Kết quả phỏng vấn tiểu thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 73)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.1. Kết quả phỏng vấn tiểu thương

Bảng 3.14: Chất lượng sản phẩm rau và các biện pháp khi tiểu thương tiêu thụ rau

STT Chỉ tiêu điều tra

Không

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Sản phẩm rau đảm bảo an toàn 5 33,3 10 66,7 2 Có biện pháp bảo quản rau 0 0,0 15 100 3 Cửa hàng có bán rau an toàn 7 46,7 5 33,3 4 Cửa hàng đã có nhân viên giới

thiệu sản phẩm 1 6,7 14 93,3 5 Có bao gói rau khi đem đi bán 6 40 9 60

6 Có biện pháp để nâng cao sức

tiêu thụ của người tiêu dùng 11 73,3 1 6,7 7 Sản phẩm đem ra bán có được

kiểm định chất lượng 7 46,7 7 46,7 8 Anh chị muốn trở thành một

Qua kết quả điều tra tiểu thương tại các chợ (15 hộ) tại một số huyện ở Quảng Ngãi cho thấy kết quả khá rõ về nguồn rau tiểu thương sử dụng bán cho người tiêu dùng hàng ngày.

Điều tra về sản phẩm rau có an toàn không, kết quả điều tra cho thấy rau an toàn chiếm một phần lớn tại các chợ (66,7%), trong khi đó một phần nhỏ chiếm (33,3%) thì cho rằng sản phẩm họ bán chưa phải là rau an toàn cho người tiêu dùng. Một phần họ cho đó là rau không an toàn vì thực tế họ chưa hiểu rõ rau an toàn là phải có những tiêu chuẩn dùng, và một số sản phẩm để chăm sóc, sản xuất rau phải đạt ở mức cho phép nhất định.

Về biện pháp bảo quản rau: Kết quả điều tra cho thấy 100% các tiểu thương đều có biện pháp bảo quản cho rau tươi và giữ được màu sắc đặc trưng của sản phẩm, để hàng có thể tới tay người tiêu dùng chất lượng và có giá tốt nhất.

Về sản phẩm rau an toàn: Kết quả điều tra cho thấy có 33,3% cửa hàng có bán sản phẩm rau an toàn, còn các cửa hàng không bán rau an toàn chiếm đến 46,7%. Điều này cho thấy sản phẩm rau an toàn đang có mức tiêu thụ thấp hơn so với sản phẩm rau thông thường.

Tại hầu hết các cửa hàng đều đã có nhân viên giới thiệu sản phẩm, tuy nhiên chỉ có một hộ tiểu thương là chưa có nhân viên giới thiểu sản phẩm, kết quả này cho thấy phần lớn các cửa hàng đều rất quan tâm đến việc giới thiệu các sản phẩm tới người tiêu dùng.

Bao gói sản phẩm đem ra bán là một việc giúp việc bảo quản rau tốt hơn và giúp người tiêu dùng dễ chọn mua sản phẩm hơn, trong quá trình điều tra 15 hộ cho thấy có đến 9 hộ bao gói sản phẩm chiếm 60%, còn 40% các tiểu thương chưa bao gói sản phẩm khi bán.

Việc áp dụng các biện pháp nâng cao sức tiêu thụ của người tiêu dùng (tạo mối quan hệ, uy tín sản phẩm, chất lượng, giá cả...) chưa được các tiểu thương quan tâm, chỉ có 6,7% tiểu thương thực sự quan tâm tới một số biện pháp để tăng sức tiêu thụ.

Sản phẩm các tiểu thương bán, một phần nhập từ các trang trại, đa phần là từ các hộ nông dân trồng tại hộ gia đình do đó chỉ một phần được kiểm định chất lượng, còn các sản phẩm trồng theo quy mô nhỏ lẻ không được kiểm định chất lượng, tại các chợ Quảng Ngãi đã cho thấy chỉ có 46,7% các tiểu thương nhập sản phẩm rau được kiểm định, còn 46,7% tiểu thương còn nhập các nguồn sản phẩm rau chưa được kiểm định hoặc không rõ nguồn gốc.

Rau an toàn là một sản phẩm mà đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm, vì hiện nay các sản phẩm không rõ nguồn gốc với hiện trạng sản phẩm bẩn và sử dụng các loại thuốc và phân bón trong quá trình sản xuất gây ngộ độc cho sản phẩm đang

ngày càng phức tạp. sản phẩm rau an toàn mặc dù có giá cao hơn nhưng sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả người bán và cho cả người tiêu dùng. Vì vậy khi điều tra về nhu cầu các tiểu thương đều muốn trở thành một đầu mối bán rau an toàn.

Kết quả điều tra Bảng 3.16 cho thấy nguồn rau được tiểu thương tại các chợ nhập về để bán chủ yếu là nguồn rau trong tỉnh, chiếm (27,7%), còn một số các tiểu thương không rõ nguồn rau nhập từ đâu vì chủ yếu họ nhập qua một thương lái trung gian nữa.

Hầu hết các thương lái đều là những người bán sản phẩm rau với số lượng lớn, dạng sỉ và lẻ tại các chợ đầu mối: Chợ đầu mối Quảng Ngãi có 7 hộ, chợ đầu mối Nghĩa Chánh, Quảng Ngãi có 4 hộ, có 4 hộ là nhập rau chuyên bán cho siêu thị Coopmax và siêu thị Thành Nghĩa tại Quảng Ngãi. Do đó nguồn rau nhập về phải từ nhiều nguồn khác nhau, một số tiểu thương thì nhập rau quế qua thương lái tại chợ đầu mối, một số thương lái nhập rau từ vùng rau an toàn tại Nghĩa Dũng, Quảng Ngãi. Có một số loại rau không thể sản xuất được tại tỉnh Quảng Ngãi và một số tỉnh lân cận do đó tiểu thương phải nhập nguồn rau từ Đà Lạt giống như bắp cải, cải thảo, súp lơ...các thương lái bán đa dạng các mặt hàng như các loại rau mướp đắng, bí xanh, tần ô, bí đỏ, cà chua, củ quả, các loại rau, bán rau hành, rau má, rau đắng, xà lách, ..các nguồn rau chủ yếu từ các hộ trồng trong tỉnh Quảng Ngãi.

Lượng rau mỗi thương lái nhập về là khác nhau, tùy thuộc và mức độ uy tín và chất lượng của sản phẩm rau thương lái bán, phụ thuộc và cả giá cả và hơn hết là sự tin tưởng của người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại cửa hàng của từng thương lái. Khi điều tra về lượng rau cung ứng cho người tiêu dùng, có 66,7% thương lái cho rằng lượng rau chưa đủ cung ứng nhu cầu người tiêu thụ, trong khi đó lại có 26,7% cho rằng lượng rau họ nhập về là vừa đủ để cung ứng nhu cầu người tiêu thụ. Chỉ có một phần nhỏ thương lái chiếm 6,7% cho rằng lượng rau họ cung ứng chưa đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Điều này cho thấy sức tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Trong đó thiết kế bao bì cho riêng mỗi cửa hàng đã một phần ảnh hưởng tới cảm quan của người tiêu dùng. Khi điều tra về quá trình khi thiết kế bao bì, nhận thấy chú ý đầu tiên là gì thì có đến 46,7% cho rằng điều họ chú ý đầu tiên là dạng bao, dạng bao ở đây được hiểu là bao có quai hay không, hay bao dày mỏng, to nhỏ, có cảm giác yên tâm, đảm bảo an toàn nhìn có vệ sinh hay không..tuy nhiên có 13,3% cho rằng họ quan tâm tới mẫu bao, mẫu tùy thuộc và từng loại và khối lượng mỗi loại rau.

Thông tin trên bao bì sẽ làm tăng sự tin cậy của người tiêu dùng, tuy nhiên đa phần các tiểu thương đều sử dụng bao bì ni lông thường, là bao ni lông sạch, có 4 tiểu thương thì sử dụng bao bì có ghi nơi sản xuất. Khi được hỏi lí do họ đều trả lời rằng, việc làm một mẫu bao bì đẹp hoàn chỉnh tốn khá nhiều chi phí đồng thời sẽ làm người tiêu dùng e ngại về giá cả khi mua và nhiều vấn đề khác.

Chế độ nhiệt đảm bảo rau an toàn cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm rau an toàn, để rau giữ được hương vị và phẩm chất của rau thì cần có một chế độ nhiệt bảo quản phù hợp, tốt nhất vẫn là bảo quản ở nhiệt độ vừa phải, ở trong điều kiện mát mẻ, điều kiện lạnh thì thì sản phẩm rau sẽ cho giữ được phẩm chất lâu hơn nhờ nhiệt độ thấp rau không phát triển nên không tiêu thụ dinh dưỡng, hô hấp kém các tế bào ngưng phát triển, đồng thời các vi sinh vật gây hại trong điều kiện nhiệt độ thấp không có điều kiện phát triển, nhờ đó rau chậm bị hóa già, vàng lá giữ được phẩm chất lâu hơn. Trên thực tế khi điều tra các thương lái, có đến 86,7% các tiểu thương bảo quản sản phẩm ở trong nhiệt độ lạnh, chỉ có 13,3% tiểu thương chỉ bảo quản sản phẩm trong nhiệt độ thường. Điều này cho thấy các tiểu thương đã rất quan tâm tới khâu bảo quản sản phẩm rau sao cho hấp dẫn người tiêu dùng.

Bảng 3.15: Ý kiến của người tiêu dùng về một số vấn đề liên quan đến tiêu thụ rau ở một số chợ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

STT Nội dung điều tra Chỉ tiêu điều tra Số người Tỉ lệ (%)

1 Nguồn rau

Trong tỉnh 4 27,7 Ngoài tỉnh - - Nguồn khác - - 2 Lượng rau cung ứng

so với nhu cầu người tiêu thụ

Đủ 10 66,7

Thừa 4 26,7

Thiếu 1 6,7

3 Trên bao bì, điều gì được chú ý nhất

Dạng bao 7 46,7 Mẫu bao 2 13,3 Thông tin trên bao bì

4 Chế độ nhiệt bảo quản rau an toàn

Nhiệt độ thường 2 13,3 Nhiệt độ lạnh 13 86,7 5 Quy trình xử lí rau an toàn Đã đảm bảo 3 20

Chưa đảm bảo 12 80 6 Bao bì chứa rau

đảm bảo thị hiếu

Đã đảm bảo

Cần thay đổi 3 20 Chưa phù hợp 1 6,7

Tiếp đến là quy trình xử lí rau, đây là một quy trình bao gồm nhiều công đoạn, xử lí lá vàng, dập nát, xử lí rau sâu bệnh, xử lí dạng bao gói sản phẩm bán. Đa phần các tiểu thương đều cho rằng quy trình xử lí rau của họ là chưa đảm bảo, Ngược lại có đến 20% tiểu thương khẳng định rằng quy trình xử lí rau của họ đã đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Các tiểu thương cho rằng quy trình xử lí của họ chỉ mới đáp ứng được một phần nào đó chứ chưa hoàn toàn đảm bảo an toàn.

Bao bì chứa rau là một quá trình xử lí rau an toàn, khi điều tra về việc bao bì chứa rau đã đảm bảo an toàn chưa thì hầu hết các tiểu thương đều cho rằng bao bì chứa rau mà họ đang sử dụng chưa thực sự phù hợp và cần thay đổi, vì nó chưa thực sự khiến người mua sản phẩm vừa ý và cảm thấy không yên tâm khi sử dụng.

Kết quả Bảng 3.17 cho thấy các thông tin về nguồn rau của tiểu thương:

Khi được hỏi về sản phẩm anh chị cung cấp cho người tiêu dùng có đảm bảo an toàn không thì tất cả các tiểu thương được hỏi đều trả lời chưa đảm bảo vì rau họ nhập về là rau đi mua lại tại các vườn rau, hoặc mua tại các chợ đầu mối, rau đều mua đi bán lại nên không thể kiểm soát được việc rau có đảm bảo an toàn hay không. Quá trình họ tìm hiểu và biết thì nguồn rau mà họ đang bán của một số tiểu thương là từ hợp tác xã rau Nghĩa Dũng, Quảng Ngãi (6,0%), một phần rau họ nhập từ hợp tác xã rau Đà Lạt, Lâm Đồng về bán chiếm 6,0%, vì nguồn rau ở Đà Lạt khá phong phú và đa dạng, trong đó có cả mẫu mã đẹp rất hấp dẫn người tiêu dùng.

Quy trình xử lí rau an toàn được kiểm soát chặt chẽ theo một tiêu chuẩn rõ ràng. Tất cả các thương lái đều trả lời rằng quy trình xử lí của họ đã thực hiện theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vì họ tin vào người cung cấp, có 8 tiểu thương cho rằng vì do rau mua bán hàng ngày nên xử lí và bán nên không có rau cũ, tỉ lệ này chiếm phần lớn 73,4%, một phần nhỏ các tiểu thương cho rằng do rau họ nhập bán được bảo quản lạnh, đây là những rau không phun thuốc kích thích, trồng theo phương pháp tự nhiên, tuy nhiên có một hộ nông dân cho rằng họ không rõ quá trình sản xuất nên không biết rau họ có xử lí tốt họ cũng không đảm bảo đó có phải là rau an toàn hay không.

Bảng 3.16: Ý kiến của tiểu thương để đẩy mạnh tiêu thụ rau an toàn

STT Nội dung điều tra Ý kiến của tiểu thương Số người

Tỉ lệ (%)

1 Nguồn gốc rau từ

Rau Quế được lấy tại chợ đầu mối 2 12,0 Từ nông dân và nguồn rau tại Đà Lạt 1 6,0 Tại vùng rau an toàn Nghĩa Dũng 1 6,0

2 Nhập rau từ

Đầu mối Quảng ngãi 7 46,7 Chợ đầu mối Nghĩa Chánh 4 24,0 Siêu thị Coopmax 2 12,0 Siêu thị Thành Nghĩa 2 12,0

3

Sản phẩm có đảm bảo an toàn không? Vì sao

Vì rau đi mua lại tại các vườn rau 11 73,5 Vì rau mua tại các chợ đầu mối 2 12,0 Vì rau mua đi bán lại 2 12,0

4

Biện pháp xử lý nào nhằm kéo dài thời gian bảo quản

Rau thu mua và bán mỗi ngày 15 100

5

Nguồn rau an toàn mà anh chị đang bán chủ yếu là Mướp, khổ qua 11 73,3 HTX rau tại Đà Lạt 1 6,0 HTX rau Nghĩa Dũng 1 6,0 6 Thông tin in trên bao bì

Bao ni lông sạch, không có nhãn in 5 33,4 Bao bì bình thường 2 12,0 Bao ni lông ghi nơi sản xuất 4 24,0

7

Cơ sở để cho rằng quy trình xử lý rau đã đảm bảo an toàn

Không rõ quá trình sản xuất 1 6,0 Vì rau mua bán hàng ngày 8 48,0 Tin vào người cung cấp 1 6,0 Bảo quản ngăn lạnh 1 6,0

STT Nội dung điều tra Ý kiến của tiểu thương Số người

Tỉ lệ (%)

8

Công đoạn nào cần đặc biệt chú ý để rau đảm bảo an toàn

Rau không còn chất độc hóa học 1 6,0 Rau không phun thuốc 2 6,0 Rau không dập nát và sạch 5 33,4 Không phun thuốc kích thích trong

khi sản xuất, bảo quản rau 1 6,0

9

Biện pháp để nâng cao sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm rau

Có người giới thiệu chất lượng rau 2 6,0 Rau có bao bì 1 6,0 Chất lượng rau, đảm bảo đúng rau an

toàn 2 12,0

Rau sạch, không tồn dư chất 9 53,4 Sản xuất đúng quy trình rau an toàn 1 6,0

10

Điều kiện kèm theo để có thể tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

Nơi sản xuất, bao bì, xuất xứ, thông

tin rõ ràng 8 48,0

Giá cả 4 24,0

Chất lượng rau 2 12,0 Có vùng sản xuất rau, bao bì đẹp,

Bảo quản đúng vệ sinh 4 24,0 Công đoạn cần đặc biệt chú ý để đảm bảo chất lượng là câu hỏi mà tôi quan tâm khi điều tra các tiểu thương phần đông các tiểu thương đều nêu ra ý kiến là rau không dập nát và quan trọng nhất ở khâu sản xuất, bảo quản rau, bên cạnh đó một phần nhỏ các hộ cho rằng công đoạn cần đặc biệt chú ý để đảm bảo chất lượng có 12,0% rau không phun thuốc, 32,4% tiểu thương cho rằng các chất độc hóa học và không phun thuốc kích thích đó mới là công đoạn cần đặc biệt chú ý.

Về biện pháp nâng cao sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm: Đây là một chiến dịch quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhưng phần đông các tiểu thương 53,4% cho rằng cơ bản chất lượng vẫn là quan trọng hơn cả, việc cửa hàng bán rau sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, bên cạnh đó một phần nhỏ các tiểu thương lại cho rằng sức tiêu thụ của sản phẩm cần nhờ

vào người giới thiệu chất lượng rau, về bao bì chứa rau và một quy trình sản xuất rau an toàn chặt chẽ sẽ thu hút người tiêu dùng lâu dài.

Điều kiện kèm theo để có thể tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, yếu tố này là bao gồm các điều kiện để người tiêu dùng chấp nhận trả tiền mua sản phẩm với giá họ cảm thấy vừa lòng. Điều tra 15 hộ nông dân thì có 48,0% tiểu thương cho rằng rau, rau có bao bì xuất xứ, thông tin rõ ràng, bên cạnh đó còn có một số ý kiến lại cho rằng nơi sản xuất ra sản phẩm rau an toàn đó là một điều kiện kèm theo quan trọng, người mua khi được thấy tận mặt nơi sản xuất như thế nào để họ yên tâm về một sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng trước khi quyết định gắn bó lâu dài với sản phẩm mà họ tiêu dùng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)