 4.000ha), sản lượng đạt khoảng 260 ngàn tấn, trong đó có trên 100 ha rau được chứng nhận an toàn. Vùng sản xuất rau tập trung ở vùng bãi bồi ven các sông lớn của tỉnh tại thành phố Quảng Ngãi và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.

Hình 1.2: Mô hình sản xuất rau sạch ở Nghĩa Dũng – thành phố Quảng Ngãi

Hình 1.3: Cửa hàng giới thiệu rau sạch của Công ty QNASAFE

Trước tình hình trên và thực trạng sản xuất rau tại Quảng Ngãi chỉ mới đáp ứng 20% nhu cầu tiêu dùng và để đầu tư lâu dài cho vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng cho rau an toàn một thương hiệu, tạo động lực thúc đẩy vùng sản xuất rau an toàn phát triển theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng gắn với việc phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp đủ RAT, có chất lượng cho nhu cầu tiêu thụ của nhân dân và khách du lịch, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế -xã hội và thực hiện thành công chương trình tam

nông và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, ứng dụng chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho người nông dân phát triển mô hình sản xuất RAT, hỗ trợ nông dân hoàn thiện hồ sơ công nhận vùng sản xuất RAT, tiến đến xây dựng thương hiệu sản phẩm RAT.

Xuất phát từ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển sản xuất, tiêu thụ RAT, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh Quảng Ngãi”.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Người dân sản xuất rau; các khu vực tiêu thụ. - Các loại rau sản xuất tại địa phương.

- Dịch hại trên rau.

- Các loại thuốc Bảo vệ thực vật sử dụng trên rau.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: Tập trung tại vùng quy hoạch sản xuất rau (7 huyện đồng bằng gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi).

- Thời gian: 2015 – 2016.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau, rau an toàn tại tỉnh Quảng Ngãi. - Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong sản xuất rau an toàn ở Quảng Ngãi.

- Đánh giá nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau tại Quảng Ngãi - Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Quảng Ngãi.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Điều tra thực trạng sản xuất rau 2.4.1. Điều tra thực trạng sản xuất rau

- Điều tra số liệu thứ cấp tại sở nông nghiệp, các phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, các hợp tác xã có sản xuất rau.

- Điều tra số liệu sơ cấp: Điều tra tình hình sản xuất rau (diện tích, chủng loại, mùa vụ, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hai...), tình hình tiêu thụ rau tại vùng trồng rau thuộc huyện Bình Sơn, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi. Lập phiếu điều tra nông hộ và người tiêu thụ rau. Điều tra 60 hộ sản xuất rau/ 1 địa điểm, 60 người tiêu thụ rau/1 địa điểm và điều tra 15 người bán rau tại chợ đầu mối, 3 siêu thị tại thành phố Quảng Ngãi.

2.4.2. Đánh giá nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau - Phương pháp - Phương pháp

+ Lấy mẫu đất, nước và rau ngoài thực địa để phân tích: Lấy theo từng cặp đất, nước, rau.

+ Chụp ảnh, đánh giá nhanh bằng quan sát thực địa.

. Lấy mẫu, phân tích mẫu đất, nước, rau

Mẫu rau: Một số loại rau chính được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm trên đồng ruộng vào thời điểm trong 1-2 ngày trước khi thu hoạch và lấy mẫu rau ở các chợ địa phương, chợ đầu mối và siêu thị. Số lượng: 1 mẫu ở ruộng, 1 mẫu ở chợ địa phương, đầu mối và siêu thị.

Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCN 367:1999. Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0-20cm) lấy 5 điểm/ruộng, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.

Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, bề chứa theo TCVN 5996-1995, lấy sâu cách mặt 20 – 30 cm bằng chai nhựa 0,5 lít.

- Đánh giá vi sinh vật gây hại:Escherichia coli; Salmonella; Coliforms.

. Phương pháp xử lý mẫu

+ Mẫu rau: Mẫu sau khi lấy, chia thành 3 phần: Một phần để xác định N03-, một phần để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một phần để xác định hàm lượng kim loại nặng.

+ Mẫu đất: Sau khi thu về tiến hành loại bỏ rễ cây; tạp chất sơ bộ, hong khô trong không khí sau đó nghiền qua rây 1mm.

+ Mẫu nước: Sau khi lấy lọc ngay, sau đó được axit hóa bằng HNO3 đặc (5ml axits/mẫu) và bảo quản ở 4o

C trong vòng 1 – 3 ngày.

. Phương pháp phân tích

- Xác định NO3- trong rau được xác định theo công thức: Hàm lượng NO3-(mg/kg tươi) =100.X/a

Trong đó: X: Nồng độ NO3- đo được (mg/l hoặc ppm) a: Khối lượng mẫu phân tích (g)

- Xác định kim loại nặng: Cách công phá mẫu: + Mẫu rau: Phá bằng hỗn hợp HNO3 + HCLO4

+ Mẫu đất xác định Cd, Pb: Phá mẫu bằng hỗn hợp HNO3 + HCLO4

- Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo phương pháp sắc ký khí TCVN 8319:2010.

2.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý và các cận giới như sau:

- Toạ độ địa lý:

+ Từ 14032’ đến 15025’ độ vĩ Bắc.

+ Từ 10806’00’’ đến 10906’35’’ độ kinh Đông. - Cận giới:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. + Phía Nam giáp tỉnh Bình Định. + Phía Đông giáp Biển Đông. + Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum.

Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ, có hệ thống cảng biển như Dung Quất, Sa Kỳ, đặc biệt là cảng nước sâu Dung Quất đây sẽ là một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của khu vực miền Trung, kể cả các tỉnh Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia thông qua Quốc lộ 24. Có Khu công nghiệp Dung Quất, khu Công nghiệp Visip; khu đô thị mới Vạn Tường tiếp giáp với Khu kinh tế mở Chu Lai, là động lực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Quảng Ngãi có tuyến Quốc lộ 1A chạy qua, là cửa ngõ của khu vực miền Trung với Tây Nguyên, nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thành phố Đà Nẵng và thành phố Quy Nhơn, với lợi thế về bờ biển tạo cho tỉnh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, thương mại, du lịch mở rộng giao lưu văn hoá kinh tế với các tỉnh trong nước và quốc tế, cùng với các tiềm năng về đất đai, lao động, các nguồn tài nguyên sẵn có. Đây là tiềm năng rất lớn để thu hút về vốn đầu tư nước ngoài, chất xám và các nguồn lực phát triển khác.

2.5.2. Địa hình

Quảng Ngãi có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Do kiến tạo của địa chất, nhiều nếp uốn tạo thành những dãy núi đâm ngang ra biển cùng với hẻm sâu đã tạo nên những sông nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây đổ ra biển Đông ... với lập địa đó Quảng Ngãi có địa hình khá phức tạp tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Vùng dự án nằm trên vùng Đồng bằng khu vực hạ lưu 4 con sông lớn của tỉnh: Sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ và sông Trà Câu. Đây là vùng có điều kiện

thuận lợi nhất cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây rau, đậu các loại. Vùng này chiếm khoảng 20% tổng diện tích toàn tỉnh.

2.5.3. Khí hậu thời tiết

Khí hậu Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng chủ yếu sau: Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

- Nhiệt độ: Tổng tích ôn bình quân hàng năm từ 9.000 - 9.5000C, số giờ nắng trong năm bình quân 2.343 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7 (250 - 270 giờ/tháng) và các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau (120 - 180giờ/tháng).

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,10

C - 25,90C ở đồng bằng và giảm xuống 23 - 240C ở vùng có độ cao 400-500m. Nhiệt độ cao nhất là 410C và thấp nhất là 12,40

C. - Ẩm độ: Ẩm độ trung bình hàng năm 83,5%, cao nhất 92% và thấp nhất 74%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)