Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ và khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.2. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ và khả năng cạnh tranh

3.1.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau tỉnh Quảng Ngãi

Ngoại trừ một số vùng sản xuất rau chuyên canh ở các phường, xã ven thành phố Quảng Ngãi, còn các vùng ven các thị trấn các huyện trong tỉnh tuy không được coi là ngành sản xuất chính nhưng từ lâu đã hình thành, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhân dân. Rau sản xuất ra được cung cấp cho các chợ ven trong thị trấn và một phần cho thành phố Quảng Ngãi. Diện tích rau được phân bố rải khắp trong vườn các hộ nông dân đến các thửa ruộng chuyên canh rau màu hoặc các thửa ruộng luân canh với các loại cây trồng khác, tạo nên sự đa dạng về chủng loại, phong phú về mùa vụ. Tuy nhiên, việc sản xuất rau hiện nay còn mang tính tự phát nên còn sự chi phối nặng nề của cơ chế thị trường dẫn đến sự biến động về diện tích, chủng loại các loại rau qua một số năm là rất lớn.

Bảng 3.1: Diện tích, năng suất sản lượng rau của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2005 - 2009 Huyện, thành phố 2005 2007 2009 Diện tích (ha) Sản lượng Diện tích (ha) Sản lượng Diện tích (ha) Sản lượng Các huyện đồng bằng 7.634 112.575 8.985 144.824 9.413 156.517 Các huyện

miền núi, hải đảo 1.391 9.089 1.370 10.415 1.471 11.884

Tổng 9.025 121.664 10.355 155.239 10.884 168.401

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2010

Năm 2005 diện tích gieo trồng rau, đậu toàn tỉnh là 9.025 ha, năng suất bình quân thu được 135 tạ/ha, sản lượng 121.664 tấn. Bình quân rau, đậu thực phẩm/người toàn tỉnh đạt 97 kg/người/năm.

Năm 2007: Diện tích rau, đậu toàn tỉnh đạt 10.355ha, sản lượng 155.239 tấn, năng suất bình quân thu được 150 tạ/ha. Bình quân rau, đậu thực phẩm/người toàn tỉnh đạt 120 kg/người/năm.

Năm 2009: Diện tích rau, đậu toàn tỉnh đạt 10.884 ha, sản lượng 168.401 tấn, năng suất bình quân thu được 155 tạ/ha. Bình quân rau đậu thực phẩm/người toàn tỉnh

+ Giai đoạn 2005-2007: diện tích cũng như sản lượng rau tăng rất nhanh, bình quân giai đoạn này diện tích tăng 4,69%. Do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên giai đoạn này năng suất rau không ngừng tăng lên do đó tăng trưởng về sản lượng rau đạt đến 8,46%.

+ Giai đoạn 2007-2009: do diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, việc phát triển diện tích rau chủ yếu chuyển đổi từ các loại cây trồng khác, do có sự cạnh tranh về diện tích với các cây trồng khác nên giai đoạn này biến động diện tích rau toàn tỉnh ít hơn giai đoạn trước. Về diện tích rau toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng đạt 2,52% và tốc độ tăng trưởng về sản lượng rau toàn tỉnh đạt 2,29%.

3.1.2.2. Tình hình sản xuất rau trong vùng tập trung * Diện tích, năng suất sản lượng rau trong vùng tập trung

Diện tích gieo trồng rau các huyện, thành phố trong vùng dự án năm 2007 là 9.035 ha chiếm 83,01% diện tích rau toàn tỉnh, sản lượng rau thu được 156.517 tấn các loại, chiếm 93,94% sản lượng rau toàn tỉnh. Trong đó, diện tích rau của các xã, phường trong vùng dự án là 2.901ha chiếm 32,04% toàn vùng và sản lượng đạt 53.459 tấn chiếm 34,16% toàn vùng.

So sánh về diện tích rau trong vùng tập trung với diện tích toàn tỉnh thì diện tích gieo trồng chiếm 26,65% (2.901 ha/10.884 ha).

Về sản lượng: Sản lượng rau các xã, phường trong vùng tập trung hiện nay là 53.459 tấn; chiếm 31,74% so với toàn tỉnh.

* Cơ cấu các loại rau

Cơ cấu các loại rau trong vùng tập trung chủ yếu 4 loại chính đó là: Rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và các loại rau gia vị. Tỷ lệ các loại rau qua điều tra thu thập của Phân viện QH&TKNN miền Trung tại các xã, phường theo tỷ lệ Rau ăn lá: Rau củ, rau quả; rau gia vị là: 50%; 15%; 30% và 5% (rau ăn lá: 1.450,5 ha; rau củ: 435,2 ha, rau ăn quả: 870,3 ha; rau gia vị: 145,1 ha). Cụ thể các loại rau như sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu các loại rau chính ở Quảng Ngãi

Rau ăn lá Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Rau má 72,5 5

Rau muống 580,2 40

Rau cải, xà lách các loại 797,8 55

Rau ăn củ, quả

Mướp đắng 79,6 6,1

Bầu, bí, mướp 391,6 30

Dưa 456,9 35

Đậu đỗ 365,5 28

Cà các loại 11,7 0,9

Các loại rau gia vị

Hành, ngò 87,1 60

Rau răm 29 20

Ớt 29 20

Nguồn: Dự án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Quảng Ngãi.

3.1.2.3. Khả năng cạnh tranh

- Về khả năng cạnh tranh sản xuất các loại rau của tỉnh Quảng Ngãi:

+ Các loại rau nguồn gốc nhiệt đới (rau đậu bắp, rau đay, mồng tơi, diếp cá, rau má…) có năng suất, chất lượng cao, chi phí thấp, nên có lợi thế cạnh tranh cao hơn các loại rau này sản xuất tại Đà Lạt và các tỉnh lân cận khác như Quảng Nam, Bình Định.

+ Các loại rau nguồn gốc á nhiệt đới (súp lơ, xà lách, bắp cải…) chỉ sản xuất được 1vụ Đông Xuân, năng suất thấp và bấp bênh, chi phí cao nên sức cạnh tranh kém hơn rau nhập từ Đà Lạt. Vì vậy, về cơ cấu loại rau sau này nên tập trung trồng các loại rau nguồn gốc nhiệt đới là thế mạnh của ngành rau tỉnh Quảng Ngãi.

+ Về thị hiếu tiêu thụ: tỉnh Quảng Ngãi nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng nằm trong vùng khí hậu nắng nóng. Vì vậy, thị hiếu về tiêu thụ các loại rau nguồn gốc nhiệt đới sản xuất tại Quảng Ngãi đa phần có tính mát như rau đay, mồng

tơi, rau má, đậu bắp, dọc mùng, mướp, mướp đắng…, giá cả lại thấp, thường chiếm thị phần khá cao và ổn định.

- Sản xuất rau của tỉnh là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu đời sống tại chỗ và phục vụ khách du lịch. Tốc độ tăng dân số và khách du lịch giai đoạn 2005 – 2010 là 14,6%. So sánh tốc độ tăng sản lượng rau với tốc độ tăng dân số và khách du lịch ta thấy ngành sản xuất rau của tỉnh trong những năm qua vẫn tăng trưởng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân và khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rau an toàn ở tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)