Kết quả phỏng vấn người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 73)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Kết quả phỏng vấn người tiêu dùng

Điều tra, đánh giá nhu cầu người tiêu dùng là việc làm hết sức quan trọng để nắm bắt nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người mua để từ đó hình thành một chuỗi sản xuất từ người sản xuất đến người tiêu dùng phù hợp.

Khi điều tra về vấn đề giá cả, nếu rau an toàn giá cao có mua không thì có đến 96,6% người tiêu thụ trả lời rằng, nếu đó là rau an toàn thật sự thì họ chắc chắn sẽ mua, mặc dù giá có thể cao hơn so với rau sản xuất giá thông thường.

Vậy rau ở siêu thị người tiêu dùng có tin là rau an toàn hay không, chỉ có 28,8% yên tâm cho rằng đó là rau an toàn, còn 71,2 % cho rằng rau ở siêu thị chưa chắc là rau không an toàn. Cũng giống như khi hỏi về rau ở chợ hay rau anh chị tự sản xuất có an toàn hay không, thì phần đông người tiêu dùng cho rằng không thực sự tin là rau an toàn, chỉ có 6,8% người tiêu dùng cho rằng rau ở chợ là an toàn, tuy nhiên có đến 37,3 % người tiêu dùng sản xuất rau tự cung tự cấp và họ yên tâm là rau họ sản xuất là an toàn.

Nguồn gốc rau rau đang sử dụng là một trong những yếu tố giúp người tiêu dùng biết được xuất xứ của sản phẩm mà họ muốn sử dụng và có thể đang sử dụng. Nhưng trên thực tế khi điều tra người tiêu dùng có đến 84,7% người tiêu dùng không

biết rau họ đang mua dùng được sản xuất ở đâu và như thế nào, đây cũng là một lí do khiến họ e ngại và thiếu tin tưởng vào rau an toàn.

Bảng 3.17: Khả năng chấp nhận tiêu thụ rau an roàn và những ý kiến trên bao bì rau an toàn của người tiêu thụ

STT Nội dung điều tra

Không

Số

người Tỉ lệ %

Số

người Tỉ lệ % 1 Sẽ mua rau nếu đảm bảo an toàn 59 100,0 0 0,0

2 Sẵn sàng mua rau an an toàn giá cao 57 96,6 1 1,7

3 Tin rằng rau ở siêu thị là rau an toàn 17 28,8 42 71,2

4 Tin rằng rau ở chợ là rau an toàn 4 6,8 54 91,5

5 Tin rằng rau tự sản xuất là rau an toàn 22 37,3 37 62,7

6 Biết rõ nguồn gốc rau đang sử dụng 7 11,9 50 84,7

7 Trên bao bì đựng rau nên thiết kế quai xách 32 54,2 - -

8 Nên thiết kế thương hiệu trên bao bì 39 66,1 1 1,7

9 Nên thay đổi hình ảnh trên bao bì cho đẹp 38 64,4 14 23,7

Ghi chú: -: Không có thông tin.

Mẫu mã bao bì: là yếu tố hỗ trợ cho sản phẩm, người mua cần bao bì với chức năng là túi đựng, đồng thời trên bao bì liệu có nên có các thông tin trên đó hay không. Kết quả điều tra cho thấy, có 54,2% người tiêu dùng cảm thấy nên thiết kế quai trên bao bì đựng để tiện lợi khi cầm.

+ Về thương hiệu: Có 66,1% người tiêu dùng cho rằng nên thiết kế thương hiệu trên bao bì, để tiện lợi khi họ chọn mua sản phẩm, một sản phẩm rau an toàn được họ chọn thì họ sẽ tìm mua được sản phẩm mà họ đã chọn lựa.

+ Về hình ảnh trên bao bì: có 64,4% người tiêu dùng cho rằng nên thay đổi hình ảnh trên bao bì đang sản xuất. Việc thay đổi hình ảnh có thể chịu tác động với nhiều lí do khác nhau, thay đổi hình ảnh để làm mới sản phẩm, đập mắt vào người tiêu dùng, nhiều hình ảnh trên bao bì không phù hợp với sản phẩm, nhiều mẫu bao bì có hình ảnh quá nhiều màu sắc họ cảm thấy không bắt mắt. Tuy nhiên có đến 23,7% vẫn cho rằng

bao bì mà họ mua sản phẩm rau mà họ cảm thấy thích, yên tâm khi sử dụng, nên không cần thiết phải thay đổi. Kết quả điều tra đã cho thấy phần đông người tiêu dùng vẫn thích có một mẫu bao bì phù hợp với loại rau, chất lượng, không quá cầu kì, tiện lợi sử dụng, và có thương hiệu để dễ tiện khi tìm mua hơn.

+ Về vấn đề chất lượng: Khi được hỏi về chất lượng rau an toàn hầu hết các hộ được hỏi 100% đều trả lời nếu có rau an toàn thì họ sẽ mua. Điều đó cho thấy người tiêu dùng đang thực sự đang rất mong muốn có một nguồn rau thực sự an toàn, an toàn khi sử dụng, để đảm bảo sức khỏe cho chính họ và những người thân của họ. Điều đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết làm thế nào để tạo được niềm tin cho người sử dụng, và sau vấn đề đó là việc làm thế nào để kiểm soát được sản phẩm rau an toàn, hướng tới một chuỗi nông nghiệp rau sạch bền vững.

Đánh giá lựa chọn sử dụng sản phẩm rau, người tiêu dùng đã phản ánh được nhu cầu thiết thực của họ khá cụ thể. Điều tra 50 hộ tiêu dùng, kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy:

Loại rau được người tiêu dùng cho là an toàn nhất khi sử dụng: Chủ yếu là bầu bí, có đến 48 hộ chiếm 81,4% hộ mua rau cho rằng đó là rau an toàn hơn, vì rau đó ít sâu bệnh nên ít phun thuốc hóa học, còn một phần nhỏ các hộ chiếm 10,2% thì lại nhận thấy rau muống là an toàn khi sử dụng, có rất ít người cho rằng rau cải là an toàn, chiếm 1,7% và 5,1% các hộ cho các loại rau khác là an toàn.

Độ tin cậy khi tiêu dùng: 40 hộ chiếm 70,2% là tin cậy về nguồn rau mà chính họ đang dùng ở mức vừa phải, bên cạnh đó còn có 10 hộ chiếm 17,5% thì tin cậy nguồn rau mà họ đang sử dụng rất thấp. Còn việc tin tưởng rau ở mức tuyệt đối (rất cao hoặc cao) thì chiếm tỉ lệ khá nhỏ chỉ từ 1,8% - 8,8%. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang rất khó chọn lựa sản phẩm tiêu dùng bền vững cho chính họ.

Đánh giá về điều anh chị quan tâm nhất khi mua rau: kết quả đã cho thấy 50,8% người quan tâm nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp đến là lượng người quan tâm về cảm quan chiếm 25,4% và cuối cùng mới đến giá trị dinh dưỡng và giá cả, lượng người đánh giá về hai mảng này chiếm một phẩn nhỏ hơn chỉ từ 10,2 - 11, 9%.

Về bao bì đựng rau: Mỗi người có một sở thích về sử dụng bao bì khác nhau, có người thích mẫu mã, có người thích màu, có người thích chất lượng của bao đựng dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên theo kết quả điều tra 50 hộ tiêu dùng tại Quảng Ngãi đã cho thấy lượng người thích dạng bao bì và những hộ thích bao bì chứa nhiều thông tin chiếm tỉ lệ khá tương đương nhau, chiếm từ 20 - 22 người với tỉ lệ 33,9% - 37,3%, bên cạnh đó thì lượng người thích mẫu mã cũng chiếm tí lệ gần tương đương với 15 người trên tổng số 59 người điều tra với 25,4%.

Bảng 3.18: Nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của người tiêu dùng

STT Nội dung điều tra Chỉ tiêu điều tra Số người Tỉ lệ %

1 Các loại rau an toàn thường mua

Rau muống 6 10,2 Bầu bí 48 81,4

Cải 1 1,7

Loại rau khác 3 5,1

2 Độ tin cậy nguồn rau an toàn đang mua

Rất cao 1 1,8

Cao 5 8,8

Vừa phải 40 70,2

Thấp 10 17,5

Rất thấp 1 1,8

3 Điều quan tâm nhất khi mua rau

Giá cả 6 10,2

Cảm quan 15 25,4 Dinh dưỡng 7 11,9 Vệ sinh an toàn 30 50,8

4 Vấn đề quan tâm khi mua rau trong bao bì

Dạng bao bì 20 33,9 Mẫu mã 15 25,4 Thông tin trên bao bì 22 37,3

5 Vị trí in ngày sản xuất, hạn sử dụng nên đặt ở đâu Phía trên 35 59,3 Dưới đáy 10 16,9 Mặt bên 11 18,6 Điều tra về vị trí in ngày sản xuất: Kết quả đã cho thấy phần lớn số người tiêu dùng thích bao bì chứa đựng sản phẩm có in hạn sử dụng ở phía trên bao bì chiếm 59,3%, đó là điểm dễ thấy, dễ tìm, họ phải mất quá nhiều thời gian để biết sản phẩm có hạn sử dụng đến bao lâu và tại thời điểm họ muốn mua sản phẩm có sử dụng được nữa không. Chỉ có một phần nhỏ các hộ muốn hạn sử dụng được in ở dưới đáy và mặt bên của bao bì chiếm từ 16,9 - 18,6%.

Bảng 3.19: Thống kê tiêu dùng hàng ngày của hộ gia đình (TB±SE) STT Sản phẩm tiêu dùng hàng ngày Chợ Siêu thị Số lượng (kg/ngày) Thành tiền (1000đ/ngày) Số lượng (kg/ngày) Thành tiền (1000đ/ngày) 1 Gạo 1,7±0,11 (0,3-4,0) 17,0±1,03 (4,0-40) 1,4 ± 0,15 (1,0 - 3,0) 21,8±6,6 (12- 120) 2 Thịt 0,6±0,03 (0,2-1,0) 43,9±2,36 (10,0- 80,0) 0,7 ± 0,07 (0,5 - 1,0) 63,6±7,78 (40,0-120,0) 3 Cá 0,7±0,05 (0,3-2,0) 37,8±2,57 (10-100) 0,7 ± 0,18 (0,5 - 2,0) 51,1±7,16 (10,0-100,0) 4 Rau 1,3±0,1 (0,1-3,0) 13,8±0,78 (2,0-28,0) 1,1 ± 0,18 (0,2 - 2,0) 17,2±1,54 (10,0-25,0) 5 Gia vị và các thành phần khác 0,6±0,17 (0,1-1,5) 14,2±2,37 (2,0-50,0) 0,4 ± 0,1 (0,2 - 0,5) 12,5 ± 2,35 (2,0 - 18,0)

Ghi chú: TB: Trung bình; SE: Sai số chuẩn; Giá trị trong ngoặc đơn là nhỏ nhất và lớn nhất.

Điều tra về sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của các hộ gia đình, trong 59 người tiêu dùng ở Bảng 3.21 trên cho thấy: sản phẩm hàng ngày được tiêu dùng nhiều nhất là gạo và rau, tiếp đến mới là thịt và cá. Trung bình 59 hộ cho thấy mỗi ngày trung bình mỗi gia đình dùng 1,7kg gạo và 1,3kg rau tại chợ còn họ chỉ dùng 0,6 - 0,7 kg thịt hoặc cá. Còn đối với những người tiêu dùng mua sản phẩm tại siêu thị cũng tương tự, sản phẩm được mua tiêu dùng nhiều nhất vẫn là gạo và rau, trung bình mỗi người tiêu dùng cần 1,4 kg gạo và 1,1 kg rau mỗi ngày. Còn sản phẩm thịt và cá thì trung bình mỗi người tiêu dùng chỉ cần mua cho gia đình là 0,7kg/ngày đối với thịt hoặc cá.

Kết quả trên đã cho thấy một vấn đề rất quan trọng, trong các loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, rau và gạo đóng một vai trò quan trọng, vừa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, đồng thời là những sản phẩm không thể thiếu hàng ngày, còn dùng làm trang trí cho các sản phẩm khác. Bởi vậy một nguồn thực phẩm an toàn, tăng sức thu hút cho người tiêu dùng, an toàn cho tất cả mọi người thực sự rất cần thiết.

3.4. NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT RAU TẠI QUẢNG NGÃI

Qua phỏng vấn và đánh giá, chúng tôi nhận thấy tại Quảng Ngãi hiện nay tồn tại nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau, trong đó phân nhóm chủ yếu là 3 nguy cơ: Hóa học, Sinh học và Vật lý. Trong quá trình phỏng vấn người sản xuất và người tiêu thụ, chúng tôi thu được các kết quả ở Bảng 3.22.

Bảng 3.20: Các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất rau tại Quảng Ngãi

STT Các nguy cơ Người dân trả lời Người tiêu dùng

Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % I Nguy cơ hóa học

1 Trồng trên đất nhiễm bẩn hóa học 15 25,4 13 86,7 2 Nước tưới nhiễm kim loại nặng hoặc

thuốc BVTV 24 40,7 13 86,7 3 Hay bị ngập lụt, nhiễm kim loại nặng 27 45,8 5 33,3 4 Bón nhiều phân hóa học 59 100 15 100 5 Phun thuốc hóa học nhiều 59 100 15 100 6 Không đảm bảo thời gian cách ly 45 76,3 15 100 7 Sử dụng hóa chất bảo quản 21 35,6 7 46,7 II Nguy cơ sinh học

1 Sử dụng phân tươi, chưa hoai mục 14 23,7 8 53,3 2 Tưới nước ô nhiễm vi sinh vật 28 47,5 9 60,0 3 Thu hoạch để trực tiếp trên nền đất 55 93,2 15 100 4 Sử dụng nước kênh mương để rửa rau 51 86,4 15 100 5 Lây nhiễm ở chợ 39 66,1 0,0 III Nguy cơ vật lý

1 Không có khu vực cách ly với vùng

ô nhiễm vật lý 41 69,5 5 33,3 2 Thu hoạch sơ chế không đúng 35 59,3 7 46,7 3 Vận chuyển bị dập nát 43 72,9 12 80,0 4 Để úa vàng, già cỗi 46 78,0 11 73,3

Bảng 3.22 cho thấy tại Quảng Ngãi có 3 nhóm nguy cơ chính. Trong đó nhóm nguy cơ hóa học rất phổ biến như: Trồng trên các vùng đất ô nhiễm kim loại nặng, sử dụng nước ở các nguồn sông ngòi, rãnh nước, nước ngầm ô nhiễm tưới trực tiếp trên rau. Vùng rau hay bị ngập lụt nên nhiễm kim loại nặng.

+ Dùng các loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh, cỏ dại độc hại, ngoài danh mục cho phép sử dụng trên rau, dùng quá nồng độ, liệu lượng và không đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Sử dụng các hóa chất bảo quản rau.

+ Dùng nhiều phân vô cơ dẫn đến tình trạng tích lũy nitrat và dư lượng các loại phân bón với hàm lượng cao trong rau, dùng các phân bón ngoài danh mục cho phép.

+ Dùng phân tươi, nước tiểu, phân người và gia súc chưa ủ, chưa xử lý để bón cho rau dẫn đến việc nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.

+ Thu hoạch chưa đúng kỹ thuật, để trực tiếp lên ặt đất, chưa có sơ chế đóng gói, vận chuyển và bảo quản không tốt dẫn đến dập nát, hư hỏng, lẫn tạp. Bên cạnh đó, việc lây nhiễm ở chợ cũng làm ảnh hưởng lớn đến rau an toàn.

3.5. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (SWOT) TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở QUẢNG NGÃI

3.5.1. Điểm mạnh

- Điều kiện tự nhiên của tỉnh thuận lợi cho ngành sản xuất rau phát triển, khí hậu thời tiết ôn hoà, tổng tích ôn cao phù hợp với nhiều loại rau - quả nhiệt đới.

- Tiềm năng đất đai phong phú, nhiều loại đất có độ phì cao, khu vực quy hoạch vùng trồng rau có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tơi xốp, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật trong giới hạn cho phép đều có khả năng phát triển trồng rau.

Nguồn nước tưới dồi dào, không bị ảnh hưởng của nước thải Công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt, hàm lượng Kim loại nặng và E.coli thấp nằm trong giới hạn cho phép đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh cho phát triển rau an toàn.

- Giao thông thuận lợi: Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản đi các khu vực bắc và nam cũng như cung cấp trong tỉnh.

- Gần kề các thành phố, trung tâm lớn: Dung Quất, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Hội An, Đà Nẵng và Huế…, đây là điểm mạnh quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ rau có chất lượng cao, an toàn.

- Lực lượng lao động dồi dào: Hiện tại, với việc giảm diện tích sản xuất nông nghiệp, trong khi dân số ngày càng tăng, đặc biệt là độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao là một nguồn lực lao động lớn cung cấp cho các khu vực nông nghiệp an toàn, tập trung.

thống trạm trại nghiên cứu, hệ thống cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất đã hình thành và ngày càng phát triển đây là nguồn lực lớn để sản xuất rau an toàn.

- Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển: Hiện nay với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu phát triển, nên việc sử dụng các sản phẩm của công nghiệp phụ trợ cho quy hoạch vùng rau an toàn, chất lượng cao rất thuận lợi, tạo điều kiện cho khu vực rau an toàn phát triển nhanh chóng.

3.5.2. Điểm yếu

- Diện tích và cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp: Với áp lực gia tăng dân số, phát triển công nghiệp và dịch vụ, vì vậy diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, đa dạng cây trồng, phân bố không tập trung. Đây là một điểm yếu trong việc quy hoạch vùng, khu vực sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng với việc chịu áp lực lớn của việc giảm diện tích sản xuất thì việc phát triển rau an toàn sẽ đem lại giá trị cao.

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ; Cơ giới hóa trong nông nghiệp còn hạn chế, hiện tại, thực trạng sản xuất cá thể hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún, canh tác thủ công, vì vậy áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)