3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Điều tra thực trạng sản xuất rau
- Điều tra số liệu thứ cấp tại sở nông nghiệp, các phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, các hợp tác xã có sản xuất rau.
- Điều tra số liệu sơ cấp: Điều tra tình hình sản xuất rau (diện tích, chủng loại, mùa vụ, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hai...), tình hình tiêu thụ rau tại vùng trồng rau thuộc huyện Bình Sơn, Mộ Đức và thành phố Quảng Ngãi. Lập phiếu điều tra nông hộ và người tiêu thụ rau. Điều tra 60 hộ sản xuất rau/ 1 địa điểm, 60 người tiêu thụ rau/1 địa điểm và điều tra 15 người bán rau tại chợ đầu mối, 3 siêu thị tại thành phố Quảng Ngãi.
2.4.2. Đánh giá nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau - Phương pháp - Phương pháp
+ Lấy mẫu đất, nước và rau ngoài thực địa để phân tích: Lấy theo từng cặp đất, nước, rau.
+ Chụp ảnh, đánh giá nhanh bằng quan sát thực địa.
. Lấy mẫu, phân tích mẫu đất, nước, rau
Mẫu rau: Một số loại rau chính được lấy ngẫu nhiên từ 5 điểm trên đồng ruộng vào thời điểm trong 1-2 ngày trước khi thu hoạch và lấy mẫu rau ở các chợ địa phương, chợ đầu mối và siêu thị. Số lượng: 1 mẫu ở ruộng, 1 mẫu ở chợ địa phương, đầu mối và siêu thị.
Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCN 367:1999. Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0-20cm) lấy 5 điểm/ruộng, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.
Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, bề chứa theo TCVN 5996-1995, lấy sâu cách mặt 20 – 30 cm bằng chai nhựa 0,5 lít.
- Đánh giá vi sinh vật gây hại:Escherichia coli; Salmonella; Coliforms.
. Phương pháp xử lý mẫu
+ Mẫu rau: Mẫu sau khi lấy, chia thành 3 phần: Một phần để xác định N03-, một phần để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, một phần để xác định hàm lượng kim loại nặng.
+ Mẫu đất: Sau khi thu về tiến hành loại bỏ rễ cây; tạp chất sơ bộ, hong khô trong không khí sau đó nghiền qua rây 1mm.
+ Mẫu nước: Sau khi lấy lọc ngay, sau đó được axit hóa bằng HNO3 đặc (5ml axits/mẫu) và bảo quản ở 4o
C trong vòng 1 – 3 ngày.
. Phương pháp phân tích
- Xác định NO3- trong rau được xác định theo công thức: Hàm lượng NO3-(mg/kg tươi) =100.X/a
Trong đó: X: Nồng độ NO3- đo được (mg/l hoặc ppm) a: Khối lượng mẫu phân tích (g)
- Xác định kim loại nặng: Cách công phá mẫu: + Mẫu rau: Phá bằng hỗn hợp HNO3 + HCLO4
+ Mẫu đất xác định Cd, Pb: Phá mẫu bằng hỗn hợp HNO3 + HCLO4
- Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo phương pháp sắc ký khí TCVN 8319:2010.
2.5. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2.5.1. Vị trí địa lý, địa hình tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý và các cận giới như sau:
- Toạ độ địa lý:
+ Từ 14032’ đến 15025’ độ vĩ Bắc.
+ Từ 10806’00’’ đến 10906’35’’ độ kinh Đông. - Cận giới:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. + Phía Nam giáp tỉnh Bình Định. + Phía Đông giáp Biển Đông. + Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum.
Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ, có hệ thống cảng biển như Dung Quất, Sa Kỳ, đặc biệt là cảng nước sâu Dung Quất đây sẽ là một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của khu vực miền Trung, kể cả các tỉnh Tây Nguyên, Lào, Đông Bắc Campuchia thông qua Quốc lộ 24. Có Khu công nghiệp Dung Quất, khu Công nghiệp Visip; khu đô thị mới Vạn Tường tiếp giáp với Khu kinh tế mở Chu Lai, là động lực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Quảng Ngãi có tuyến Quốc lộ 1A chạy qua, là cửa ngõ của khu vực miền Trung với Tây Nguyên, nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thành phố Đà Nẵng và thành phố Quy Nhơn, với lợi thế về bờ biển tạo cho tỉnh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, thương mại, du lịch mở rộng giao lưu văn hoá kinh tế với các tỉnh trong nước và quốc tế, cùng với các tiềm năng về đất đai, lao động, các nguồn tài nguyên sẵn có. Đây là tiềm năng rất lớn để thu hút về vốn đầu tư nước ngoài, chất xám và các nguồn lực phát triển khác.
2.5.2. Địa hình
Quảng Ngãi có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Do kiến tạo của địa chất, nhiều nếp uốn tạo thành những dãy núi đâm ngang ra biển cùng với hẻm sâu đã tạo nên những sông nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây đổ ra biển Đông ... với lập địa đó Quảng Ngãi có địa hình khá phức tạp tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Vùng dự án nằm trên vùng Đồng bằng khu vực hạ lưu 4 con sông lớn của tỉnh: Sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ và sông Trà Câu. Đây là vùng có điều kiện
thuận lợi nhất cho phát triển các loại cây trồng đặc biệt là cây rau, đậu các loại. Vùng này chiếm khoảng 20% tổng diện tích toàn tỉnh.
2.5.3. Khí hậu thời tiết
Khí hậu Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng chủ yếu sau: Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
- Nhiệt độ: Tổng tích ôn bình quân hàng năm từ 9.000 - 9.5000C, số giờ nắng trong năm bình quân 2.343 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 4 đến tháng 7 (250 - 270 giờ/tháng) và các tháng có số giờ nắng thấp từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau (120 - 180giờ/tháng).
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm 25,10
C - 25,90C ở đồng bằng và giảm xuống 23 - 240C ở vùng có độ cao 400-500m. Nhiệt độ cao nhất là 410C và thấp nhất là 12,40
C. - Ẩm độ: Ẩm độ trung bình hàng năm 83,5%, cao nhất 92% và thấp nhất 74% (tháng 6,7). Lượng bốc hơi bình quân từ 700 - 900mm và xảy ra rất mạnh vào các tháng mùa khô.
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 3.395mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm: tháng 9, 10, 11 và 12 chiếm đến 76% tổng lượng mưa cả năm; các tháng 3 và 6 lượng mưa thấp nhất khoảng 39 - 47mm/tháng.
- Chế độ gió bão: Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và gió Tây–Nam từ tháng 3 đến tháng 8 trong năm. Ngoài ra còn có gió Tây–Nam khô nóng hoạt động vào các tháng 5 đến tháng 7. Hàng năm có khoảng từ 50 – 55 ngày có gió Tây–Nam hoạt động. Trong thời kỳ này nhiệt độ rất cao có khi lên đến 400C và ẩm độ thấp nhất 60%.
Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11. Trung bình mỗi năm vùng chịu ảnh hưởng từ 3-4 cơn bão, trong đó từ 1-2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp, chưa kể các đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo gió mạnh và mưa lớn.
2.5.4. Đất đai
Trên cơ sở bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Quảng Ngãi của Phân viện QHTK- NN Miền Trung xây dựng năm 2005; bổ sung xây dựng bản đồ Đất - Nông hoá vùng chuyên canh rau an toàn trong vùng dự án tỷ lệ 1/10.000. Phạm vi, cơ sở bản đồ địa hình, nội dung điều tra bổ sung và kết quả ở Bảng 3.9.
* Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa của vùng dự án được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của các dòng sông như Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ. Ngoài ra còn có các dòng
sông nhỏ hơn như Trà Câu ... Do địa hình phức tạp, các dãy núi xen kẽ với đồng bằng, các vật liệu phù sa còn được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay tích luỹ từ các dãy núi xung quanh đồng bằng. Các hệ thống sông ngòi ở Quảng Ngãi chưa có đê nên các trận lũ làm nước sông tràn ngập hết đồng bằng. Nước ngập phụ thuộc vào nước lũ đổ về từ các dãy núi phía Tây và thường rút đi rất nhanh. Do vậy, đặc điểm chung của đất phù sa của vùng là có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình.
Tổng diện tích nhóm đất này là 33.321 ha chiếm 79,71% so với tổng số. Trong đó:
+ Đất phù sa được bồi chua: diện tích 10.280 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Sơn Tịnh và huyện Tư Nghĩa và rải rác ở các huyện khác từ 100 – 800 ha.
- Thành phần cơ giới biến động từ cát pha đến thịt trung bình. Kết cấu hạt rời hay viên bé, đất khá tơi xốp.
- Đất có phản ứng trung tính hoặc chua ít, độ no bazơ > 50%.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất: OC tổng số và N% thay đổi từ 1,0 đến 1,5% và từ 0.07 đến 0.12 ở tầng A (tầng canh tác) và giảm nhanh ở các tầng dưới. P2O5% xung quanh 0,1%; P2O5 dễ tiêu thấp. K2O% biến động mạnh từ 0,5-1,5%; K2O trao đổi thấp. CEC thấp < 10 lđl/100g đất.
Bảng 2.1: Tổng hợp các loại đất TT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất phù sa P 33.321 79,71
1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 10.280 24,59 2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 16.948 40,54 3 Đất phù sa gley Pg 4.612 11,03 4 Đất phù sa ngòi suối Py 872 2,09 5 Đất phù sa trên nền đất cát biển P/C 609 1,46
II Nhóm đất xám và bạc màu X; B 6.616 15,83
1 Đất xám trên trên đá Macma axit và đá cát Xa 6.616 15,83
III Nhóm đất đỏ vàng F 1.865 4,46
1 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1.865 4,46
Cộng 41.802 100,00
+ Đất Phù sa không được bồi:
Tập trung nhiều ở các huyện: Tư Nghĩa, Nghĩa hành, Đức Phổ, Sơn Tịnh, Bình Sơn . Tổng diện tích loại đất này là 16.948 ha chiếm 40,54% so với tổng số.
- Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, trong đó cát pha và thịt nhẹ là chủ yếu.
- Đất có phản ứng chua hay chua ít, pH H2O thay đổi từ 5,0-6,5, pH(KCl) thay đổi từ 4,2 đến 5,0.
- Độ no bazơ thấp, biến động từ 10 - 40%.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, OC% thay đổi từ 0,5% đến 1,0%; Tỷ lệ N tổng số thay đổi từ 0,04 % đến 0,08 %.
- Lân tổng số thấp, P2O5 biến động từ 0,01- 0,04%, P2O5 dễ tiêu cũng rất thấp. - Kali tổng số nghèo, K2O % <0,5%, kali trao đổi cũng thấp: 1,4-3,0 lđl/100g đất. - CEC từ 2,2 -10,14 lđl/100g đất.
+ Đất phù sa gley:
Tập trung nhiều ở Mộ Đức; Sơn Tịnh với diện tích 4.612ha chiếm 11,03%. - Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, trong đó chủ yếu là thịt trung bình. Đất có kết cấu viên hay cục nhỏ khá nhẵn cạnh.
- Phản ứng của đất chua ít; pH(KCl) biến động từ 5,0 - 6,0; pH H20 từ 5,7-7,0. - Độ no bazơ > 50%.
- Dung tích hấp thu trung bình và khá, CEC > 10 lđl/100g đất và 20lđl/100g sét. - Hàm lượng OC % lớp đất mặt khá cao, biến động trong phạm vi từ 1,5 - 2,0%. Hàm lượng đạm tương ứng là từ 0,11% đến 0,15%.
- Lân tổng số rất nghèo, P2O5% chủ yếu < 0,05%, lân dễ tiêu cũng rất nghèo biến động trong phạm vi từ 1-5 mg/100g đất.
- Kali tổng số trung bình và khá, K2O% > 1,0%; K2O trao đổi rất thấp < 5 mg/100g đất.
Đất thích hợp với lúa nước, công thức luân canh thích hợp nhất là 2 lúa 1 màu để cải thiện tính khử của đất. Chú trọng bón đầy đủ phân hoá học các loại, đặc biệt là Lân và Kali.
* Nhóm đất xám và bạc màu:
Diện tích 6.616 chiếm 15,83%.
Phân bố: Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Tập trung ở các huyện Sơn Tịnh; Đức Phổ; Bình Sơn và Mộ đức.
+ Đất xám trên đá macma axít:
Diện tích: 6.616 ha chiếm 15,83% diện tích.
Phân bố: Tập trung nhiều ở các huyện Đức Phổ; Tư Nghĩa; Sơn Tịnh …
- Đất xám trên đá Granit có thành phần cơ giới biến động theo từng vùng. Nói chung đại bộ phận là đất cát pha đến thịt nhẹ.
- Đất chua, pH H2O trong khoảng 5,5 - 6,5 nhưng pH(KCl) rất thấp khoảng 4,1- 4,7. - Đất có tỷ lệ cacbon hữu cơ rất thấp, chủ yếu ở mức 0,30 -0,60% cá biệt mới gặp đất chứa trên 1% cacbon hữu cơ. Hàm lượng N% rất nghèo, dao động từ 0,01% đến 0,03%.
- Lân trong đất rất nghèo cả ở dạng tổng số và ở dạng dễ tiêu, chỉ đạt mức 0,06% P2O5 và 3mg P2O5/100g đất.
- Kali cũng ở mức rất nghèo, chỉ đạt tối đa 0,87% K2O và 4,7mg K2O/100g đất. - Dung tích hấp thu của đất nói chung là thấp, CEC 1,91- 6,15 lđl/100g đất và 6,97- 21,77 lđl/100g sét, trong đó hầu hết đất có khả năng hấp phụ từ 10 -13 lđl/100g sét. Độ no bazơ biến động lớn, BS ở khoảng 20 - 70%, trong đó hầu hết là 35 - 40%.
* Nhóm đất đỏ vàng:
Diện tích 1.865 ha chiếm 4,46% phân bố chủ yếu ở Bình Sơn, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Sơn Tịnh.
Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, quá trình tích luỹ sắt, nhôm…phổ biến. Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt tuỳ thuộc mức độ tích luỹ sắt, nhôm.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích 1.865 ha chiếm 4,46%.
- Đất hình thành phát triển trên đá mẹ là đá cát kết. Đất có màu vàng nhạt, vàng đỏ, có nhiều đá lẫn.
- Thành phần cơ giới cát pha, tỷ lệ sét thấp (< 20%). Đất chua pH(KCl) là 4,04 – 4,6. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo 0,3 - 0,7%. Tỷ lệ Đạm tổng số nghèo 0,04 - 0,09%. Lân tổng số trung bình 0,04 - 0,1%. Kali tổng số nghèo từ 0,22-0,37%.
- Đất vàng nhạt trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, thích hợp với trồng đậu đỗ, cây công nghiệp hàng năm và rau màu. Sử dụng đất cần tăng cường bón phân hữu cơ để tăng độ phì và cải tạo lý tính cho đất.
2.5.5. Nguồn nước
2.5.5.1. Nước mặt
Nước mặt chủ yếu do hệ thống 4 con sông lớn Trà Khúc, Trà Bồng, Sông Vệ và Trà Câu cung cấp, các con sông này đều bắt đầu và kết thúc nằm trong địa bàn tỉnh, có độ dốc lớn và ngắn. Ở thượng nguồn do độ dốc cao nên tốc độ dòng chảy lớn. Ngược lại, ở hạ nguồn các sông này lại hẹp nên vào mùa mưa lũ nước về nhanh, khả năng thoát lũ bị hạn chế do đó thường gây ngập lụt ở khu vực đồng bằng.
Bảng 2.2: Diện tích lưu vực và lưu lượng dòng chảy của các dòng sông chính
Tên sông Diện tích lưu vực (km2) Lưu lượng dòng chảy Q75% (m3/s) Tổng lượng W75% (m3/s) Lưu lượng BQ nhiều năm Q075% Tổng lượng BQ nhiều năm W0 (106m3) Trà Bồng 697 31 980 45 1422,9 Trà Khúc 3240 134 4237 207 6545,3 Sông Vệ 1260 47,9 1514,6 63,6 20,11 Trà Câu 442 2,02 63,9 11,3 358,6