TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU NÔNG HỘ THÔNG QUA ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 55)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU NÔNG HỘ THÔNG QUA ĐIỀU TRA

Điều tra về diện tích đất sử dụng tại một số hộ gia đình tại một số huyện tại Quảng Ngãi, kết quả đã cho thấy diện tích các loại đất khác lớn gấp gần hai lần so với tổng diện tích đất (đất nông nghiếp, đất thổ cư, đất trồng rau). Trong tổng số diện tích đất, diện tích đất nông nghiệp có 1477,5m2 chiếm 67,5 % với diện tích lớn nhất, tiếp đến là diện tích trồng rau trung bình của 59 hộ là 726,9m2

chiếm 33,2%. Diện tích đất trồng rau chiếm trung bình trong tổng diện tích đất, tuy nhiên diện tích đó có mức trung bình khá cao so với rất nhiều các vùng khác trong mỗi hộ gia đình.

Bảng 3.9: Đất được cấp quyền sử dụng tại một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi

Chỉ tiêu điều tra Đơn vị tính Trung bình SE Min Max

Tổng diện tích đất m2 2189,0 345,54 200,0 15000,0 Đất thổ cư m2 524,8 130,71 200,0 3000,0 Đất nông nghiệp m2 1477,5 158,61 200,0 5000,0 Đất trồng rau m2 726,9 115,63 200,0 6000,0 Đất khác m2 4100,0 2970,13 800,0 13000,0

Đầu tư trồng rau 2015

Diện tích rau m2 587,5 35,85 200,0 1200,0 Giống Kg 120,6 29,33 20,0 990,0 Phân chuồng Kg 378,7 29,46 100,0 1000,0 Phân vô cơ Kg 416,2 49,04 50,0 1200,0 Thuốc BVTV Kg 185,0 18,69 50,0 500,0 Phí thủy lợi Kg 131,8 8,66 40,0 300,0 Thuê máy Kg 292,3 66,98 60,0 2000,0 Thuê lao động Kg 457,1 106,76 100,0 1600,0 Lao động gia đình Kg 1360,0 119,23 200,0 3000,0 Tổng chi Kg 2600,0 183,87 400,0 4830,0 Năng suất Kg/sào 984,5 111,80 300,0 2000,0 Sản lượng Kg 1290,8 232,02 200,0 7000,0 Giá bán Nghìn đồng 7,4 0,92 2,0 30,0 Thành tiền Nghìn đồng 5949,0 547,05 500,0 15600,0

Lượng phân bón mà gia đình sử dụng

Phân đạm Kg/sào 25,3 2,38 10,0 80,0 Lân Kg/sào 30,0 2,20 10,0 50,0 Kali Kg/sào 14,2 0,99 5,0 25,0 Phân chuồng Tạ/sào 4,2 0,14 2,0 6,0 Phân vi sinh Kg/sào 22,1 13,27 5,0 100,0

Đầu tư trồng rau: Chí phí để trồng rau cần rất nhiều các thành phần khác nhau, bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thủy lợi, thuê máy, thuê lao động và nhiều chi phí khác về vật ư vật liệu. Trong các loại chi phí đầu tư cho trồng rau, có chi phí công lao động là lớn nhất, tiếp đến là chi phí phân bón bao gồm phân hóa học, phân chuồng, phân vô cơ...còn các chi phí khác trung bình tự 120,6 nghìn cho tới 292,3 nghìn/ 500m2.

Tổng chi phí trung bình cho 500m2 rau trồng là 2.600.000 nghìn, với năng suất 984,5 kg/sào. Với giá bán trung bình 7,4 nghìn đồng/kg rau, người trồng rau đã thu được lợi nhuận trùng bình mỗi sào là 5.949.000 đồng/500m2, số tiền thu được cao gấp đôi so với chi phí sản xuất, kết quả đã cho thấy trồng rau lợi nhuận rất cao so với rất nhiều cây trồng khác.

Lượng phân bón mà gia đình sử dụng: mỗi gia đình chọn lựa những loại sản phẩm phân bón khác nhau , tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy phân đạm mỗi gia đình trung bình sử dụng khoảng 25,3%, lượng lân được sử dụng trung bình 30kg/sào 500m2, lượng kali là 14,2kg/sào ;lượng phân chuồng sử dụng bón lón là lớn nhất, trung bình cứ 500m2 thì người trồng rau bón lót khoảng 4,2 tạ phân chuồng. Phân vi sinh được sử dụng nhiều trong quá tình trồng rau, điều này chứng tỏ người dân đã rất quan tâm tới việc hướng tới sự thân thiện với môi trường, và phát triển an toàn cho cây rau, an toàn cho người sử dụng.

Điều tra về nguồn gốc kiến thức trồng rau: Quá trình điều tra về kiến thức trồng ra, kết quả cho thấy rau khi được hỏi gia đình có được tập huấn về kiến thức trồng rau, có đến 49 hộ/ 50 hộ trả lời rằng họ hoàn toàn không được tập huấn về Việt GAP, do đó kiến thức trồng rau cơ bản là do người dân trồng theo kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau hoặc tìm hiểu thông tin từ các phương tiện truyền thông, chỉ có duy nhất 2% người được hỏi họ có được tập huấn về trồng rau an toàn là như thế nào.

Nguồn vốn sản xuất: 100% các hộ trồng rau được điều tự túc nguồn vốn khi sản xuất, họ sử dụng vốn bằng cách xoay vòng vốn từ vụ này qua vụ khác hoặc tích lũy sản phẩm. Việc sử dụng nguồn vốn là một dấu hiệu cho thấy nghề sản xuất rau khá ổn định và có thể mang lại kinh tế ổn định cho người dân.

Bảng 3.10: Công tác tập huấn, vốn vay và sử dụng phân bón tại một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi.

STT Nội dung điều tra

Không

Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % 1 Có được tập huấn về trồng rau

Việt GAP 1 2,0 49 98,0

2 Có vay vốn sản xuất rau an toàn 0 0,0 50 100

3 Có sử dụng phân bón lá khi

trồng rau an toàn 28 56,0 12 24,0 Sử dụng phân bón lá trong sản xuất: có đến 28 hộ gia đình/ 50 hộ chiếm 56% hộ gia đình có sử dụng phân bón lá trong quá trình sản xuất, đồng thời theo kết quả ở Bảng 3.11 cho thấy lượng phân bón vi sinh được sử dụng một lượng khá lớn trung bình 22kg/sào. Phân bón vi sinh là loại phân bón dựa trên cơ chế hoạt động của các loại vi sinh vật sống bao gồm nấm, vi khuẩn tác động và đất, cây trồng và thể hiện tính đối kháng với các sinh vật gây hại, giúp cây trồng phát triển tốt và kháng sâu bệnh tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số hộ gia đình cũng chưa biết đến việc sử dụng phân bón vi sinh chiếm 24%.

Kế hoạch, định hướng phát triển cây rau là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà mỗi gia đình muốn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kế hoạch sản xuât rau bao gồm về diện tích trồng, mùa vụ, thời vụ, giống, phân bón, nước và chế độ chăm sóc, thu hoạch và rất nhiều vấn đề khác. Thực hiện được một quy trình hoàn chỉnh sẽ giúp cho quá trình sản xuất rau mang lại hiệu quả kinh tế và xử lí được những sự cố có thể gặp do tác động từ bên ngoài.Vì những lí do đó chúng tôi tiến hành điều tra về vấn đề này tại 59 hộ gia đình và kết quả ở bảng trên đã thể hiện rất rõ:

Định hướng phát triển cây rau của các hộ gia đình: Kết quả cho thấy các gia đình chỉ muốn giữ nguyên diện tích chiếm một phần lớn 23/59 người với tỉ lệ 46%, trong khi đó số người muốn tăng diện tích chỉ chiếm 7/59 người với 14,0% , đồng thời bên cạnh đó một số hộ lại muốn tăng năng suất rau nhưng cũng chỉ chiếm 12,0%, tỉ lệ này gần tương đương với tỉ lệ số hộ muốn tăng diện tích và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ các hộ muốn giữ nguyên diện tích. Tuy nhiên vẫn có một phần nhỏ chiếm 2,0% hộ gia đình lại không muốn thay đổi những vấn đề trên mà họ chỉ muốn tăng chất lượng sản phẩm của họ, để sản phẩm chất lượng hơn và giá cả ổn định hơn.

Bảng 3.11: Đất trồng, giống và nước tưới tại nông hộ ở một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi.

STT Nội dung điều tra Chỉ tiêu điều tra Số người Tỉ lệ %

1

Định hướng phát triển cây rau trong thời gian tới

Tăng diện tích 7 14,0 Giữ nguyên diện tích 23 46,0 Tăng năng suất 6 12,0 Tăng chất lượng rau 1 2,0 2 Lượng rau sản xuất so

với nhu cầu tiêu thụ

Đủ 5 10,0

Thiếu 45 90,0

3 Nguồn tiêu thụ rau Bán ở chợ 29 58,0 Bán cho người thu gom 17 34,0 4 Lí do gia trồng rau

Nhu cầu thị trường 30 60,0 Mùa vụ thích hợp 11 22,0 Lí do khác 6 12,0 5 Biện pháp xử lí đất trước gieo trồng Phơi ải 36 60,0 Bón vôi 41 68,3 Xử lí thuốc 4 2,0 Biện pháp khác 3 4,0

6 Nguồn nước tưới rau

Nước máy 2 4,0

Nước giếng 37 74,0

Nước ao 7 14,0

Nước sông 1 2,0

7 Nguồn giống rau mua tại

Mua tại công ty 26 52,0 Mua tại chợ 12 24,0 Tự giữ giống 6 12,0 Đi xin 1 2,0 Nguồn khác 1 2,0 8 Nguồn gốc giống Có bao bì, có nguồn gốc 36 72,0 Có bào bì không có nguồn gốc 3 6,0 Không có bao bì nguồn gốc 5 10,0

9 Biện pháp xử lí giống trước khi gieo

Bằng thuốc 1 2,0 Bằng nước ấm 12 24,0 Biện pháp khác 18 36,0 Không xử lí 11 22,0

Điều tra về vấn đề lượng rau gia đình sản xuất liệu có đủ cung cấp nhu cầu tiêu thụ chưa: Kết quả cho thấy có đến 45/50 hộ chiếm tỉ lệ 90,0% số hộ cho rằng họ chưa thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại vùng, chỉ có một phần nhỏ các hộ gia đình cho rằng họ sản xuất cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ với tỉ lệ 5/50 hộ chiếm 10,0%. Điều này chứng tỏ rau mà các hộ nông dân sản xuất đang tiêu thụ rất mạnh và sản xuất có đầu ra tại các địa điểm họ bán trong các vùng.

Vậy rau các hộ trồng được bán tại ở đâu: có 29/60 hộ bán tại trực tiếp ở chợ chiếm 58,0 %; tuy nhiên có 17/60 hộ sản xuất rau thường xuyên bán cho người thu gom, họ không có thời gian và không có người để đem ra chợ bán, có một số hộ lại sản xuất với nhiều sản phẩm rau nên họ không thể ra chợ bán hoặc rau của các hộ đa dạng nên phải thu thường xuyên nên họ phải nhập cho thương lái, tỉ lệ này chiếm 34,0%.

Lí do các hộ gia đình trồng rau: Cơ bản là vì nhu cầu thị trường, tức nguồn cầu tăng cao thì đẩy nguồn cung phát triển, vì lí do này có đến 60,0% các hộ trồng rau. Tuy nhiên có một phần các hộ gia đình chiếm 22,0% lại cho rằng nhờ vào mùa vụ thích hợp cho cây rau nên họ mới sản xuất nhiều sản phẩm rau. Ngoài ra thì có một phần nhỏ các hộ nhờ các lí do khác mà họ trồng rau, chẳng hạn như đất đai, thời tiết, điều kiện kinh tế.

Biện pháp xử lí đất trước khi gieo: Là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình làm đất, việc xử lí đất sẽ giúp diệt các vi sinh vật gây hại cho cây trồng, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và tăng độ tơi xốp cho đất. Phần lớn các hộ sử dụng đồng thời hai biện pháp phơi ải đất và bón vôi diệt khuẩn, trong đó tỉ lệ các hộ sử dụng biện pháp bón vôi chiếm 68,3% và cả biện pháp phơi ải chiếm 60,0% . Tỉ lệ các hộ xử lí thuốc và sử dụng các biện pháp khác rất nhỏ, chỉ chiếm từ 2,0 - 4,0%.

Sử dụng nguồn nước tưới cho cây trồng: Nguồn nước là nguồn năng lượng cây cầy hàng ngày, vì trong nước có chứa muối khoáng và một số tạp chất tốt cho cây trồng, đồng thời nước cũng là dung môi hòa tan các chất, các phản ứng hóa học. Kết quả điều tra các hộ gia đình cho thấy 74,0% các hộ gia đình sử dụng nước giếng làm nguồn nước tưới cho rau, đây là một nguồn nước khá sạch và an toàn cho rau, chỉ có một phần nhỏ các hộ dùng nước ao để tưới, chiếm 14,0%, và có 4,0% số hộ dùng nước máy để tưới.

Về vấn đề mua giống: Tỉ lệ người mua giống ở các công ty là nhiều nhất chiếm 52,0%, tiếp đến là tỉ lệ người mua tại chợ là 24,0% chỉ gần bằng một nửa so với lượng người mua ở công ty. Tỉ lệ các hộ tự giữ giống (12,0%) và đi xin giống (2,0%) là rất ít. Nguồn gốc, bao bì của hạt giống: Đó là một trong những lí do khiến cho tỉ lệ các hộ mua hạt giống tại các công ty và chợ là phần lớn. Có đến 36/60 hộ chiếm tỉ lệ 72,0% mua hạt giống có bao bì, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn số hộ mua giống có

bao bì nhưng không có nguồn gốc hoặc không có cả bao bì và nguồn gốc chỉ chiếm từ 6,0% - 10,0%.

Về biện pháp xử lí giống: Có rất nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào loại hạt giống và điều kiện gieo trồng. Kết quả bảng trên cho thấy số hộ xử lí bằng nước ấm chiếm 24,0%, trong khi đó số hộ áp dụng các biện pháp khác chiếm đến 36,0%. Tỉ lệ hộ không xử lí cũng chiếm một phần lớn 22,0%. Tuy nhiên rất ít hộ xử lí hạt giống bằng thuốc, chỉ chiếm một phần nhỏ 2,0%.

Phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây rau trong suốt quá trình phát triển, phân bón gồm các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh.. mỗi loại phân có bổ sung cho cây những nguyên tố dinh dưỡng cần thiết, phục vụ cho cây trồng. Bón đúng và đủ lượng phân bón cho một cây trồng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bên cạnh đó thời điểm bón phân cũng hết sức quan trọng.

Qua quá trình điều tra 59 hộ gia đình trồng rau, kết quả ở Bảng 3.13 cho thấy: Loại phân bón mà các hộ sử dụng: 100% tỉ lệ các hộ gia đình đều bón phân hóa học và cả phân chuồng trong quá trình trồng rau, bên cạnh đó có một số hộ còn sử dụng thêm cả phân vi sinh trong quá trình phát triển của cây, có 3/59 hộ điều tra chiếm 6,0%.

Bảng 3.12: Tình hình sử dụng phân bón và quản lý dịch hại rau ở các nông hộ tại một số địa phương thuộc các huyện Tư Nghĩa, Đức Phổ, Bình Sơn

và thành phố Quảng Ngãi.

STT Nội dung điều tra Chỉ tiêu điều tra Số người Tỉ lệ %

1 Loại phân bón sử dụng để bón cho rau Phân hóa học 50 100,0 Phân chuồng 50 100,0 Phân vi sinh 3 6,0 2 Dạng phân mà gia đình sử dụng

Phân chuồng (ủ hoai/ không ủ) 49 98,0 Phân hóa học - - Phân vi sinh - -

Phân bón lá - -

3

Lần cuối sử dụng phân chuồng trước thu hoạch

Trước 2 - 5 ngày 0 - Trước 6 - 10 ngày 3 6,0 Trước 11 - 15 ngày 18 36,0 Trước 15 ngày 21 42,0

STT Nội dung điều tra Chỉ tiêu điều tra Số người Tỉ lệ %

4

Lần cuối sử dụng phân xanh trước thu hoạch Trước 2 - 5 ngày - - Trước 6 - 10 ngày - - Trước 11 - 15 ngày - - Trước 15 ngày 1 2,0 5 Lần cuối sử dụng phân bắc trước thu hoạch Trước 2 - 5 ngày - - Trước 6 - 10 ngày - - Trước 11 - 15 ngày - - Trước 15 ngày 1 2,0 6 Lần cuối sử dụng phân hóa học trước thu hoạch Trước 2 - 5 ngày - - Trước 6 - 10 ngày 5 10,0 Trước 11 - 15 ngày 11 22,0 Trước 15 ngày 27 54,0 7 Lần cuối sử dụng phân vi sinh trước thu hoạch Trước 2 - 5 ngày - - Trước 6 - 10 ngày - - Trước 11 - 15 ngày - - Trước 15 ngày 6 12,0 8 Số lần sử dụng phân bón lá trong một lứa 1 5 10,0 2 13 26,0 3 3 6,0 4 5 10,0 5 3 6,0 9 Biện pháp phòng trừ sâu bệnh khi trồng rau an toàn Phun thuốc 38 76,0 Biện pháp khác 3 6,0 Không phòng trừ 1 2,0 10 Biện pháp phòng trừ cỏ dại Phun thuốc 10 20,0 Nhổ bằng tay 13 26,0 Cuốc xới 19 38,0 Che phủ đất 4 8,0

Dạng phân mà các hộ gia đình sử dụng: Phân chuồng là loại phân thường được sử dụng để bón lót cho cây trồng, hầu hết các hộ gia đình (98,0%) đều sử dụng phân chuồng dưới dạng ủ hoai để bón cho cây trồng, còn các loại phân khác thì được bón chia theo từng giai đoạn trong quá trình phát triển của cây trồng, được bón trực tiếp hoặc hòa vào nước để tưới lên cho cây trồng.

Lần cuối sử dụng các loại phân bón trước bao nhiêu ngày: Kết quả bảng trên cho thấy, trước 2 - 5 ngày không có hộ gia đình nào bón phân cho cây nữa, giai đoạn đó là giai đoạn sắp thu hoạch nếu bón có thể gây dư thừa đạm trong sản phẩm, đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)