Tổ chức sản xuất, tiêu thụ và bảo quản rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 54)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.5. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ và bảo quản rau

3.1.5.1. Tổ chức sản xuất

Việc sản xuất rau xanh hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung luôn luôn biến động chạy theo số lượng để đáp ứng theo nhu cầu tiêu dùng là chính, chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm (trừ 1 số ít diện tích rau sản xuất an toàn). Tuy đã hình thành được một số vùng chuyên canh nhưng sản xuất hoàn toàn một cách tự phát, sản xuất theo các phương pháp cổ truyền, quy trình kỹ thuật áp dụng không thống nhất, cơ cấu và chủng loại rau biến động theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Tuy hiện nay tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quan tâm khuyến khích người dân tiến hành sản xuất theo hướng sản xuất rau an toàn nhưng chỉ mới ở bước khởi động. Do đó, quy mô chưa rộng, hiệu quả đạt được là chưa cao so với tiềm năng của tỉnh.

3.1.5.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhu cầu rau xanh hiện nay trên địa bàn của vùng dự án là rất lớn, theo số liệu thống kê năm 2007 thì toàn tỉnh hiện nay có 10.884 ha rau các loại với tổng sản lượng là 168.401 tấn. So với nhu cầu hiện tại thì đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng rau xanh nội tỉnh. Tuy nhiên, sản lượng rau sản xuất ra có chất lượng theo đánh giá chung là ít đảm bảo, đặc biệt là tỷ lệ rau an toàn chiếm rất thấp. Do đó, hàng năm mặc dù sản lượng rau của tỉnh là rất lớn nhưng tại thành phố Quảng Ngãi, Khu công nghiệp Dung Quất, ViSip phải nhập một lượng rau rất lớn từ các tỉnh bạn như Lâm Đồng, Quảng Nam …

Thị trường thành phố Quảng Ngãi, các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là nơi tiêu thụ chính của tỉnh với các hệ thống chợ trung tâm và các chợ nhỏ thuộc các phường trong thành phố. Qua điều tra khảo sát tình hình tiêu thụ rau tại trung tâm chợ Quảng Ngãi hàng ngày từ 4-6 giờ sáng tất cả các phương tiện vận chuyển rau tập kết hàng để các chủ rau nhận hàng, sau đó phân phối lại cho các quần bán lẻ của các chợ

tiêu thụ hàng ngày. Đối với các loại rau được trồng tại địa phương thì phương tiện vận chuyển là phương tiện thô sơ và các loại xe cơ giới nhỏ. Còn đối với rau nhập từ các tỉnh khác được vận chuyển bằng ô tô tải. Trung bình hàng ngày tại chợ trung tâm lượng rau được tiêu thụ từ 30 - 40 tấn rau quả các loại .

Trên cơ sở kết quả điều tra mức tiêu thụ rau trung bình/năm/đầu người tại thành phố Quảng Ngãi và khu công nghiệp Dung Quất, ước tính tình hình tiêu thụ rau và cân đối trên địa bàn những năm qua như sau:

Mức tiêu thụ rau của thành phố Quảng Ngãi hiện nay là 25.347 tấn, tăng bình quân 8,47%/năm. Còn của Khu vực khu kinh tế Dung Quất là 4.402 tấn tăng bình quân 4,77%/năm.

Bảng 3.8: Thực trạng sản xuất – tiêu thụ rau tại thành phố Quảng Ngãi và khu Kinh tế Dung Quất

Năm

Thành phố Quảng Ngãi Khu công nghiệp Dung Quất

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2002 825 20,5 16.927 425,3 8,2 3.487 2003 821 18,8 15.398 430 8,4 3.612 2004 980 24,6 24.073 435 8,5 3.698 2005 1.010 24,6 24.851 430,6 8,7 3.746 2006 930 22,8 21.160 431,4 8,8 3.813 2007 1.010 25,1 25.347 471,4 9,3 4.402 Tăng bình quân (%) 4,13 4,11 8,41 2,08 2,63 4,77

Nguồn: Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Quảng Ngãi.

Với sản lượng rau hiện có của tỉnh thì đủ khả năng đáp ứng về số lượng. Tuy nhiên xét về chất lượng rau cũng như nhu cầu về rau an toàn thì khả năng đáp ứng hầu như không đáng kể. Hiện tại hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi cũng như khu kinh tế Dung Quất vẫn phải nhập 1 lượng rau rất lớn từ Đà Lạt, Quảng Nam và các tỉnh lân cận khác … Do đó, cần xây dựng các phương án phát triển cũng

như quy hoạch các vùng phát triển rau an toàn trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nâng cao hơn khả năng cung ứng rau an toàn cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

3.1.5.3. Thu mua

Qua khảo sát tại các chợ nông thôn, chợ thị trấn các huyện và chợ tại thành phố Quảng Ngãi, tổ chức tiêu thụ rau hiện nay có 2 hình thức là:

- Tư thương thu mua từ người sản xuất bán buôn cho các “sạp” chuyên bán lẻ rau tại các chợ, đây là hình thức chủ yếu. Hình thức này người sản xuất bán cho tư thương thấp hơn giá bán lẻ tại chợ 20 - 25%.

- Người trồng rau trực tiếp mang ra chợ “lộ thiên” bán cho người tiêu dùng, hình thức này đối với các hộ trồng rau có nhiều lao động, không có ngành nghề; hoặc khi thời vụ nông nhàn.

Hiện nay, tại các chợ chưa có các cửa hàng hoặc sạp chuyên bán rau an toàn có bảng hiệu và hàng hoá có nhãn mác được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận. Vì vậy, sản phẩm rau an toàn từ các mô hình thí điểm được bán chung với các loại rau truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)