Các giải pháp kỹ thuật đã áp dụng tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 50)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3. Các giải pháp kỹ thuật đã áp dụng tại địa phương

3.1.3.1. Thời vụ gieo trồng

Rau là cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm (thị trường tiêu thụ, nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu thời tiết…). Trong những điều kiện thuận lợi cây rau có khả năng phát triển được quanh năm trên những chân đất luân canh khác nhau, tuy nhiên rau vẫn được chia thành 2 vụ chính trong năm đó là Đông Xuân và Hè Thu.

Bảng 3.3. Thời vụ trồng một số loại rau ở Quảng Ngãi

STT Loại rau

Các tháng trong năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

1 Xà lách + + + + - - - - + + + + 2 Rau cải + + + + - - - - + + + + 3 Dưa + + + + - - - - - - - + 4 Hành lá + + + - - - - - - + + + 5 Mướp đắng + + + - - - - - - + + + 6 Rau gia vị + + - - - - - - + + + + 7 Đậu đỗ + + + + - - - - + + + + 8 Cà các loại + + + - - - - - - + + +

Nguồn: Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Vụ Đông Xuân: Được coi là vụ sản xuất chính với các điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau. Đầu mùa mưa, nguồn nước dồi dào, thời gian thu hoạch vào dịp trước và sau tết nên thị trường tiêu thụ rất lớn được chia theo thời gian gieo trồng như sau:

Vụ sớm gieo trồng từ tháng 8, 9; chính vụ gieo từ tháng 10 đến tháng 11 và vụ muộn gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 1.

Thời gian thu hoạch vụ Đông Xuân kéo dài từ trước và sau tết âm lịch. Về cơ cấu các loại rau trồng vụ này rất đa dạng và phong phú bao gồm: Cà chua, hành tây, hẹ, xà lách, dưa leo, đậu quả, cà dĩa, cải các loại và các loại rau gia vị khác…

- Vụ Hè Thu: Được trồng trong thời gian không thuận tiện về thời tiết (nắng nóng kéo dài, nguồn nước hạn chế…), quy mô diện tích cũng như chủng loại các loại rau cũng bị thu hẹp. Thời gian gieo trồng của vụ này thường bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 (chính vụ), và tháng 7 - 8 (trái vụ), thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Các loại rau chính gồm: Rau cải các loại, xà lách, rau đay, mồng tơi, bầu bí, mướp…

- Các loại rau quả có thời gian trồng và cho sản phẩm cả năm là rau muống, rau ngót, rau má, khoai sọ, mướp đắng….

3.1.3.2. Chế độ đầu tư

Qua điều tra khảo sát thực tế tại các hộ trồng rau trên địa bàn của vùng dự án cho thấy các loại rau có yêu cầu đầu tư chăm sóc rất cao so với các loại cây trồng khác cụ thể:

- Phân hữu cơ: đầu tư trung bình từ 12-15 tấn/ha (các loại phân bò, phân gà hoai mục) được bón lót trước khi gieo trồng.

- Phân vô cơ: Bón lót NPK từ 150 -200 kg/ha tuỳ theo từng loại rau. Bón thúc 1- 5 lần gồm các loại Urê, Vi sinh, NPK, SA….).

- Chi phí thuốc trừ sâu từ 500.000 -1.500.000 đồng, phụ thuộc vào các loại rau và thời vụ các loại rau trong năm.

- Chi phí công lao động trung bình từ 250 -400 công/ha.

3.1.3.3. Chế độ luân canh

* Vùng chuyên canh:

- Rau cải xanh - xà lách - rau thơm - đậu các loại. - Rau cải dưa - cà chua - xà lách.

- Rau cải các loại - xà lách - đậu bắp…

- Các loại rau chuyên canh: muống, mướp, rau ngót, bầu bí, mướp đắng… * Vùng luân canh:

- Đất 1 vụ lúa Đông Xuân - Màu - Rau.

- Đất 1 vụ lúa Đông Xuân - Rau Dưa các loại. - Đất trồng Ngô - Rau…

3.1.3.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tại các vùng trồng rau chuyên canh do hệ số sử dụng đất cao, thời vụ trải đều nên trên đồng ruộng hầu như có cây trồng quanh năm đã tạo nguồn lực thức ăn liên tục cho các loại sâu và tạo sự di chuyển của bướm ngày càng mạnh từ ruộng sắp thu hoạch sang ruộng mới trồng, do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng thuốc thường xuyên. Theo kết quả điều tra thực tế trên địa bàn trồng rau cho thấy trong một chu kỳ trồng rau thời gian từ 70-80 ngày người nông dân phải phun thuốc từ 7-10 lần với các loại thuốc khác nhau để phòng trừ nhiều loại sâu bệnh, lượng thuốc được sử dụng ước tính từ 4-5 kg a.i/ha. Một số loại thuốc trừ sâu đã bị cấm nhưng vẫn còn một số ít bà con nông dân sử dụng như Wofatox, Monitor. Mặt khác, thời gian cách ly an toàn từ lần phun cuối cùng đến thu sản phẩm không được quan tâm. Theo điều tra khoảng 70% số người được hỏi khẳng định sản phẩm rau của họ bán trên thị trường được thu hoạch với thời gian cách ly phổ biến là 3 ngày không phân biệt các loại thuốc trừ sâu.

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên một số loại rau, đậu đỗ và cà chua tại thành phố Quảng Ngãi Năm 2015

Hoạt chất và các loại thuốc sử dụng phổ biến để trừ sâu

Hoạt chất và các loại thuốc sử dụng phổ biến để trừ bệnh

Hoạt chất Tên thương mại Hoạt chất Tên thương mại Hóa học, 10 hoạt chất (67%) Hóa học, 13 hoạt chất (72%)

Trichlofon Ofatoc 400WP; Azoxystrobin 200g/l+ Difennoconazole 125 g/l Amistar Top 325SC Imidacloprid

Confidor 100Sl; Difenoconazole Score 250EC Ammate 30WDG

Mancozeb

Dithane 80WP

Cypermethrin SecSaigon10ME; Mancozeb 80WP

Indoxacarb. Ammate 150SC; Metalaxyl Mataxyl 500WDG

Fipronil

Tango 50SC Oxolinic acid Starner 20WP. Regent 800WG Propined Antracol 70WP.

Imidacloprid

Confidor 100Sl; Zineb Zithane Z 80WP Admire 200OD Copper Hydrocide Champion 57.6DP Thiamethoxam Actara 25WG Copper Oxychloride COC 85 WP

Spinosad Success 25SC; Chlorothalonil Daconil 75WP, 500SC

Hoạt chất và các loại thuốc sử dụng phổ biến để trừ sâu

Hoạt chất và các loại thuốc sử dụng phổ biến để trừ bệnh

Hoạt chất Tên thương mại Hoạt chất Tên thương mại

Metalaxyl 18%+Copper oxychloride 50%; Viroxyl 58BTN Copper oxychloride 45%; +Kasugamycin 2% NewKasuran 16.6BTN Metalaxyl –M40g/kg + mancozeb 640 g/kg; RidomilGold 68WG; Carbendazim 6% + Mancozeb 74% DupontTM Delsene 80WP

Sinh học, 3 hoạt chất (20%) Sinh học, 4 hoạt chất (22%)

Emamectin Proclaim 1.9EC Kasugamycin NewKasuran 16.6BTN Mapwinner 5WG

Dy lan 2EC Kasugacin 2L

Eagle 20EC Ningnamycin Commos 2SL

Siusau super 1.9EC. Steptomylcin sulfate Kaicin 100 WP Abamine 1.8 EC ; Validamycin A Valydacin 3SL Abamectin Abatin 1.8 EC, Abatimec1.8EC Dibamec 1.8EC Matrine Sokupi 0.36AS

Vi sinh, 2 hoạt chất (13%) Vi sinh, 1 hoạt chất (6%)

Bacillus thuringiensis

Vi-BT 32000WP

Bacillus subitilis Biobac 50WP Vi-BT 1600WP;

Xentari 15EC; Dipel 3.2WP; Virut 104+

Bacillusthuringiensis V-BT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 46 - 50)