3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.5.6. Thực trạng cơ sử hạ tầng và nguồn nhân lực
2.5.6.1. Giao thông, điện, thủy lợi
Vùng sản xuất rau tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã vùng ven thành phố Quảng Ngãi, các xã ven các thị trấn lớn của các huyện và quanh các khu công nghiệp…là những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
- Về giao thông: 100% các xã, phường trong vùng dự án đều có đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm các xã và trung tâm các thôn trong xã.
Tuyến đường sắt Bắc Nam cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ ... là thuận lợi rất lớn trong việc trao đổi buôn bán hàng hoá trong và ngoài tỉnh.
- Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới quốc gia được hạ thế đến 100% số thôn trên địa bàn các xã, đảm bảo cung cấp nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.
- Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi và kênh mương nội đồng đã được đầu tư xây dựng trong vùng dự án, nhưng đã từ lâu việc phát triển hệ thống kênh mương tưới tiêu phục vụ cho trồng lúa là chủ yếu, còn trồng rau hầu như chưa được quan tâm.Với mạng lưới kênh mương, đặc biệt là hệ thống kênh Thạch Nham thì xét về trữ lượng đủ khả năng đáp ứng cho trồng rau. Tuy nhiên, do kênh thường chảy qua nhiều vùng sản xuất trên toàn tỉnh nên rất khó trong công tác quản lý chất lượng để đàm bảo tưới cho rau (nhất là đối với sản xuất rau an toàn). Do đó, khi phát triển diện tích rau an toàn cần sử dụng nguồn nước giếng khoan để tưới nhằm đảm bảo chất lượng cho rau.
- Hệ thống dịch vụ
Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp trong vùng đã được xây dựng bao gồm:
Dịch vụ kỹ thuật có: Trạm bảo vệ thực vật; phòng Nông nghiệp huyện; các Đơn vị Quản lý Khai thác các công trình Thuỷ lợi Thạch Nham, các Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ.
Dịch vụ cung cấp vật tư, hoá chất, năng lượng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm: Trong vùng có chợ trung tâm thành phố Quảng Ngãi, chợ trung tâm Huyện, chợ các Xã ... với hệ thống các cửa hàng bán phân bón, thuốc BVTV, xăng dầu, sửa chữa cơ khí, thu mua nông sản … và các sạp hàng của các hộ buôn bán rau - quả.
2.5.6.2. Thực trạng nguồn nhân lực
- Dân số, lao động toàn tỉnh: Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007, tổng số người trên địa bàn tỉnh là 1.518.094 người. Trong đó: dân số trong tỉnh là 1.311.445 người chiếm 86,4% tổng số và 206.649 khách du lịch qua tỉnh chiếm 13,6%.
Tổng số lao động tỉnh Quảng Ngãi năm 2007 là 7.219 lao động chiếm 54,3% tổng dân số toàn tỉnh.
- Chất lượng lao động: Nhìn chung, chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày càng được cải thiện. Số lao động được đào tạo ngày càng được nâng cao nhất là lao động phục vụ cho hoạt động các Khu công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.
Riêng đối với lao động Nông -Lâm nghiệp nói chung, lao động trực tiếp tham gia sản xuất rau nói riêng cũng được cải thiện đáng kể, do người dân có truyền thống sản xuất rau, lại được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh nên ngày càng có nhiều mô hình sản xuất rau được xây dựng, số người lao động được chuyển giao các công nghệ sản xuất rau mới ngày càng nhiều do đó chất lượng lao động trong vùng dự án cũng ngày được nâng cao.
Tóm lại, với nền nhiệt độ cao, tổng tích ôn lớn, với nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày (đa dạng các tập đoàn giống, loại giống ...) đặc biệt là cây rau, đậu. Nguồn nước, đất đai, giao thông, nhân lực… đáp ứng được việc sản xuất chuyên canh rau theo mô hình công nghệ cao, sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, thời tiết khí hậu có nhiều biến động phức tạp, các tháng mưa thường có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao nên trong sản xuất rau thường xảy ra nhiều dịch bệnh đặc biệt là các bệnh về thân, củ, sâu hại lá; bão, lũ thường xuyên xay ra; nhân lực chưa qua đào tạo ... ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển rau trên địa bàn. Do đó, để phát triển cây trồng nói chung và cây rau, đậu nói riêng cần có các biện pháp tổng hợp, phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển bền vững và có hiệu quả cao.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU TẠI QUẢNG NGÃI 3.1.1. Phong tục tập quán và truyền thống sản xuất rau
Quảng Ngãi có truyền thống sản xuất rau từ lâu đời với các loại cây trồng truyền thống như các cây họ bầu, bí (Cucurbitaceae), cải xanh, hẹ, cà chua, dưa leo, đậu đỗ các loại, rau muống, mướp đắng … Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất và phát triển ngành trồng rau tại địa phương chịu ảnh hưởng lớn của nền sản xuất tự cung tự cấp gắn liền với tập quán sản xuất nhỏ nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Đặc điểm chung của truyền thống canh tác này là:
- Phát triển một cách tự phát, quy mô nhỏ, manh mún, chế độ chăm sóc còn mang nặng tính cổ truyền, sử dụng mọi nguồn nước có thể khai thác để tưới rau.
- Việc phòng trừ sâu bệnh còn sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, liều lượng phun lớn dẫn đến nhiều loại sâu xuất hiện tình trạng kháng thuốc nên hiệu quả phòng chống sâu bệnh thấp, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng rau.
- Giống để sản xuất rau hàng năm chủ yếu do người dân tự túc tại địa phương hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, do vậy không có khả năng kiểm soát được nguồn bệnh và là yếu tố hạn chế đến năng suất và chất lượng rau hiện có.
Thời gian gần đây, do nhu cầu về rau trên thị trường khá lớn, việc sản xuất rau đem lại hiệu quả nhất định cho người dân trồng rau nên đã hình thành một số vùng trồng rau tập trung trên địa bàn tỉnh. Tuy sản lượng sản phẩm tạo ra khá lớn nhưng về mặt chất lượng rau còn nhiều hạn chế dư lượng thuốc BVTV cao ... mà nguyên nhân chính là do chưa có một quy hoạch vùng trồng rau cụ thể cũng như chưa có một quy trình kỹ thuật giúp người dân sản xuất các loại rau an toàn. Do đó, không phân định được rau nào là sạch rau nào là không sạch. Điều này dẫn đến giá cả cho các loại rau không thống nhất và hiệu quả sản xuất đạt được là chưa cao.
Với truyền thống sản xuất rau có từ lâu đời là một trong những yếu tố thuận lợi để phát triển các loại cây rau màu trên địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, với phong tục tập quán sản xuất rau hiện nay còn có khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự nhiên và trình độ canh tác. Ngay cả những năm gần đây, mức độ phát triển vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp.
3.1.2. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ và khả năng cạnh tranh
3.1.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau tỉnh Quảng Ngãi
Ngoại trừ một số vùng sản xuất rau chuyên canh ở các phường, xã ven thành phố Quảng Ngãi, còn các vùng ven các thị trấn các huyện trong tỉnh tuy không được coi là ngành sản xuất chính nhưng từ lâu đã hình thành, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhân dân. Rau sản xuất ra được cung cấp cho các chợ ven trong thị trấn và một phần cho thành phố Quảng Ngãi. Diện tích rau được phân bố rải khắp trong vườn các hộ nông dân đến các thửa ruộng chuyên canh rau màu hoặc các thửa ruộng luân canh với các loại cây trồng khác, tạo nên sự đa dạng về chủng loại, phong phú về mùa vụ. Tuy nhiên, việc sản xuất rau hiện nay còn mang tính tự phát nên còn sự chi phối nặng nề của cơ chế thị trường dẫn đến sự biến động về diện tích, chủng loại các loại rau qua một số năm là rất lớn.
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất sản lượng rau của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2005 - 2009 Huyện, thành phố 2005 2007 2009 Diện tích (ha) Sản lượng Diện tích (ha) Sản lượng Diện tích (ha) Sản lượng Các huyện đồng bằng 7.634 112.575 8.985 144.824 9.413 156.517 Các huyện
miền núi, hải đảo 1.391 9.089 1.370 10.415 1.471 11.884
Tổng 9.025 121.664 10.355 155.239 10.884 168.401
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2010
Năm 2005 diện tích gieo trồng rau, đậu toàn tỉnh là 9.025 ha, năng suất bình quân thu được 135 tạ/ha, sản lượng 121.664 tấn. Bình quân rau, đậu thực phẩm/người toàn tỉnh đạt 97 kg/người/năm.
Năm 2007: Diện tích rau, đậu toàn tỉnh đạt 10.355ha, sản lượng 155.239 tấn, năng suất bình quân thu được 150 tạ/ha. Bình quân rau, đậu thực phẩm/người toàn tỉnh đạt 120 kg/người/năm.
Năm 2009: Diện tích rau, đậu toàn tỉnh đạt 10.884 ha, sản lượng 168.401 tấn, năng suất bình quân thu được 155 tạ/ha. Bình quân rau đậu thực phẩm/người toàn tỉnh
+ Giai đoạn 2005-2007: diện tích cũng như sản lượng rau tăng rất nhanh, bình quân giai đoạn này diện tích tăng 4,69%. Do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên giai đoạn này năng suất rau không ngừng tăng lên do đó tăng trưởng về sản lượng rau đạt đến 8,46%.
+ Giai đoạn 2007-2009: do diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, việc phát triển diện tích rau chủ yếu chuyển đổi từ các loại cây trồng khác, do có sự cạnh tranh về diện tích với các cây trồng khác nên giai đoạn này biến động diện tích rau toàn tỉnh ít hơn giai đoạn trước. Về diện tích rau toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng đạt 2,52% và tốc độ tăng trưởng về sản lượng rau toàn tỉnh đạt 2,29%.
3.1.2.2. Tình hình sản xuất rau trong vùng tập trung * Diện tích, năng suất sản lượng rau trong vùng tập trung
Diện tích gieo trồng rau các huyện, thành phố trong vùng dự án năm 2007 là 9.035 ha chiếm 83,01% diện tích rau toàn tỉnh, sản lượng rau thu được 156.517 tấn các loại, chiếm 93,94% sản lượng rau toàn tỉnh. Trong đó, diện tích rau của các xã, phường trong vùng dự án là 2.901ha chiếm 32,04% toàn vùng và sản lượng đạt 53.459 tấn chiếm 34,16% toàn vùng.
So sánh về diện tích rau trong vùng tập trung với diện tích toàn tỉnh thì diện tích gieo trồng chiếm 26,65% (2.901 ha/10.884 ha).
Về sản lượng: Sản lượng rau các xã, phường trong vùng tập trung hiện nay là 53.459 tấn; chiếm 31,74% so với toàn tỉnh.
* Cơ cấu các loại rau
Cơ cấu các loại rau trong vùng tập trung chủ yếu 4 loại chính đó là: Rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và các loại rau gia vị. Tỷ lệ các loại rau qua điều tra thu thập của Phân viện QH&TKNN miền Trung tại các xã, phường theo tỷ lệ Rau ăn lá: Rau củ, rau quả; rau gia vị là: 50%; 15%; 30% và 5% (rau ăn lá: 1.450,5 ha; rau củ: 435,2 ha, rau ăn quả: 870,3 ha; rau gia vị: 145,1 ha). Cụ thể các loại rau như sau:
Bảng 3.2: Cơ cấu các loại rau chính ở Quảng Ngãi
Rau ăn lá Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Rau má 72,5 5
Rau muống 580,2 40
Rau cải, xà lách các loại 797,8 55
Rau ăn củ, quả
Mướp đắng 79,6 6,1
Bầu, bí, mướp 391,6 30
Dưa 456,9 35
Đậu đỗ 365,5 28
Cà các loại 11,7 0,9
Các loại rau gia vị
Hành, ngò 87,1 60
Rau răm 29 20
Ớt 29 20
Nguồn: Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.2.3. Khả năng cạnh tranh
- Về khả năng cạnh tranh sản xuất các loại rau của tỉnh Quảng Ngãi:
+ Các loại rau nguồn gốc nhiệt đới (rau đậu bắp, rau đay, mồng tơi, diếp cá, rau má…) có năng suất, chất lượng cao, chi phí thấp, nên có lợi thế cạnh tranh cao hơn các loại rau này sản xuất tại Đà Lạt và các tỉnh lân cận khác như Quảng Nam, Bình Định.
+ Các loại rau nguồn gốc á nhiệt đới (súp lơ, xà lách, bắp cải…) chỉ sản xuất được 1vụ Đông Xuân, năng suất thấp và bấp bênh, chi phí cao nên sức cạnh tranh kém hơn rau nhập từ Đà Lạt. Vì vậy, về cơ cấu loại rau sau này nên tập trung trồng các loại rau nguồn gốc nhiệt đới là thế mạnh của ngành rau tỉnh Quảng Ngãi.
+ Về thị hiếu tiêu thụ: tỉnh Quảng Ngãi nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng nằm trong vùng khí hậu nắng nóng. Vì vậy, thị hiếu về tiêu thụ các loại rau nguồn gốc nhiệt đới sản xuất tại Quảng Ngãi đa phần có tính mát như rau đay, mồng
tơi, rau má, đậu bắp, dọc mùng, mướp, mướp đắng…, giá cả lại thấp, thường chiếm thị phần khá cao và ổn định.
- Sản xuất rau của tỉnh là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu đời sống tại chỗ và phục vụ khách du lịch. Tốc độ tăng dân số và khách du lịch giai đoạn 2005 – 2010 là 14,6%. So sánh tốc độ tăng sản lượng rau với tốc độ tăng dân số và khách du lịch ta thấy ngành sản xuất rau của tỉnh trong những năm qua vẫn tăng trưởng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân và khách du lịch đến Quảng Ngãi.
3.1.3. Các giải pháp kỹ thuật đã áp dụng tại địa phương
3.1.3.1. Thời vụ gieo trồng
Rau là cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm (thị trường tiêu thụ, nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu thời tiết…). Trong những điều kiện thuận lợi cây rau có khả năng phát triển được quanh năm trên những chân đất luân canh khác nhau, tuy nhiên rau vẫn được chia thành 2 vụ chính trong năm đó là Đông Xuân và Hè Thu.
Bảng 3.3. Thời vụ trồng một số loại rau ở Quảng Ngãi
STT Loại rau
Các tháng trong năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 Xà lách + + + + - - - - + + + + 2 Rau cải + + + + - - - - + + + + 3 Dưa + + + + - - - - - - - + 4 Hành lá + + + - - - - - - + + + 5 Mướp đắng + + + - - - - - - + + + 6 Rau gia vị + + - - - - - - + + + + 7 Đậu đỗ + + + + - - - - + + + + 8 Cà các loại + + + - - - - - - + + +
Nguồn: Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Vụ Đông Xuân: Được coi là vụ sản xuất chính với các điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau. Đầu mùa mưa, nguồn nước dồi dào, thời gian thu hoạch vào dịp trước và sau tết nên thị trường tiêu thụ rất lớn được chia theo thời gian gieo trồng như sau:
Vụ sớm gieo trồng từ tháng 8, 9; chính vụ gieo từ tháng 10 đến tháng 11 và vụ muộn gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 1.
Thời gian thu hoạch vụ Đông Xuân kéo dài từ trước và sau tết âm lịch. Về cơ cấu các loại rau trồng vụ này rất đa dạng và phong phú bao gồm: Cà chua, hành tây, hẹ, xà lách, dưa leo, đậu quả, cà dĩa, cải các loại và các loại rau gia vị khác…
- Vụ Hè Thu: Được trồng trong thời gian không thuận tiện về thời tiết (nắng nóng kéo dài, nguồn nước hạn chế…), quy mô diện tích cũng như chủng loại các loại rau cũng bị thu hẹp. Thời gian gieo trồng của vụ này thường bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 (chính vụ), và tháng 7 - 8 (trái vụ), thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Các loại rau chính gồm: Rau cải các loại, xà lách, rau đay, mồng tơi, bầu bí, mướp…
- Các loại rau quả có thời gian trồng và cho sản phẩm cả năm là rau muống, rau ngót, rau má, khoai sọ, mướp đắng….
3.1.3.2. Chế độ đầu tư
Qua điều tra khảo sát thực tế tại các hộ trồng rau trên địa bàn của vùng dự án cho thấy các loại rau có yêu cầu đầu tư chăm sóc rất cao so với các loại cây trồng khác